Với diện tích tự nhiên 331.212 km2 trải dài từ 8030’ – 22022’ vĩ độ Bắc và 102010’ – 109020’ kinh độ Đông từ Trung Quốc ở phía Bắc đến vịnh Thái Lan ở phía Nam, lãnh thổ Việt Nam có tính đa dạng cao về mặt địa lý tự nhiên. Cùng với nền khí hậu nhiệt đới gió mùa ẩm nóng đã tạo nên sự đa dạng sinh học cao trong thành phần các loài động thực vật đặc biệt là trong giới thực vật, được thể hiện qua số lượng loài. Trên cơ sở các tài liệu đã công bố của các nhà sinh vật Việt Nam, được tổng hợp từ những tài liệu đáng tin cậy, trên toàn lãnh thổ Việt Nam hiện có tới trên 28.682 loài động thực vật. Trong đó, hệ thực vật chiếm tới 19.357 loài với 600 loài Nấm, 368 loài Vi khuẩn lam (Cyanophyta), 2.176 loài Tảo (Algae), 793 loài Rêu (Bryophyta), 2 loài Khuyết lá thông (Psilotophyta), 57 loài Thông đất (Lycopodiophyta), 2 loài Thân đốt (Equisetophyta), 691 loài Dương xỉ (Polypodiophyta), 69 loài Hạt trần (Pinophyta) và 13.000 loài Hạt kín (Magnoliophyta). Trong số 13.000 loài thực vật hạt kín nói trên, theo thống kê của Viện Dược liệu Việt Nam, hiện biết có khoảng 4000 loài được sử dụng làm thuốc chữa bệnh theo kinh nghiệm dân gian và đông y, trong đó, chưa kể số loài chưa chắc chắn về công dụng và trong các ngành thực vật khác kể trên.

Để thống kê được số lượng loài nói chung cũng như số loài thực vật làm thuốc chữa bệnh người ta phải sử dụng phương pháp nghiên cứu phân loại học thực vật với những nguyên tắc chính và chung nhất (theo Nguyễn Nghĩa Thìn) như sau :

1- Tên gọi thực vật không phụ thuộc vào tên  gọi động vật  (Bộ luật áp dụng cho tất cả thực vật,  không liên quan việc lúc đầu nhóm đó có thuộc thực vật hay không).

2- Việc sử dụng tên gọi của các nhóm phân loại được xác định nhờ mẫu chuẩn danh pháp.

3- Tên gọi các nhóm phân loại dựa theo nguyên tắc ưu tiên trong khi công bố.

4- Mỗi nhóm phân loại có giới hạn, vị trí và bậc nhất định, không kể các ngoại lệ quy định cụ thể, chỉ có thể có 1 tên đúng đắn duy nhất, đó là tên có sớm nhất và hợp với quy tắc.

5- Tên khoa học của các nhóm phân loại đều được coi là tên La tinh không phụ thuộc vào xuất xứ của nó.

6- Quy tắc của tên  gọi có tác dụng nghịch đảo nếu như chúng không được quy định giới hạn riêng (những tên hợp pháp, hợp với luật thì được dùng và ngược lại).

Viện Y học bản địa Việt Nam là điểm đến của sự vinh danh, noi gương, kế tục truyền thống của cha ông ta “Nam dược trị Nam nhân” như thần Y Dược Tuệ Tĩnh đã nói. Theo đó phân loại thực vật làm thuốc chính xác, khách quan là cơ bản quan trọng.

Cử nhân sinh học Nguyễn Thị Thuận

Ban khoa học & công nghệ Viện Y học bản địa Việt Nam.

Doctor SAMAN

[{"src":"\/yhbd.vn\/upload\/images\/2013\/04\/thuc_vat-yhocbandia.jpg","thumb":"\/yhbd.vn\/upload\/images\/2013\/04\/thuc_vat-yhocbandia.jpg","subHtml":""}]