Cây Tổ điểu hay còn gọi là cây Tổ Chim, cây Ráng ổ phụng, có tên khoa học là Asplenium Nidus L. (Neottopteris nidus (L.) J. Sm). Trên thế giới, cây Tổ điểu còn được gọi là: Chao jue, Tai wan shan su hua (Trung Quốc);  Akaha, Ekaha, Ekaha kuahiwi (Hawaii); Daun semum (Malaysia); Shan su (Đài Loan)…

Cây Tổ Điểu - Asplenium Nidus L

Cây Tổ Điểu - Asplenium Nidus L

Theo Y học cổ truyền Tuệ Tĩnh, cây Tổ điểu được mô tả như sau: Dương xỉ có thân rễ ngắn. Lá dày, to, mọc thành hình hoa thị như một tổ chim; cuống lá rất ngắn, dày, phủ nhiều vẩy dài ở gốc; phiến lá dày, thuôn hình ngọn giáo, dài 30 - 90cm, rộng 5 - 10cm, màu lục nhạt, có mép nguyên. Ổ túi bào tử mỏng, xếp chéo góc với gân chính ở mặt dưới lá. Bào tử hình trái xoan, màu vàng sáng.

Tổ điểu là loài cây nhiệt đới, được trồng rộng rãi ở Mỹ và Châu Âu như một loại cây cảnh, trang trí. Ở Việt Nam, chúng thường mọc phụ sinh trên các cây to trong rừng, vùng núi, nơi có khí hậu ẩm thấp, có khi được trồng làm cây cảnh.

Cũng theo Y học cổ truyền Tuệ Tĩnh, Tổ điểu được thu hái toàn cây (Herba Asplenii.)  để làm thuốc. Tổ điểu có vị đắng, tính ấm; có tác dụng cường cân tráng cốt, hoạt huyết khư ứ, lợi thuỷ thông lâm.

Cây Tổ điểu chứa nhiều loại flavonoid (12 flavonoid được nhận biết, 3 flavonoid không rõ) là chất kháng vi khuẩn, chống oxy hóa, chống ung thư: phytochemical, gliricidin-7-O-hexoside (C 21 H 20 O 11), quercetin-7-O-rutinoside (C 27 H 30 O 16), Myricetin 3-O-rhamnoside (C 21 H 20 O 12)...

Một số nghiên cứu đã chứng minh được các thành phần có trong cây Tổ điểu có tác dụng kháng khuẩn, kháng virus, chống ung thư, chống oxy hóa.

Quercetin-7-O-rutinoside (C27H30O16)

Quercetin-7-O-rutinoside (C27H30O16)

Myricetin 3-O-rhamnoside (C21H20O12)

Myricetin 3-O-rhamnoside (C21H20O12)

 

Cấu trúc hóa học một số Flavonoid trong cây Tổ điểu

Cây Tổ điểu có công dụng kháng khuẩn, chống oxy hóa, phòng chống ung thư, kháng virus, vi khuẩn, chống co thắt, an thần. Chúng được sử dụng rộng rãi để điều trị bệnh sốt rét và giảm sốt cho thấy hoạt tính kháng virus đáng kể đối với virus Herpes simplex Type-1.

Trong y học dân gian, Tổ điểu dùng chữa bệnh suy nhược, làm thuốc an thần; chữa hen suyễn, ho;chữa vàng da, sốt rét; chữa chứng đau thắt ngực; chữa bong gân, sai khớp. Ở Vân Nam (Trung Quốc), Tổ điểu được dùng trị đòn ngã tổn thương, gãy xương, liệt dương. Tổ điểu xay nhuyễn lấy nước đắp lên đầu để giảm sốt, đắp lên chỗ ong đốt, rắn cắn.

Lá Tổ điểu chữa bệnh về da và tóc; sắc lá uống giúp giảm đau; xông lá trị cảm lạnh.

Ngoài ra, Tổ điểu còn dùng làm rau ăn, chữa hôi miệng hay biện pháp tránh thai ở động vật.

Tài liệu tham khảo:

1. http://www.stuartxchange.org/Pakpak-Lauin.html

2. https://www.sciencedirect.com/journal/journal-of-king-saud-university-science/issues

3. https://pubchem.ncbi.nlm.nih.gov/compound/56843093#section=Top

4. https://pubchem.ncbi.nlm.nih.gov/compound/101764560#section=Top

5. Trích dẫn từ Tạp chí Journal of King Saud University - Science. Tập 30, phát hành Số 2-2018 (Trang 185-192).

Doctor SAMAN

NCV. DS. Nguyễn Thành Vinh

[{"src":"\/resources\/upload\/images\/12.2018\/3112183.jpg","thumb":"\/resources\/upload\/images\/12.2018\/3112183.jpg","subHtml":"C\u00e2y T\u00f4\u0309 \u0110i\u00ea\u0309u - Asplenium Nidus L"},{"src":"\/resources\/upload\/images\/12.2018\/3112181.png","thumb":"\/resources\/upload\/images\/12.2018\/3112181.png","subHtml":"Quercetin-7-O-rutinoside (C27H30O16)"},{"src":"\/resources\/upload\/images\/12.2018\/3112182.png","thumb":"\/resources\/upload\/images\/12.2018\/3112182.png","subHtml":"Myricetin 3-O-rhamnoside (C21H20O12)"}]