Tạp bệnh

Các xét nghiệm máu

I. Hồng cầu. 1. Tế bào học. 1.1. Số lưỢng hồng cầu: Là xét nghiệm cơ bản nhất. Lấy máu đầu ngón tay người bệnh lúc đói. Bình thường ở người lớn, trong một mm3 máu có từ 3,7 – 4 triệu hồng cầu. Những thay đổi trong khoảng 400.000 là những giới hạn của nhầm […]

I. Hồng cầu.

1. Tế bào học.

1.1. Số lưỢng hồng cầu:

Là xét nghiệm cơ bản nhất. Lấy máu đầu ngón tay người bệnh lúc đói.

Bình thường ở người lớn, trong một mm3 máu có từ 3,7 – 4 triệu hồng cầu. Những thay đổi trong khoảng 400.000 là những giới hạn của nhầm lẫn không có giá trị bệnh lý.

Dưới 3.500.000 hồng cầu, coi như thiếu máu. Trên 5.000.000 hồng cầu, coi như đa hồng cầu, một bệnh tiên phát hoặc thứ phát sau các bệnh tiên thiên, thiếu oxy kinh diễn, ở trên cao.

1.2. Hình thái hồng cầu:

Băng phương pháp đàn máu và nhuộm May-Grun-Wald-Giemsa, bình thường hồng cầu tròn, màu hồng giữa hơi sáng hơn.

Bệnh lý: trong một số bệnh thiếu máu, hồng cầu thay đổi, nhiều hình thể khác nhau (đa hình thể) như hình vợt, hình dấu phẩy, hình quả lê.

1.3. Kích thước:

Đường kính trung bình của hồng cầu  là 7 mm, dày 2 mm, thể tích là 88 mm3

Kích thước hồng cầu có thể thay đổi:

– Không đồng đều: hồng cầu to nhỏ khác nhau.

– Hồng cầu bé: d=4 -6 mm. thể tích dưới  80 mm3

– Hồng cầu to: d=9 – 12 mm, thể tích  trên 100 mm.

– Hồng cầu đại: d > 12 mm.

– Hồng cầu bé  bình bi:  đường kính có giảm nhưng thể tích bình thường do hồng cầu hình cầu, dày lên.

1.4. Màu sắc:

Bình thường, hồng cầu trưởng thành nhuộm màu hồng bởi eosin (ưa axit). Trong máu ngoại vi, có một số hồng cầu mạng lưới (chiếm 0.5 – 1.5% hồng cầu trưởng thành): khi nhuộm sống, hồng cầu chứa một mạng lưới không đồng đều những hạt nhỏ.

Bệnh lý: trong một số bệnh thiếu máu, hồng cầu có thể đa sắc do nguyên sinh chất chứa những phần ưa axit, ưa bazơ, hồng cầu lấm tấm chấm do chứa những  hạt độc (hạt ưa bazơ) thường là do ngộ độc chì kinh diễn. Hồng cầu mạng lưới tăng trong một số  các bệnh  thiếu máu  còn hồi phục tốt, trong thiếu máu huyết tán.

1.5. Hồng cầu có hạt:

Bình thường không có trong máu ngoại vi. Chỉ có bệnh lý mới xuất hiện trong máu.

2. Huyết cầu tố (Hb).

2.1. Huyết cầu tố:

Theo quy ước, huyết cầu tố thường tính theo tỷ lệ % so với một người coi là bình thường (một người bệnh có n% huyết cầu tố có nghĩa là trong 100ml máu của người bệnh chỉ có n% số lượng huyết cầu tố của 100ml máu người thường). Thí dụ khi nói người bệnh có  80% huyết cầu tố nghĩa là số lượng  huyết cầu tố trong 100ml  của người bệnh chỉ bằng  80% huyết cầu tố trong  100ml của một người coi là bình thường. Tỷ lệ 100% tương đương với 14,5 -15g huyết cầu tố trong 100ml máu.

Kỹ thuật đo huyết tố cầu có nhiều:

– Phương pháp hoá học. Chính xác nhưng rất phức tạp. Người ta đo chất sắt trong  chứa trong huýêt cầu tố và  biết rằng có 0,34g sắt trong 100g huyết cầu tố.

– Phương pháp quang học: so màu, ít chính xác, nhưng thông dụng. Kết quả  tính theo % như trên.

– Tỷ lệ % huyết tố cầu đo bằng phương pháp quang học  không cho ta những kết luận thực dụng  vì chưa nói lên đườic mối liên hệ  với số lượng hồng cầu  trên một người bệnh. Do đó người ta thường tính số lượng huyết cầu  tố chứa trong hồng cầu.  Có nhiều cách tính, kết quả cũng giống nhau.

2.1.1. Tính giá trị hồng cầu:

Máu bình thường có  5 x 106 hồng cầu trong 1mm3 và Gg Hb (100%). 

Tỷ lệ này gọi là giá trị  hồng cầu và theo  quy ước  là 1.

2.1.2. Nếu  máu người bệnh chứa n hồng cầu/mm3 và tỷ lệ  huyết cầu tố  là H% thì  1mm3 có

và lúc đó  1 hồng cầu có:

 

Giá trị hồng cầu của máu người bệnh sẽ là:

 

Thí dụ một người bệnh có 3 triệu hồng cầu và huyết cầu tố là 30% thì giá trị hồng cầu sẽ là: 

Như vậy số lượng huyết cầu tố trong một hồng  cầu của người bệnh chỉ bằng ½  số Hb  trong một hồng cầu của người bình thường.

2.1.3. Tính sức chứa Hb trung bình  của một hồng cầu. Bình thường 1mm3 máu có:

 vậy 1 hồng cầu chứa 

2.1.4. Tính nồng độ trung bình Hb của hồng cầu tức là tính số lượng  Hb chứa trong  100ml  hồng cầu.  Bình thường  100ml  máu có 14,5g Hb và có 44ml hồng cầu (hematocrit). Như vậy trong 100ml hồng cầu có:

Đối với một người bệnh, nồng độ trung bình tính theo công thức:  NĐTB= Số Hb trong 100ml x 100 /  Hematocrit.

2.2. Bệnh lý có thể thấy:

2.2.1. Hồng cầu nhược sắc:

– Thường giá trị hồng cầu bé hơn 1 hồng cầu người bệnh chứa ít huyết cầu tố hơn hồng cầu bình thường. Tuy nhiên cần chú ý  là sự giảm số lượng Hb này  là do giảm thể tích của hồng cầu (hồng cầu bé) chứ không phải giảm nồng độ trung bình  về Hb của hồng cầu (nghĩa là hồng cầu vẫn bão hoà Hb  như các hồng cầu bình thường).

– Hồng cầu nhược sắc thực sự: giảm nồng độ trung bình Hb của hồng cầu bất kỳ thể tích  của hồng cầu  to hay nhỏ. Hiện tượng mắt bão hoà này là  do thiếu chất sắt.

2.2.2. Hồng cầu ưu sắc:

Giá trị hồng cầu lớn hơn 1. hồng cầu người bệnh chứa nhiều HB  hơn hồng cầu bình thường. Đó là do hồng cầu tăng thể tích chứ không bao giờ có hiện tượng quá bão hoà huyết cầu tố trong một hồng cầu đườic. Do vậy ưu sắc thực sự là không có.

2.2.3. Trong một vài bệnh về máu,

Ngoài loại huyết cầu tố bình thường là Hb A, người ta còn tìm  được các loại huyết cầu tố bất bình thường như Hb E, Hb S bằng phương pháp điện di huyết cầu tố.

3. Sức bền hồng cầu.

3.1. Bình thường:

Hồng cầu để trong một dung dịch nhược trương sẽ bị vỡ giải phóng huyết cầu tố: đó là hịện tượng tan máu toàn phần hay hồng cầu rửa sạch huyết tương vào trong những dung dịch giảm dần nồng độ ion.

Kết quả: tan máu bắt đầu ở nồng độ  4,4 – 4,6% và tan hoàn toàn ở nồng độ  3,4%.

3.2. Bệnh lý.

– Sức bền hồng cầu tăng  trong một số bệnh, đặc biệt  trong vàng da tắc mật.

– Sức bền hồng cầu giảm, gặp trong một số bệnh nhân  thiếu máu do tan máu  thường hồng cầu bắt đầu  tan ở nồng độ  60% và tan hoàn toàn ở 4%.

II. BẠCH CẦU.

1. Số lượng  bạch cầu.

1.1. Bình thường trong  1mm3 máu có 4000 – 8000 bạch cầu.

Ở  trẻ con,  có thể 10.000. trẻ sơ sinh, lên đến 15.000.

1.2. Bệnh lý:

– Số lượng bạch cầu giảm xuống quá 4.000. gặp trong các bệnh nhiễm virut, thương hàn, cường lách, suy tuỷ.

– Số lượng bạch cầu tăng trong đa số các bệnh nhiễm khuẩn, các bệnh bạch cầu.

2. Công thức bạch cầu.

2.1. Bình thường, công thức bạch cầu như sau:

– Bạch cầu đa nhân trung tính. 55 –  70%

– Bạch cầu đa nhân ưa axit 2 – 4%

– Bạch cầu đa nhân ưa bazơ 0 – 1%

– Lâm ba cầu 12 – 33%

Gồm có: Lâm ba bé: 5 – 12%;  Lâm ba lớn: 12 – 30%. Monoxit 4 – 8%

Ở trẻ con có 35% bạch cầu đa nhân, 60% lâm ba và 5% monoxit.

2.2. Bệnh lý:

Sự thay đổi công thức bạch cầu  cho ta nhiều ý nghĩa quan trọng. Có hai loại thay đổi bệnh lý: thây đổi tỷ lệ  các loại  bạch cầu và thay đổi hình thái các bạch cầu (xuất hiện các tế bào bất thường của bạch cầu), có các bạch cầu non…

2.2.1. Thay đổi tỷ lệ  bạch cầu đa nhân trung tính:

– Tăng: thường kèm theo  tăng toàn bộ  số lượng bạch cầu, gặp trong đa số các bệnh nhiễm khuẩn.

– Giảm: nếu có kèm thêm  giảm số lượng bạch cầu, nghĩ đến su tuỷ.

2.2.2.  Thay đổi tỷ lệ bạch cầu đa nhân ưa axit.

– Tăng: tăng nhất thời và tăng nhẹ trong một số bệnh nhiễm khuẩn ở giai đoạn cấp tính  như bệnh tinh hồng nhiệt, múa vờn.

Tăng kinh diễn trong các bệnh nhiễm ký sinh vật, các bệnh ngoài da, bệnh hen và một số bệnh dị ứng, bệnh Hodgkin, bệnh bạch cầu  thể tuỷ. Nhiều khi  không tìm thấy nguyên nhân và có tính cách gia đình.

– Giảm: không có giá trị chẩn đoán. Thường gặp trong các bệnh nhiễm khuẩn  cấp tính  và làm mủ.

2.2.3. Thay đổi tỷ lệ bạch cầu ưa bazơ:

Tăng trong một số bệnh ngoài da, đặc biệt tăng sau khi  điều trị bằng quang tuyến các bệnh bạch cầu thể tuỷ, bệnh Hodgkin.

2.2.4. Thay đổi tỷ lệ bạch cầu lymphô:

Thường tăng trong các bệnh kinh diễn như lao phổi. Tăng rất cao trong bệnh bạch cầu  kinh thể tân.

2.2.5. Thay đổi tỷ lệ bạch cầu đơn nhân to:

Tăng trong các bệnh có tổn thương ở hệ thống tổ chức lên võng nội mạc: bệnh Hodgkin, viêm màng trong thu bán cấp osler.

3. Tiểu cầu.

3.1. Bình thường có từ 150.000 đến 300.000 tiểu cầu trong 1mm3 máu người lớn. Trẻ con có độ 400.000.

3.2. Bệnh lý:

– Tăng: khi số lượng xuống dưới 80.000, gặp trong  một số hội chứng  chảy máu, (tiên phát hoặc hậu phát).

– Giảm: không có giá trị và ý nghĩa lâm sàng.

– Thay đổi về chất: có khi số lượng tiểu cầu vẫn bình thường, nhưng  kích thước to. Độ tập trung kém.

Trong  một  số trường hợp bệnh lý, ta thấy cả hồng cầu, bạch cầu và tiểu cầu ở máu ngoại biên đều giảm: hội chứng giảm  toàn bộ huyết cầu.

nguồn: ykhoanet.com

Doctor SAMAN

Tác giả

Giới thiệu về tác giả

Sưu tầm

Bình luận

Bấm vào đây để viết bình luận