Hoạt động Viện

Đi Lạng Sơn sưu tầm bài thuốc chữa động kinh

Từ lâu, nghe phong thanh rằng Lạng Sơn có nhiều bài thuốc chữa động kinh trong dân gian, có hiệu quả rõ ràng. Tháng 9 năm 2014, lên gặp Bs Minh ở Bắc Sơn, Lạng Sơn để hỏi thăm. May thay, BS Minh nói, khoa tôi có chị hộ lý động kinh cơn lớn, uống […]

chữa động kinh bằng phương pháp dân gian - yhocbandia

Từ lâu, nghe phong thanh rằng Lạng Sơn có nhiều bài thuốc chữa động kinh trong dân gian, có hiệu quả rõ ràng. Tháng 9 năm 2014, lên gặp Bs Minh ở Bắc Sơn, Lạng Sơn để hỏi thăm. May thay, BS Minh nói, khoa tôi có chị hộ lý động kinh cơn lớn, uống thuốc trong làng nay đã khỏi hẳn hơn chục năm. Hỏi làng nào, ảnh không rõ, chỉ biết ông lang này ở xã Chiến Thắng hay Vạn Thủy chi đó. Anh gọi điện thoại, lúc sau gặp chị hộ lý đã về hưu gọi BS Minh là cậu xưng chị. Ảnh giới thiệu xong, tâm tình, thăm hỏi, cho chị ít tiền, nói với chị mục đích chuyến đi của tôi. Chị nói người chữa khỏi cho chị ở xã Vạn Thủy, thế là lên xe đi luôn.

Đến xã Vạn Thủy hỏi trạm xá xã thì có ông y sỹ Dương Thành Biểu nói biết ông lang này, hứa sẽ dẫn đi. Đang nói, thình lình thấy một ông khoảng trên 40, gần 50 tuổi phóng xe tới. Chưa kịp chào thì anh này đã “Ối, em chào thầy Sầm, em là Nguyễn Văn Châu, học trò cũ đây, chắc thầy không nhớ đâu lớ”. Hỏi ra mới biết ông bác sỹ này là trưởng trạm, trạm có 4 người. Sau một hồi hàn huyên, nói chuyện qua lại thì biết ông lang Khếnh này ở xóm trong, bèn cử ông Biểu đưa đường. Vứt xe ô tô bên đường, lội suối vào nhà, thấy họ nói tiếng Tày với nhau, nghe câu được câu chăng. Lên nhà sàn 1 ông già lắm, gày gò hỏi ai bị “bả mu”, tôi nói dối có đứa em gái định cư bên Đức bị. Tiếng Tày Nùng động kinh gọi là “bả mu”, tiếng Mán của dân tôi gọi “quyến mùng”. Uống nước nói chuyện, tôi gọi ổng Khếnh là chú, xưng cháu. Bèn hỏi năm nay ổng bao nhiêu tuổi. Ổng nói già rồi, cháu ạ, bác năm nay sắp 62 tuổi rồi, suýt ngất, hóa ra ông ấy trẻ hơn mình tý. Đã trót thì trét, gọi bác xưng cháu tử tế, ổng hỏi cháu làm gì, nói cháu làm thầy giáo dạy văn. Anh học ở đâu ra, “dạ cháu học ở Khoa văn của trường đại học bách khoa”, ổng nói ờ thế thì chắc giỏi lắm nhỉ. Thấy không phản biện gì, biết là ổng không được học nhiều.

Hồi lâu, ổng gọi bà vợ lấy hộ cái thang, rồi trèo lên gác, tôi trèo theo thấy giữa đống ngô, sắn khô, lúa ông bới ra 1 cái túi ni lon có lá lẩu trong đó. Tôi cầm  xuống, xem đi xem lại, thân lá thuốc khô vừa quen vừa lạ. Vì tôi có thể nhận diện ra độ trên dưới 1000 cây thuốc khô tươi, thế mà cây này nhang nhác quá.

Giao dịch, ổng nói phải uống lâu đấy, bị 1 năm uống 1 năm, bị 10 năm uống 10 năm mới khỏi. Bèn nói, em nó bị mới 6 tháng nay thôi. Chỗ này chỉ đủ 1 tháng thôi, mua lấy thì lấy, tôi nói lấy. Ổng dùng cái bát sứ Hải dương đong chỗ lá khô lồm bồm đó: 1 bát 2 trăm nghìn, 2 bát 4 trăm nghìn… đong đến bát thứ 5 thì còn thừa độ non nửa bát, ổng nói, thôi, chỗ này không lấy tiền nữa. Tôi đưa cho ổng 1 triệu rồi về.

Đến nhà tỷ việc, quên luôn. Mãi sau mới bảo cậu nhân viên Nguyễn Tuấn chuyên gia phân loại thực vật, nói mày xem cây này cho thầy là cây gì. Sau cả tuần loay hoay, kính hiển vi soi nổi, kinh hiển vi quang học, ngâm nọ ngâm kia, chụp chụp, soi soi… thưa thầy theo em khả năng nó là tầm gửi của cây Nóng vếch thầy ạ. Cây Nóng vếch (Rausauia tristila. V), thì lạ gì, thảo nào trông quen vậy.

Ngày ấy đang cắm đầu cắm cổ nghiên cứu Lohha trí não, quên bẵng đi. Năm 2016, làm dự án “Phát triển nông thôn bền vững từ cây dược liệu và cây chè shan tuyết bản địa” ở Tả Phìn Hồ. Đấy có Phàn sành Óng, vừa nghiện rượu nặng vừa động kinh lăn đùng, ngật ngửa, có hôm nghe kể ngã suýt vào đống lửa, liền vào trong núi chỉ cho hắn cây tầm gửi đó, nói tự lấy về mà đun uống đi. Thế mà đến nay không lên cơn nào nữa, hình như hắn chỉ uống có 2-3 tháng gì đó.

Sau đó còn mấy cháu nhỏ ở xã Thông Nguyên cũng cho uống, biết là 15-20 cơn ngày, nay giảm xuống 1-2 cơn ngày, có ngày không cơn nào.

Tôi biết và đã sử dụng nhiều bài chữa động kinh, nhưng bài độc vị của người dân tộc trong rừng thì có mỗi bài này. Chắc cần nghiên cứu, cấy giống, cấy mô chi đó rồi xây dựng đề cương nghiên cứu tử tế, biết đâu sau này lại được việc.

Doctor SAMAN

Bác sỹ Hoàng Sầm

Chủ tịch Viện Y học bản địa Việt Nam

 

Tác giả

  • BS. Hoàng Sầm

    Tốt nghiệp Đại học Y Hà Nội 1977-1983; Nguyên Giảng viên chính Đại học Y - Dược Thái Nguyên; Chủ tịch Hội đồng Viện Y học bản địa Việt Nam Cellphone: 0977356913 Email: bacsysaman@gmail.com

Giới thiệu về tác giả

BS. Hoàng Sầm

Tốt nghiệp Đại học Y Hà Nội 1977-1983;
Nguyên Giảng viên chính Đại học Y - Dược Thái Nguyên;
Chủ tịch Hội đồng Viện Y học bản địa Việt Nam
Cellphone: 0977356913
Email: bacsysaman@gmail.com

Bình luận

Bấm vào đây để viết bình luận