Cây thuốc

Đáng tiếc, cây Dong riềng đỏ đã bị biến đổi gen

Thông báo về việc tạm thời chấm dứt hợp đồng trồng, cung ứng Cây Dong riềng đỏ và hủy lô Dong riềng đỏ tại địa bàn huyện Võ Nhai, tỉnh Thái Nguyên Sau bài báo năm 2014 công bố (của bác sỹ Hoàng Sầm) về cây dong riềng đỏ có tác dụng chữa bệnh đau […]

Thông báo về việc tạm thời chấm dứt hợp đồng trồng, cung ứng Cây Dong riềng đỏ và hủy lô Dong riềng đỏ tại địa bàn huyện Võ Nhai, tỉnh Thái Nguyên

Sau bài báo năm 2014 công bố (của bác sỹ Hoàng Sầm) về cây dong riềng đỏ có tác dụng chữa bệnh đau thắt ngực và làm sạch lòng mạch vành, ba bài báo trên báo y học thực hành năm 2008, một bài báo trên báo dân tộc phát triển năm 2014, phong trào trồng cây dong riềng đỏ tăng mạnh.

Chúng tôi đã cung cấp cho khoảng gần 1000 người, mỗi người 100 hạt giống dong riềng đỏ thuần chủng, cứu người tạo phúc việc thật đáng mừng. Đến năm 2015 chúng tôi cũng đã đăng ký 8 bản quyền tác giả, quyền sở hữu trí tuệ của 8 đề tài khoa học về vấn đề này.

Về hình thái học, từ năm 2002 đến năm 2005 khi tiến hành đề tài trọng điểm bộ mã số 2005-04-46 TĐ chúng tôi đã tiếp xúc với cây chuẩn cả vài trăm lần mà vẫn còn có lúc nhầm, huống hồ là người mới tiếp xúc, nhất là mua qua mạng.

Đáng tiếc, hầu hết chúng ta đã không nắm được thế nào là cây thuần chủng trong vườn giống có lưới che chắn côn trùngcây sản xuất, dẫn tới dùng hạt, củ của cây sản xuất đem làm giống. Từ đó tạo ra hàng loạt giống mới không còn nguyên bản nữa, sử dụng làm thuốc không còn hiệu quả nữa. Thật đáng buồn khi kiểm tra ADN của dong riềng đỏ trồng theo hợp đồng và trồng tự phát tại vùng huyện Võ Nhai thấy phần chỉ thị chuẩn trên ADN đã biến đổi ≥ 3%, trên các vạch Rf bản sắc ký mất 2 chất quan trọng nhất có giá trị làm thuốc là beta-sitosterol sticmag và sitosterol fucfuran. Cũng trên sắc ký hiệu năng cao xuất hiện 1 số vạch mới chưa xác định, chưa rõ có độc hay không. Về nguyên tắc khi ADN chỉ thị có biến đổi ≥ 2% coi như xuất hiện loài khác rồi.

Trích một số hình ảnh về DNA Dong riềng đỏ so sánh với Dong riềng trắng kiểm tra ngày 28.07.2018

Có cụ bà ở Bắc Kạn mang cây dong riềng đỏ cụ trồng xuống hỏi tôi rằng: cây này tôi lấy ở chỗ sở KH-CN Bắc Kạn về trồng mà sao uống mãi vẫn đau ngực, đi điện tim vẫn bệnh mạch vành. Tôi xem kỹ thấy hình thái gân lá đã có biến đổi ít nhiều, nên khuyên cụ không nên uống nữa.

Các mẫu ở Đồng Nai, Thái Bình, Củ Chi Sài Gòn, Đoan Hùng Phú Thọ, Hà Tây và hàng chục địa phương khác gửi về Viện xác minh đều đã bị mất tính thuần chủng, sử dụng làm thuốc thấy không còn hiệu quả nữa. Vùng biến đổi gene mạnh nhất là Bắc Kạn, vì ở đó họ trồng lẫn dong làm thuốc bên vườn dong làm miến ở xã Côn Minh, Narì và nghe đâu còn có chủ trương sản xuất loài miến chữa bệnh mạch vành. Nghe thật nẫu ruột và ấu trĩ.

Trong quá trình trồng do ong, bướm, côn trùng thụ phấn chéo giữa loài dong làm thuốc và loài làm miến, loài làm cảnh … đã khiến tình trạng hiện nay không còn kiểm soát được nữa.

Dự báo tệ hại này đã được cảnh báo từ năm 2008, nhưng chẳng ai đoái hoài nên tôi đã cử 1 nhóm chuyên gia xây dựng 1 vườn giống chuẩn riêng trên núi cao và bây giờ, may, mới còn có cái mà dùng.

Rồi mai đây, mọi việc sẽ đi vào dĩ vãng, rằng thì là cây này thực ra chả có tác dụng gì, rằng thì là do hiệu ứng domino, nào là hiệu ứng bầy đàn … nên bệnh vẫn hoàn bệnh. Thế nhưng chính là do ý thức và hiểu biết của chúng ta về dược liệu còn nhiều thơ ấu.

Cây dong riềng đỏ mà chúng tôi nghiên cứu là cây đặc hữu về khí hậu, độ cao, đặc điểm mưa nắng, thổ nhưỡng có những điểm riêng. Nay đem trồng tràn lan như thế này, chẳng có ý thức bảo tồn gene gì cả thì còn gì là thuốc nữa.

Trên thị trường mạng người ta trưng ra đủ thứ dong đỏ, nào là giống làm cảnh cũng tới hơn 20 loài, cả dong làm miến, cả lá dong đỏ gói bánh chưng loại chữa tăng huyết áp cũng gộp vào rằng chữa được bệnh mạch vành, thật quá đáng.

Nghề làm thuốc có cả cái nghiệp phía trước, phải có duyên, nhất là sự căn cốt, mất cái căn cốt từ đầu thì chữa bệnh sao được. Ta thán bây giờ thì làm gì nữa. Cây dong riềng đỏ mà tôi khai sinh chắc rồi cũng vào dĩ vãng thôi. Tôi cũng thầm trách những người có trách nhiệm của đất nước này không có 1 tầm nhìn để mai một những giá trị có 1 không 2. Như phạm nhân “Hải bánh” trong vụ án Năm Cam từng nói “mất rồi mới biết mình đã từng có”.

Bác sỹ Hoàng Sầm

Viện Y học bản địa Việt Nam

Tác giả

  • BS. Hoàng Sầm

    Tốt nghiệp Đại học Y Hà Nội 1977-1983; Nguyên Giảng viên chính Đại học Y - Dược Thái Nguyên; Chủ tịch Hội đồng Viện Y học bản địa Việt Nam Cellphone: 0977356913 Email: bacsysaman@gmail.com

Giới thiệu về tác giả

BS. Hoàng Sầm

Tốt nghiệp Đại học Y Hà Nội 1977-1983;
Nguyên Giảng viên chính Đại học Y - Dược Thái Nguyên;
Chủ tịch Hội đồng Viện Y học bản địa Việt Nam
Cellphone: 0977356913
Email: bacsysaman@gmail.com

Bình luận

Bấm vào đây để viết bình luận