Cây thuốc

Cây Chàm mèo

+ Phương pháp nghiên cứu định danh thực vật: – Sử dụng các phương pháp so sánh hình thái truyền thống song song với một số phương pháp phân tích khoa học hiện đại. – Căn cứ khoá phân loại thực vật. – Kết hợp với những bộ sách chuyên ngành như: Cây cỏ Việt […]

Chàm mèo

+ Phương pháp nghiên cứu định danh thực vật:

– Sử dụng các phương pháp so sánh hình thái truyền thống song song với một số phương pháp phân tích khoa học hiện đại.

– Căn cứ khoá phân loại thực vật.

– Kết hợp với những bộ sách chuyên ngành như: Cây cỏ Việt Nam-Phạm Hoàng Hộ (1999-2000), Từ điển cây thuốc Việt Nam-Võ Văn Chi (2012), Những cây thuốc và vị thuốc Việt Nam-Đỗ Tất Lợi (2005), Danh lục các loài thực vật Việt Nam (2003, 2005), Kiểm nghiệm dược liệu bằng phương pháp hiển vi-Nguyễn Viết Thân (2003)… Tiến hành xác định tên khoa học và tìm hiểu thông tin khoa học.

+ Kết luận: Mẫu số 19-ĐD/YHBĐ có tên thường gọi và tên khoa học và được sắp xếp trên hệ thống phân loại như sau:

– Tên thường gọi: Chàm mèo, Chàm lá to, Phẩm rô…

– Tên khoa học: Strobilanthes cusia (Nees) Kuntze

* Lớp:  Equisetopsida C. Agardh.

* Phân lớp:  Magnoliidae Novák ex Takht.

* Bộ:   Lamiales Bromhead

* Họ:  Acanthaceae Juss.

* Chi:  Strobilanthes Blume

* Loài: Strobilanthes cusia (Nees) Kuntze

+ Một số thông tin khoa học của  Strobilanthes cusia (Nees) Kuntze

– Theo Võ Văn Chi, 2012, Từ điển cây thuốc Việt Nam(Bộ mới), tập I, trang 396, NXB Y học, Hà Nội. “Chàm mèo và thanh đại có vị đắng nhạt, tính lạnh, có tác dụng thanh nhiệt, giải độc, mát máu, tiêu ban chẩn, sưng viêm và cầm máu”. “ Công dụng: Chàm mèo được dùng chữa trẻ em kinh sợ, cam nhiệt, sốt, sốt phát cuồng, sưng amygdal, nôn mửa, thổ huyết, phụ nữ rong kinh, rong huyết.”

– Ở nước ngoài Strobilanthes cusia (Nees) Kuntze đã có một số nghiên cứu sau:

1. Thành phần hóa học:

– Các nhà khoa học đã phân lập được bảy hợp chất trong cây gồm có:  lupeol (I), betulin (II), lupenone (III), indigo (IV), indirubin (V), 4(3H)-quinazolinone (VI), 2,4(1H,3H)-quinazolinedione (VII).

-> Tài liệu tham khảo:

1. Võ Văn Chi, 2012, Từ điển cây thuốc Việt Nam(Bộ mới), tập I, NXB Y học, Hà Nội.

2. Đỗ Tất Lợi, 1999, Những cây thuốc và vị thuốc Việt Nam, NXB Y học, Hà Nội.

3. Đỗ Huy Bích và cs, 2004, Cây thuốc và động vật làm thuốc ở Việt Nam, tập I, NXB Khoa học và kĩ thuật, Hà Nội.

Ban biên tập Viện Y học bản địa Việt Nam

Doctor SAMAN

Tác giả

Giới thiệu về tác giả

Cử nhân Nguyễn Văn Tuấn

Bình luận

Bấm vào đây để viết bình luận