Cây thuốc

Cây râu rồng

– Phương pháp nghiên cứu định danh thực vật: + Sử dụng các phương pháp so sánh hình thái truyền thống song song với một số phương pháp phân tích khoa học hiện đại.  + Căn cứ khoá phân loại thực vật. + Kết hợp với những bộ sách chuyên ngành như: Cây cỏ Việt […]

Râu rồng

– Phương pháp nghiên cứu định danh thực vật:

+ Sử dụng các phương pháp so sánh hình thái truyền thống song song với một số phương pháp phân tích khoa học hiện đại. 
+ Căn cứ khoá phân loại thực vật.
+ Kết hợp với những bộ sách chuyên ngành như: Cây cỏ Việt Nam-Phạm Hoàng Hộ (1999-2000), Từ điển cây thuốc Việt Nam-Võ Văn Chi (2012), Những cây thuốc và vị thuốc Việt Nam-Đỗ Tất Lợi (2005), + Danh lục các loài thực vật Việt Nam (2003, 2005), Kiểm nghiệm dược liệu bằng phương pháp hiển vi-Nguyễn Viết Thân (2003)… Tiến hành xác định tên khoa học và tìm hiểu thông tin khoa học.

– Kết luận: Mẫu số 06-ĐD/YHBĐ có tên thường gọi và tên khoa học và được sắp xếp trên hệ thống phân loại như sau:

+ Tên thường gọi: Râu rồng, Thạch tùng thân gập…
+ Tên khoa học: Huperzia squarrosa (Forst.) Trevis.
+ Class:  Equisetopsida C. Agardh.
+ Subclass:  Magnoliidae Novák ex Takht. 
+ Order:  Lycopodiales DC. ex Bercht. & J. Presl
+ Family:   Lycopodiaceae P. Beauv. ex Mirb.
+ Genus:  Huperzia Bernh.
+ Species: Huperzia squarrosa (Forst.) Trevis.

– Một số thông tin khoa học của Huperzia squarrosa (Forst.) Trevis.

+ Theo Võ Văn Chi, 2012, Từ điển cây thuốc Việt Nam(Bộ mới), tập II, trang 565, NXB Y học, Hà Nội. Râu rồng có vị hơi đắng, tính bình; có tác dụng khư phong, trừ thấp, chỉ huyết. Công dụng: “Dân gian dùng toàn cây trị ngoại thương xuất huyết. Có thể dùng trị đòn ngã tổn thương.”
+ Theo Đỗ Huy Bích và cs, 2011, Cây thuốc và động vật làm thuốc ở Việt Nam, tập III, trang 626, NXB Khoa học và kĩ thuật, Hà Nội. Râu rồng có công dụng: “Ở Vân Nam (Trung Quốc) nhân dân địa phương dùng toàn cây trị đau dây thần kinh hông và đau lưng do phong thấp”. “Ở Nepal, toàn cây râu rồng được dùng giã đắp trị đau lưng.”

– Tài liệu tham khảo:

+ Võ Văn Chi, 2012, Từ điển cây thuốc Việt Nam(Bộ mới), tập II, NXB Y học, Hà Nội.
+ Đỗ Huy Bích và cs, 2011, Cây thuốc và động vật làm thuốc ở Việt Nam, tập III, NXB Khoa học và kĩ thuật, Hà Nội.
+ Phạm Hoàng Hộ, 1999, Cây cỏ Việt Nam, Quyển I, NXB Trẻ, TP Hồ Chí Minh.
+ Danh lục các loài thực vật Việt Nam, tập I, NXB Nông Nghiệp, Hà Nội.

Ban biên tập Viện y học bản địa Việt Nam.

Doctor SAMAN

Tác giả

Giới thiệu về tác giả

Cử nhân Nguyễn Văn Tuấn

Bình luận

Bấm vào đây để viết bình luận