Xét nghiệm máu là một loại xét nghiệm thường quy (nghĩa là được tiến hành thường xuyên trong công tác chăm sóc ý tế), được chỉ định bởi bác sĩ nhằm mục đích kiểm tra, điều trị và theo dõi. Mặc dù vậy cũng có nhiều loại xét nghiệm máu được sử dụng trong sản khoa để đánh giá tình trạng mang thai, chẩn đoán các bệnh, hội chứng xuất hiện trong quá trình mang thai. 
Bài này cung cấp khái niệm cơ bản nhất về xét nghiệm máu dùng trong sản khoa.

gan
Máu được lấy từ tĩnh mạch ở khuỷu tay

Một xét nghiệm máu được thực hiện như thế nào?

Đầu tiên, y tá/ điều dưỡng sẽ lấy mẫu máu (một lượng nhỏ) từ tĩnh mạch hoặc động mạch của bạn, thường là từ một tĩnh mạch ở khuỷu tay. Các mẫu máu sau khi lấy sẽ được bảo quản trong ống nghiệm theo quy trình riêng của từng loại, sau đó sẽ được gửi đến phòng thí nghiệm để phân tích.

Khi nào bác sĩ sẽ chỉ định làm xét nghiệm máu?

– Sử dụng để đánh giá nhóm máu (A, B, AB và O), yếu tố Rh (Rh dương hoặc âm), đường máu (glucose), sắt và lượng hemoglobin. Tiến hành vào thời điểm nào cũng được, nhưng hay làm trước sinh. Trừ định lượng yếu tố Rh thì làm khi thai được 30 tuần trở đi.

– Sử dụng để đánh giá xem bạn có miễn dịch với rubella, xem bạn có mắc bệnh qua đường tình dục, hoặc để xem bạn có bị nhiễm toxoplasmosis. Nên làm trước khi mang thai nhé.

– Sàng lọc Triple Test cũng là một loại xét nghiệm máu. Khoảng tuần thứ 10 đến 14 của thai kì. Tham khảo thêm về Triple test và double test

– Xét nghiệm máu trước khi sinh để đảm bảo các thông số trong máu của bạn bình thường đủ để trải qua cuộc sinh nở an toàn.

– Xét nghiệm máu mang tính chất bổ sung có thể được yêu cầu để theo dõi các biến chứng hay tiến triển của bệnh, ví dụ như thiếu máu hoặc chẩn đoán các bệnh nhiễm trùng có thể mắc phải, chẳng hạn như toxoplasmosis.

– Ngoài ra người ta còn sử dụng để chẩn đoán một số bệnh di truyền chẳng hạn như tăng cholesterol gia đình, thiếu máu hồng cầu liềm, bệnh thiếu máu, và bệnh Tay-Sachs. Tiến hành khi nghi ngờ bạn mắc bệnh di truyền hoặc mang gen bệnh.

Bạn có thể biết được những gì qua kết quả xét nghiệm máu của mình?

Nhóm máu: Bạn sẽ biết được mình mang nhóm máu A, B, AB hay nhóm máu O.

Rh Factor: (yếu tố Rh) Các xét nghiệm máu cũng sẽ tiết lộ cho bạn rằng máu của bạn thuộc nhóm Rh âm tính hoặc Rh dương tính. Nếu bạn không có các kháng nguyên Rh trong máu của bạn, nghĩa là bạn thuộc nhóm Rh âm tính, nếu kết quả xét nghiệm cho thấy bạn có kháng nguyên Rh trong máu thì nghĩa là bạn thuộc nhóm Rh dương tính (Rh+). Xét nghiệm này quan trọng để đánh giá khả năng bào thai có bất đồng nhóm máu với mẹ không và khả năng bị là như thế nào (yêu cầu làm xét nghiệm đối với cả bố và mẹ)

Glucose máu: Các xét nghiệm máu được dùng để đánh giá khả năng chuyển hóa đường của cơ thể và sàng lọc phát hiện bệnh tiểu đường thai kỳ. Nếu nồng độ Glucose trong máu từ 7-11mmol/l (130-140 mg / dL) thì bạn có nguy cơ bị tiểu đường, do vậy bạn nên làm xét nghiệm đánh giá dung nạp glucose để xem bạn có thực sự bị tiểu đường hay không.

Mức độ sắt: Việc xét nghiệm máu sẽ xác định xem bạn có thiếu sắt trong máu không. Nếu bạn thiếu chất sắt, cũng không có nghĩa là bạn bị thiếu máu, nhưng nó làm cho bạn dễ bị thiếu máu. Nếu nồng độ thấp, bác sỹ sẽ cho bạn uống, hoặc tiêm bổ sung chất sắt.

Nồng độ Hemoglobin: Các xét nghiệm máu sẽ xác định mức độ hemoglobin, thể hiện khả năng mang oxy của các tế bào hồng cầu trong máu. Mức bình thường là từ 120 đến 140 g/l. Nếu dưới 100g/l thì bạn cần được điều trị thiếu máu (tăng cường dinh dưỡng, uống viên sắt…).

Bệnh lây qua đường tình dục: Để xác định xem bạn có bệnh giang mai, viêm gan B, hoặc HIV.

Rubella (sởi Đức): Các kết quả của xét nghiệm máu sẽ xác định xem bạn có kháng thể đối với rubella hoặc bạn có miễn dịch chưa?

Toxoplasmosis: Kết quả của các xét nghiệm máu sẽ xác định xem bạn có bị nhiễm toxoplasmosis. Toxoplasmosis gây bệnh đường sinh dục, chúng có thể vô hại đối với bạn, nhưng nó có thể truyền qua nhau thai và gây ra dị tật cho em bé.

Những nguy cơ và tác dụng phụ của xét nghiệm máu với các mẹ và bé là gì?

Bên ngoài những khó chịu từ việc bị lấy máu, xét nghiệm máu không gây ra rủi ro đối với người mẹ hoặc thai nhi.

nguồn: forum.thainghen.net

Doctor SAMAN

[{"src":"\/yhbd.vn\/upload\/images\/2011\/02\/prenatal-blood-test.jpg","thumb":"\/yhbd.vn\/upload\/images\/2011\/02\/prenatal-blood-test.jpg","subHtml":"gan"}]