Tâm thần kinh

Chữa chứng nấc cụt

Nấc cụt là do co bóp đột ngột các cơ thở vào gây ra, kết thúc bằng đóng thanh môn gấp, đưa đến tiếng nấc đặc trưng. Mặc dù nấc thường là sự quấy rầy khó chịu nhẹ và có tính hạn định, nấc cũng có thể dai dẳng và là dấu hiệu của một […]

Nấc cụt là do co bóp đột ngột các cơ thở vào gây ra, kết thúc bằng đóng thanh môn gấp, đưa đến tiếng nấc đặc trưng.

Mặc dù nấc thường là sự quấy rầy khó chịu nhẹ và có tính hạn định, nấc cũng có thể dai dẳng và là dấu hiệu của một bệnh cơ sở. Nấc mãn tính có vẻ không gây hậu quả nghiêm trọng, song ở các bệnh nhân đang được duy trì cuộc sống bằng thông khí cơ học, nấc có thể nẩy cò toàn bộ 1 chu kỳ thở ra và có thể dẫn tới trạng thái nhiễm kiềm hô hấp.
Hình như có một “trung tâm nấc” ở thân não, có thể được khởi phát do các dây thần kinh đi vào từ hệ thần kinh trung ương, dây phế vị và dây thần kinh hoành. Trung tâm này phối hợp hoạt động đi vào thông qua nhiều dây thần kinh tới trung tâm hô hấp và tới cơ hoành, thanh môn, các cơ bậc thang và các cơ liên sườn.
Các nguyên nhân nấc nhẹ, có hạn định bao gồm: căng chướng dạ dày (các đồ uống có carbonate, nuốt hơi, ăn quá nhiều), các thay đổi nhiệt độ đột ngột (các chất lỏng nóng/lạnh, tắm vòi nước lạnh …), uống rượu và các trạng thái xúc cảm (xúc động mạnh, stress …). 
Có khoảng 100 nguyên nhân của nấc tái phát luôn hoặc dai dẳng đã được báo cáo, có thể tập hợp như sau:

(1) Hệ thần kinh trung ương: K, nhiễm khuẩn, tai biến mạch máu não, chấn thương.

(2) Chuyển hóa: tăng Urê huyết, giảm CO2 máu, mất cân bằng điện giải.

(3) Kích thích dây thần kinh phế vị hoặc thần kinh hoành:
– Đầu, cổ: dị vật trong tai, bướu cổ, K …
– Ngực: viêm phổi, viêm mủ màng phổi, ung thư, nhồi máu cơ tim, viêm màng ngoài tim, phình mạch, tắc thực quản, viêm thực quản trào ngược …
– Bụng: abcès dưới cơ hoành, gan to, viêm gan, viêm túi mật, căng giãn dạ dày, K dạ dày, viêm tụy hoặc K tụy …

(4) Ngoại khoa: gây mê toàn thân, sau mổ.

(5) Căn nguyên tâm lý và tự phát.
Một số phương thuốc đơn giản có thể giúp ích cho người bệnh bị nấc nhẹ, cấp tính:
– Kích thích mũi họng bằng kéo lưỡi, nâng lưỡi gà bằng thìa, dùng ống thông kích thích vùng mũi họng và ăn một thìa nhỏ đường kính khô hoặc một mẫu chanh lạnh.
– Ngắt chu kỳ thở: bằng nín thở, thủ thuật Valsalva, hắt hơi, há miệng hít hơi vào nhanh, nhiều lần hoặc thở lại vào trong một cái túi.
– Kích thích dây thần kinh phế vị bằng cách ấn nhẹ vào phía trên hai ổ mắt 1 – 2 giây, nhấc hờ tay ra và làm liên tục 15 đến 20 lần, hoặc xoa động mạch cảnh (dùng hai ngón tay ép vào hai bên cổ nơi có mạch đập, lúc đầu ép nhẹ, sau tăng dần, làm liên tục 3 – 5 lần. Nếu chưa có kết quả ta có thể tiếp tục làm lần thứ hai. 
– Kích thích thở dương tính liên tục trong khi thông khí cơ học.
– Làm giảm căng dạ dày bằng ợ hơi hoặc đặt ống mũi – dạ dày.
Nếu bệnh nhân nấc dai dẳng, điều trị phải hướng về việc làm giảm nguyên nhân đưa đến nấc. Hiện nay có một số thuốc đã được quảng cáo có tác dụng chữa nấc nhưng chưa có thuốc nào được thử nghiệm kiểm định.
Thường dùng nhất là Chlorpromazine 25 – 50 mg uống hoặc tiêm bắp. 
Một số tác nhân khác đã được thông báo là hiệu nghiệm trong một số trường hợp bao gồm các thuốc chống co giật (Phenytoin, Carbamazepin), Metoclopramid và đôi khi phải gây mê toàn thân.

Doctor SAMAN

Tác giả

Giới thiệu về tác giả

Sưu tầm

Bình luận

Bấm vào đây để viết bình luận