Bệnh phong và sự truyền kinh

Tà khí xâm nhập vào cơ thể trước hết do chính khí nhân thể kém. Phong tuy gây bệnh nhưng ý chí con người vững vàng thuận theo 4 mùa điều dưỡng, dương khí bảo vệ kín đáo bên ngoài, âm dịch vững vàng bên trong thì chẳng thứ phong độc nào gây ra bệnh được. Luân đổi 4 mùa xuân hạ thu đông người ta làm lụng vất vả, ăn uống thất thường, tinh thần có rối loạn ít nhiều cũng là bình thường.

Tuy nhiên giận quá khí nghịch, mừng quá khí đổi thay, buồn quá khí lặng đi tiêu tán, sợ hãi khí hạ thấp xuống, hỗn loạn, mệt nhọc khí hao hụt nhân đó gặp lạnh khí liễm vào trong, gặp nóng tiết ra ngoài.

I/ Phong và các tạng

Thông thường phong mạnh gây co giật, co quắp, hoả mạnh gây sưng, nóng đỏ, đau, táo quá gây khô ráo, hàn quá sinh phù thũng, thấp quá sinh ỉa chảy.

"Phong vi bách bệnh chi trưởng" có nghĩa là phong là nguyên nhân gây bệnh hàng đầu.

– Mùa xuân ngày giáp ất thuộc mộc bị phong tà sinh can phong, ngày bính đinh thuộc hoả nếu bị phong tà sẽ thành bệnh tâm phong; Mùa trưởng hạ mậu kỷ thuộc thổ bị phong tà thành bệnh tỳ phong, mùa thu thuộc kim ngày canh tân trúng phong tà thành bệnh phế phong, mùa đông ngày nhâm quý trúng  phong tà thành bệnh thận phong.

– Chứng tạng phong của ngũ tạng đều nhiều mồ hôi sợ gió chỉ khác nhau ở chỗ phê phong sắc măt trắng nhợt ho thở ngắn ngày nhẹ đêm nặng chỗ trên lông mày thấy có sắc trắng; tâm phong môi lưỡi khô thiếu tân dịch giận dữ dọa người sắc mặt đỏ tía, nếu nặng giọng nói không thanh sảng trọng điểm là sắc môi đỏ thắm. Can phong sắc mặt hơi xanh mặt buồn, trọng điểm là dưới mắt có sắc xanh; Bệnh tỳ phong thân thể mệt nhọc, chân tay ngaị cử động, mặt vàng nhợt không muốn ăn trọng điểm đầu mũi hiện ra sắc vàng; bệnh thận phong mặt mắt sưng lên đau xương sống sắc mặt đen như than, âm bộ không thông, trọng điểm là trên da có sắc đen.

II. Sự truyền kinh.

Phong vũ xâm nhập vào người trước tiên tới bì phu truyền tiếp vào tôn mạch đến lạc mạch rồi kinh mạch cuối cùng đình lại ở khoảng phân nhục tấu lý.

1. Kinh thái dương phát bệnh có hiện tượng nóng rét ung thũng bộ hạ, 2 tay lạnh buốt vô lực bắp chân ê đau. Nếu lâu ngày da khô hoặc sinh chứng đồi sán.

2. Kinh thiếu dương bệnh sinh khí sút kém, ho hoặc ỉa chảy. Nếu lâu ngày đau ran tất cả, ăn uống không đi xuống có cảm giác không thông trên dưới.

3. Dương minh, quyết âm phát bệnh sinh kinh hãi, đau lưng, ợ hơi, ngáp vặt gọi là chứng phong quyết, thiếu âm thiếu dương phát bệnh bụng chướng đầy thở dài. Thái dương thái âm phát bệnh sẽ bị liệt nửa thân, chân tay không có lực hoặc không cử động.

4. Dương kinh có tà uất chân tay sẽ phù thũng, nếu ở âm kinh đại tiện ra huyết, càng kết nhiều càng ra máu nhiều. Kinh âm kinh dương đều có tà uất kết nhưng kết chủ yếu ở âm kinh sinh bệnh thạch thuỷ. Kết ở nhị dương minh kinh tràng vị đều nhiệt hay sinh chứng tiêu khát. Tà uất ở nhị dương tiểu trường bàng quang hay sinh chứng cách, trên dưới không thông, uất ở thái âm sinh bệnh thuỷ thũng, cổ chướng, uất ở quyết âm thiếu dương sinh chứng hầu tý.

5. Kinh thái dương đau eo lưng xương cụt chân yếu mỏi dương khí trong cơ thể sút kém, đầu gáy cứng đờ hoặc cứng cả ở xương sống, ù tai nếu dương khí cang thịnh phát bệnh điên giản cuồng loạn, thể hiện tình trạng trên thực dưới hư. Nếu dương khí tiến vào trong sinh ra câm khi kết hợp với sắc dục quá độ tinh khí hao tán sẽ thành bệnh quyết nghịch nếu nặng nữa sẽ thành bệnh âm phì không nói năng được, chân tay tàn phế bởi vì khí của thiếu âm thận không đạt ra chân tay và gốc lưỡi.

6. Thiếu dương kinh gốc bệnh là ở đởm, phát bệnh ảnh hưởng đến tâm kinh vào cuối tháng 9 sẽ có hiện tượng đau ngực sườn, không thể quay trở mình mẩy được nếu nặng có thể sinh hiện tượng nhảy cẫng lên.

7. Dương minh kinh bệnh thì rét run vào giữa tháng 5 nhất là vào lúc giữa trưa, hai ống chân sưng, 2 đùi vô lực. Nếu nặng suyễn khí nghịch lên thuỷ dịch đình lại ở bộ phận trên, ho nhiều đờm trong hoặc phù mặt lồng ngực đau tức, thở ngắn hơi. Nặng hơn sinh chứng quyết nghịch chỉ ưa yên tĩnh sự người, sợ đèn, sợ tiếng gõ, đóng kín cửa. Bệnh phát nặng hơn trèo cao ca hát cởi quần áo mà chạy, người phát cuồng, đau đầu, chảy nước mắt…

8. Bệnh thái âm sinh ra chướng thái âm là chí âm trong âm do đó hay phát vào tháng 11 bệnh thuộc tạng tỳ phủ vị, tà khí mùa đông ẩn tàng vào trong gây ra đầy chướng bụng, phát sinh chứng ợ hơi ăn vào là nôn không tiêu hoá được nếu đại tiện trung tiện thì có vẻ dễ chịu.

9. Thiếu âm bệnh sinh chứng đau lưng hay gặp vào tháng 10 có thể nôn, ho suyễn bốc lên, tâm ý hốt hoảng toán loạn ngồi không yên đứng chóng mặt mắt mờ lại hay giận giữ. Nếu nặng lo lắng như có người sắp đến bắt, sợ hãi vô cớ như người có tội lỗi, sợ ghét mùi thức ăn, mặt đen như bùn. Ngoài ra có thể ho ra máu hoặc chảy máu cam.

10. Bệnh ở quyết âm có chứng đồi sán ở đàn ông, sưng bụng dưới ở đàn bà thường gặp vào tháng 3, có thể đau sống lưng không thể cúi ngẩng được, nếu bệnh năng ở cổ khô, nóng trong, có hội chứng nội nhiệt.

11. Chứng  tuyệt       

Các kinh trên nếu tuyệt mạch ở kinh thái dương hai mắt người bệnh trợn ngược, lưng uốn cong, co giật nếu sắc mặt trắng bệch hẳn thì chết. Kinh thiếu dương tuyệt thì điếc đặc, khớp xương rã rời mắt trừng trừng, kinh sợ, tròng mắt trực thị độ một ngày rưỡi thì chết. Trước khi chết mặt xanh rồi chuyển sang trắng bệch. Khi dương minh tuyệt miệng mắt méo sệch, máy động, sắc mặt vàng nói năng rối loạn với vẻ hết sức khẩn trương, dần đần bắp thịt tê dại mà chết. Kinh khí thiếu âm tuyệt sắc mặt màu đen, lợi co, răng dài cáu bẩn, bụng chướng tắc trên dưới không thông mà chết. kinh khí thái âm tuyệt bụng chướng đầy bế tắc ợ hơi nôn mửa, khó thở, mặt đỏ rồi sinh ra sắc đen, da khô nẻ rồi chết. Kinh khí quyết âm tuyệt ngực bụng nóng, họng khô, đái nhắt buồn phiền vật vã lưỡi rụt vào dái co lên, khi thấyhòn dái thõng xuống là chết.

Doctor SAMAN

[]