Cây thuốc

Cây Mía dò

Mía dò + Phương pháp nghiên cứu định danh thực vật: – Sử dụng các phương pháp so sánh hình thái truyền thống song song với một số phương pháp phân tích khoa học hiện đại. – Căn cứ khoá phân loại thực vật. – Kết hợp với những bộ sách chuyên ngành như: Cây […]

Mía dò

Mía dò

+ Phương pháp nghiên cứu định danh thực vật:

– Sử dụng các phương pháp so sánh hình thái truyền thống song song với một số phương pháp phân tích khoa học hiện đại.

– Căn cứ khoá phân loại thực vật.

– Kết hợp với những bộ sách chuyên ngành như: Cây cỏ Việt Nam-Phạm Hoàng Hộ (1999-2000), Từ điển cây thuốc Việt Nam-Võ Văn Chi (2012), Những cây thuốc và vị thuốc Việt Nam-Đỗ Tất Lợi (2005), Danh lục các loài thực vật Việt Nam (2003, 2005), Kiểm nghiệm dược liệu bằng phương pháp hiển vi-Nguyễn Viết Thân (2003)… Tiến hành xác định tên khoa học và tìm hiểu thông tin khoa học.

+ Kết luận: Mẫu số 18-ĐD/YHBĐ có tên thường gọi và tên khoa học và được sắp xếp trên hệ thống phân loại như sau:

– Tên thường gọi: Mía dò, Cát lồi, Đọt đắng…

– Tên khoa học: Costus speciosus (Koenig) Sm.

* Lớp:  Equisetopsida C. Agardh.

* Phân lớp:  Magnoliidae Novák ex Takht.

* Bộ:  Zingiberales Griseb.

* Họ:  Costaceae Nakai

* Chi:   Costus L.

* Loài: Costus speciosus (Koenig) Sm.

+ Một số thông tin khoa học của  Costus speciosus (Koenig) Sm.

– Theo Võ Văn Chi, 2012, Từ điển cây thuốc Việt Nam(Bộ mới), tập II, trang  97, NXB Y học, Hà Nội. Mía dò “vị chua, đắng, cay, tính mát, hơi có độc; có tác dụng lợi thủy tiêu thũng, giải độc chỉ dương, thông trường”. Công dụng: “Thường dùng chữa 1. Viêm thận thủy thũng, xơ gan; 2. Cổ trướng và viêm nhiễm đường tiết niệu; 3. Ho gà; 4. Giảm niệu; 5. Đái buốt, đái dắt; 6. Cảm sốt, môi rộp, khát nước nhiều.”

-> Tài liệu tham khảo:

1. Võ Văn Chi, 2012, Từ điển cây thuốc Việt Nam(Bộ mới), tập II, NXB Y học, Hà Nội.

2. Đỗ Tất Lợi, 1999, Những cây thuốc và vị thuốc Việt Nam, NXB Y học, Hà Nội.

3. Đỗ Huy Bích và cs, 2004, Cây thuốc và động vật làm thuốc ở Việt Nam, tập II, NXB Khoa học và kĩ thuật, Hà Nội.

Ban biên tập Viện Y học bản địa Việt Nam

Doctor SAMAN

Tác giả

Giới thiệu về tác giả

Cử nhân Nguyễn Văn Tuấn

Bình luận

Bấm vào đây để viết bình luận