Tim mạch

Đánh giá nguy cơ nhồi máu cơ tim và định hướng xử lý

Nhồi máu cơ tim là tình trạng của một phần cơ tim bị hủy khi lượng máu cung cấp đến phần đó bị giảm sút. Tùy theo bao nhiêu cơ tim bị hủy, bệnh có thể nhẹ hoặc nặng. Nếu cơ chưa bị hủy hẳn thì gọi là “đau tim” (angina). Nguyên nhân chính gây […]

Nhồi máu cơ tim là tình trạng của một phần cơ tim bị hủy khi lượng máu cung cấp đến phần đó bị giảm sút. Tùy theo bao nhiêu cơ tim bị hủy, bệnh có thể nhẹ hoặc nặng. Nếu cơ chưa bị hủy hẳn thì gọi là “đau tim” (angina). Nguyên nhân chính gây ra nhồi máu cơ tim là do máu đông hình thành làm tắc động mạch vành, khi mảng xơ vữa bị nứt, vỡ ra (thường xảy ra trên nền của bệnh cảnh động mạch vành bị hẹp do mỡ tụ trong thành mạch máu và xơ vữa từ trước). Ngoài ra, tình trạng co thắt mạch vành cũng có thể làm ngừng trệ dòng máu dẫn đến nuôi cơ tim.

nhoi mau

 

Điểm nguy cơ nhồi máu tính bằng yếu tố khác nhau nhưng được coi là tương đương về giá trị khi tính điểm.

Mức độ nguy cơ được chia làm 3 bậc:

1. Bậc nguy cơ thấp 2 điểm TIMI;

2. Nguy cơ trung bình 3-4 điểm TIMI;

3. Nguy cơ cao 5-7 điểm TIMI.

 Điểm TIMI là viết tắt của các nguy cơ khởi nguồn tiềm ẩn gây nhồi máu cơ tim (Thrombolysis In Myocardial Infarction) gồm các yếu tố tính điểm sau:

1. Tuổi trên 6

2. Tiền sử đau thắt ngực do cơ tim thiếu máu cục bộ

3. Có trên 3/5 yếu tố nguy cơ của mạch vành

  • Tăng huyết áp
  • Tăng cholesterol máu
  • Gia đình có tiền sử bệnh động mạch vành
  • Đang hút thuốc lá
  • Bị bệnh đái tháo đường

4. Đã phải dùng atpirin trong 7 ngày vừa qua

5. Đoạn ST chênh xuống trên bản ghi điện tim

6. Men tim troponin/và hoặc CK-MB tăng

7. Ít nhất có 2 cơn đau thắt ngực trong 24h vừa qua

  • Nếu có 2/7 điểm TIMI thí nên đi khám ngay, khám định kỳ và lập kế hoạch điều trị, luyện tập nghỉ ngơi.
  • Nếu có 3-4/7 điểm TIMI thì nguy cơ mức trung bình, cần xếp thời gian vào nằm viện điều trị.
  • Nếu có 5-7/7 điểm TIMI lập tức vào viện ngay, theo dõi liên tục đến khi điểm TIMI xuống mức nguy cơ trung bình. 

Vì những lý do khác nhau mà không vào nằm viện được thì can cứ vào mô hình điều trị dưới đây:

  • Nếu không vào viện được, không có tiền mua thuốc thì chí ít là được ghi điện tim và nghe lời khuyên của bác sỹ chuyên khoa tim mạch.
  • Nếu cố mua được 1 loại thuốc thôi thì đó là atpirin 500mg mối ngày 2 viên trong tối thiểu 2 tuần.
  • Nếu cố mua được 2 loại thuốc thì loại thứ 2 phải là thuốc uống Thienopiridines
  • Nếu cố mua được 3 loại thuốc thì thuốc thứ 3 được ưu tiên là chẹn bêta giao cảm
  • Nếu đủ điều kiện mua loại thuốc thứ 4 thì đó là trà CARDORIDO mỗi ngày 4 gói/24h trong tuần đầu, 3 gói/24h trong tuần kế, 2 gói ngày trong tuần cuối.
  • Biện pháp tiếp theo là giảm cholesterol máu bằng ăn nghệ kho đậu phụ, ăn tỏi, ăn rau cần ta, uông RAC, uống nước sắc ngưu tất, uống bài nhị trần thang gia chuối hột, lá sen, câu đằng.
  • Biện pháp tiếp theo là luyện tập thể dục, thể thao nhẹ và sinh hoạt tình dục đều đặn 1 lần/tuần như 1 biện pháp thể dục cưỡng bức.                                      

Doctor SAMAN

Tác giả

Giới thiệu về tác giả

Ban biên tập

Bình luận

Bấm vào đây để viết bình luận