Cây Muồng trâu
– Kết hợp với những bộ sách chuyên ngành như: Cây cỏ Việt Nam – Phạm Hoàng Hộ (1999-2000), Từ điển cây thuốc Việt Nam – Võ Văn Chi (2012), Những cây thuốc và vị thuốc Việt Nam – Đỗ Tất Lợi (2005), Danh lục các loài thực vật Việt Nam (2003, 2005), Kiểm nghiệm dược liệu bằng phương pháp...
+ Phương pháp nghiên cứu định danh thực vật:
– Sử dụng các phương pháp so sánh hình thái truyền thống song song với một số phương pháp phân tích khoa học hiện đại.
– Căn cứ khoá phân loại thực vật.
– Kết hợp với những bộ sách chuyên ngành như: Cây cỏ Việt Nam – Phạm Hoàng Hộ (1999-2000), Từ điển cây thuốc Việt Nam – Võ Văn Chi (2012), Những cây thuốc và vị thuốc Việt Nam – Đỗ Tất Lợi (2005), Danh lục các loài thực vật Việt Nam (2003, 2005), Kiểm nghiệm dược liệu bằng phương pháp hiển vi -Nguyễn Viết Thân (2003)… Tiến hành xác định tên khoa học và tìm hiểu thông tin khoa học.
+ Kết luận: Mẫu số 40-ĐD/YHBĐ có tên thường gọi và tên khoa học và được sắp xếp trên hệ thống phân loại như sau:
– Tên thường gọi: Muồng trâu
– Tên khoa học: Cassia alata L.
– Lớp: Equisetopsida C. Agardh.
– Phân lớp: Magnoliidae Novák ex Takht.
– Bộ: Fabales Bromhead.
– Họ: Fabaceae Lindl.
– Chi: Cassia
– Loài: Cassia alata L.
– Một số thông tin khoa học của Cassia alata L.:
– Theo Đỗ Tất Lợi, 2004, Những cây thuốc và vị thuốc Việt Nam, trang 461, NXB Y học, Hà Nội. “Trong lá, quả, gỗ và hạt đều có chứa chất antraglucozit…Nhân dân thường dùng lá muồng trâu để chữa bệnh hắc lào, bệnh tôcơlô (tokelau), bệnh sang bạc hành vòng (herpes circiné) trong nhiều trường hợp dùng thuốc mỡ crizophanic (chrysophanic) hay thuốc mỡ cryzabozin (chrysarobin) chữa không khỏi thì dùng lá muồng trâu chữa khỏi. Còn dùng chữa bệnh ghẻ của súc vật”
– Theo Đỗ Huy Bích và cs, 2004, Cây thuốc và động vật làm thuốc ở Việt Nam, tập II, trang 321, NXB Khoa học và kĩ thuật, Hà Nội. “Muồng trâu dùng làm thuốc chữa táo bón (lá, cành, rễ sắc uống), phù thũng, đau gan, vàng da (lá, cành, rễ sắc uống thường xuyên như chè)…Dùng ngoài chữa hắc lào, bệnh tokelo, herpes loang vòng.”
– Một số nghiên cứu Cassia alata L. ở nước ngoài:
+ Thành phần trị đái tháo đường của lá Cassia alata L. xác định qua khả năng ức chế α-glucosidase.
– Dịch chiết phân đoạn bằng methanol từ lá Cassia alata L. cho thấy tiềm năng hoạt động ức chế α-glucosidase (IC₅₀, 63,75 ± 12,81 µg/ml) trong nghiên cứu invitro, kết quả khi chiết bằng dung môi khác như ethyl axetate (IC₅₀, 2,95 ± 0,47 µg/ml), n-butanol (IC₅₀, 25,80 ± 2,01 µg/ml). Hiệu quả ức chế α-glucosidase của dịch chiết toàn phần tốt hơn nhiều so với thuốc tiêu chuẩn acarbose (IC₅₀, 107,31 ± 12,31 µg/ml). 2 thành phần chủ yếu trong các phân đoạn chiết là kaempferol (56.7 ± 7.7 µM) và kaempferol 3-O-gentiobioside (50.0 ± 8.5 µM) cho thấy khả năng ức chế enzym cao nhất.
-> Tài liệu tham khảo:
1. Võ Văn Chi, 2012, Từ điển cây thuốc Việt Nam(Bộ mới), tập II, NXB Y học, Hà Nội.
2. Đỗ Tất Lợi, 1999, Những cây thuốc và vị thuốc Việt Nam, NXB Y học, Hà Nội.
3. Đỗ Huy Bích và cs, 2004, Cây thuốc và động vật làm thuốc ở Việt Nam, tập II, NXB Khoa học và kĩ thuật, Hà Nội.
4. Varghese GK,Bose LV, Habtemariam S, Antidiabetic components of Cassia alata L. leaves: identification through α-glucosidase inhibition studies, Pharm Biol. 2013 Mar;51(3):345-9.
Ban biên tập Viện Y học bản địa Việt Nam
Doctor SAMAN
- [INFOGRAPHIC] NỒNG ĐỘ CỒN TRONG MÁU
- Acetylcholin chất hóa học trung gian dẫn truyền thần kinh tối quan trọng
- Nghiệm thu đề tài Cung Ngưu Hoàn - tai biến mạch máu não
- Dong riềng đỏ với bệnh mạch vành có thực sự hiệu quả?
- Nhân một trường hợp xơ gan cổ trướng ở xã Đản Ván - Hoàng Su...
- Dong riềng đỏ – cây thuốc mới trị bệnh mạch vành
- Chúng ta rất sai lầm nếu không ăn mỡ lợn
- Hoạt tính sinh học của nhóm chất coumarin có trong thảo dược
- Bác sĩ nói gì về nấm “ngọc cẩu” tan cửa nát nhà?
![[INFOGRAPHIC] NỒNG ĐỘ CỒN TRONG MÁU](/yhbd.vn/upload/images/2015/05/NONG-DO-CON-TRONG-MAU-yhocbandia.png)
Chữa viêm xoang bằng cây Cứt Lợn nói mãi nhưng chưa hết
Là người thật, việc thật tôi muốn chuyển đến những ai quan tâm đến bài thuốc dân gian rất quý, nhưng theo tôi đó là bài thuốc thuộc...
Tác dụng của cao ngựa bạch với sức khỏe
Theo y học cổ truyền, cao xương ngựa bạch là vị thuốc quý có tác dụng đại bổ chỉ xếp sau cao xương hổ. Ngoài tác dụng với...
Trâu thuốc và trâu cười Seagame
Cao da trâu gọi là hoàng minh giao dùng thay thế cao a giao (cao da lừa). Vị ngọt, tính bình không độc vào 3 kinh phế, can, thận....
Nhân một trường hợp xơ gan cổ trướng ở xã Đản Ván - Hoàng Su Phì - Hà Giang
Lèng Lao Niên sinh năm 1975 quê quán Đản Ván - Hoàng Su Phì - Hà Giang. Theo như bệnh nhân chia sẻ ông phát hiện mình mắc...
Teo não – nguyên nhân và điều trị
Teo não là một hội chứng của nhiều bệnh ảnh hưởng đến sự tồn tại và hoạt động bình thường cũng như kích thước não. Phần lớn...
Bài thuốc nam hiệu quả với u nang buồng trứng
U nang buồng trứng là hiện tượng Nang buồng trứng của nữ giới phát triển thành một khối u bất thường. Khối u này thường làm rối loạn...
Lupus ban đỏ hệ thống, nhân một trường hợp hướng đi từ thuốc Nam
Vào giữa tháng 5 năm 2014 phòng khám Viện Y học bản địa Việt Nam tiếp nhận bệnh nhân Triệu Văn Slìn, quê xã Tri Lễ, huyện Văn...
Hội chứng nôn mửa chu kỳ
Bệnh nôn mửa chu kỳ có thể sáu đến mười hai giờ/ lần nôn mửa, kéo dài như vậy trong 5-7 ngày trong một tháng, tháng sau lặp...
Thông tin đăng nhập
Để gửi bình luận, vui lòng cung cấp tên hiển thị và địa chỉ email liên hệ.