Tạp bệnh

Bong võng mạc – biến chứng nguy hiểm của cận thị

Nhiều người cho rằng cận thị là một tình trạng quá bình thường, không có gì nguy hiểm và có thể dễ dàng khắc phục bằng việc đeo kính cận. Thực tế, việc đeo kính chỉ giúp nhìn rõ hơn chứ không ngăn ngừa tình trạng tiến triển của cận thị. Cận thị tiến triển […]

Nhiều người cho rằng cận thị là một tình trạng quá bình thường, không có gì nguy hiểm và có thể dễ dàng khắc phục bằng việc đeo kính cận. Thực tế, việc đeo kính chỉ giúp nhìn rõ hơn chứ không ngăn ngừa tình trạng tiến triển của cận thị. Cận thị tiến triển nặng dẫn tới các biến chứng nguy hiểm như đục thủy tinh thể, tăng nhãn áp, bong võng mạc…Bong võng mạc là biến chứng nghiêm trọng nhất có thể gây ra mất thi lực đôt ngột.

Võng mạc là lớp mô thần kinh phía trong cùng của mắt, hoạt động như một cuốn phim trong máy ảnh, là nơi hội tụ của ánh sáng. Võng mạc gửi tín hiệu hình ảnh về vỏ não thông qua dây thần kinh thị giác để phân tích và xử lý thông tin. Võng mạc bị bong, nâng lên hoặc kéo ra khỏi vị trí bình thường có thể gây mất thị lực vĩnh viễn nếu không được điều trị kịp thời.

Hình ảnh võng mạc bị bong

Cận thị càng nặng, nguy cơ bong võng mạc càng lớn. Một nghiên cứu được công bố trên tạp chí American Journal of Epidemiology kết luận mắt bị cận thị nhẹ có nguy cơ bị bong võng mạc tăng gấp 4 lần so với mắt bình thường, mắt cận thị trung bình và cận thị cao, nguy cơ này tăng gấp 10 lần; gần 55% các trường hợp bong võng mạc không do chấn thương nguyên nhân là do cận thị. Ngoài ra, đối với người bị cận thị nặng, khi phẫu thuật mắt đục thủy tinh thể, nguy cơ bong võng mạc cũng tăng gấp từ 5 đến 10 lần so với mắt người không bị cận thị.

Nguyên nhân gây bong võng mạc và giải pháp chữa trị

Ở mắt cận thị, trục nhãn cầu kéo dài ra hơn so với kích thước bình thường làm các lớp của thành nhãn cầu, võng mạc bị kéo giãn ra. Võng mạc bị kéo dãn lâu ngày sẽ thoái hóa dần. Tại các vị trí thoái hóa xuất hiên các vết rách nhỏ. Dịch thấm từ dịch kính sẽ thấm qua lỗ rách gây lắng đọng giữa các lớp tế bào võng mạc. Khi đó, lớp tế bào sắc tố của võng mạc sẽ bị bóc tách ra khỏi các lớp tế bào cảm thụ, các tế bào sắc tố này sẽ bị mất nguồn dinh dưỡng từ lớp mạch máu và dẫn tới mất chức năng cảm thụ ánh sáng.

Cách tốt nhất phòng ngừa biến chứng ở người cận thị là chủ động phòng ngừa cận thị tiến triển nặng bao gồm chế độ sinh hoạt khoa học, dinh dưỡng đầy đủ và sử dụng các sản phẩm chức năng hỗ trợ. Xuất phát từ nhu cầu thực tiễn đó, Viện Y học bản địa Việt Nam với phương châm nghiên cứu và phát triển các sản phẩm bảo vệ sức khỏe có nguồn gốc từ thảo dược tự nhiên đã tiến hành nghiên cứu, thử nghiệm lâm sàng sản phẩm giúp hỗ trợ điều tri và ngăn ngừa cận thị tiến triển. Sản phẩm được nghiên cứu bởi Viện Y học bản địa Việt Nam đã có những kết quả khả thi ban đầu.

Doctor SAMAN
DS.NCV Phạm Thị Thu Hương
Viện Y học bản địa Việt Nam

Tác giả

Giới thiệu về tác giả

DS.NCV Phạm Thị Thu Hương

Bình luận

Bấm vào đây để viết bình luận