Tạp bệnh

Điều dưỡng bệnh nhân theo nhận định và phương pháp đông y

Điều dưỡng là công việc quan trọng trong quá trình điều trị, điều dưỡng, ăn uống, chế độ theo dõi, chăm sóc đúng sẽ chắc chắn làm cho bệnh chóng khỏi hơn và ngược lại.   STT  nhận định tình trạng              Nội dung chăm sóc 1 Lý chứng:Bệnh trong sâu, trong tạng phủ, bệnh mắc […]

Điều dưỡng là công việc quan trọng trong quá trình điều trị, điều dưỡng, ăn uống, chế độ theo dõi, chăm sóc đúng sẽ chắc chắn làm cho bệnh chóng khỏi hơn và ngược lại.

 

STT  nhận định tình trạng              Nội dung chăm sóc
1 Lý chứng:Bệnh trong sâu, trong tạng phủ, bệnh mắc đã lâu, mạn tính đã taí phát nhiều lần như các bệnh nhiễm trùng, truyền nhiễm thời kỳ toàn phát thời kỳ biến chứng, thời kỳ lui bệnh . -Châm sâu cứu lâu, châm lưu kim .

– Thuốc dùng nhóm tả hạ, thổ, ôn, thanh, tiêu, bổ, trên cơ sở biện chứng thực hư.

– Tăng thời gian nghỉ ngơi, ăn bồi dưỡng, tránh vận động mạnh, tránh sinh hoạt tình dục làm tiêu hao chân khí.

– Tránh các chất kích thích, đồ ăn cay nóng gây ra mồ hôi

2 Thực chứng:Cuộc đấu tranh chính khí- tà khí đang mạnh, triệu chứng

biểu hiện điển hình, mạch mạnh nhanh,sốt cao, ỉa chảy hoặc táo bón, nôn, bí đái, hôn mê, vật vã, thao cuồng, mất nước môi khô se, đái ít.

– Dùng các thuốc tả mạnh khắc phạt tà khí, như thuốc thanh nhiệt tả hoả, giải độc, hãn, hạ, thổ, tiêu. . .Nếu không có hư sẵn từ trước, không dùng thuốc bổ.

– Cho dùng đủ nước khi thấy dấu hiệu mất nước: Nước rau má, nước xoài, các nước luộc rau màu xanh đậm khác. . .

– Châm tả vê mạnh, châm rút chậm, mở lỗ kim, cho tà khí thoát ra.

3 H ư chứng: Thường là bệnh mạn tính, thể trạng yếu.

– Ăn kém mất ngủ.

– Chân tay vô lực,tinh thần mệt mỏi, triệu chứng bệnh không điển hình.

– Đại tiểu tiện có thể  tự chảy .

– Nằm im trên gường, quay mặt vào trong tối, cử động chậm chạp mạch vô lực

– Dùng thuốc bổ là chính, nếu kèm theo thuốc chữa bệnh thì dùng liều thấp, châm bổ hoặc cứu. Xoa bóp- Bấm huyệt nhẹ nhàng, bảo vệ biên độ khớp, động viên tinh thần.

– Chọn chỗ nằm yên tĩnh đủ ánh sáng, giúp bệnh nhân vận động tại chỗ, hoặc đi lại nếu điều kiện cho phép.

– Nên chọn thức ăn bổ dưỡng nhưng phù hợp khẩu vị bệnh nhân, ăn ít, ăn nhiều bữa, thức ăn lỏng 4-5 bữa ngày.

– Tẩm quất ngực phòng viêm phế quản, đề phòng loét do tỳ đè, vệ sinh các lỗ tự nhiên.

4 Hàn chứng:- Sợ lạnh, tay chân lạnh, trở trời lạnh bệnh tăng, trở ấm thì đỡ.

– Ưa thức ăn ấm nóng, thức ăn lạnh dễ làm tăng bệnh.

– Rêu lưỡi trắng, mạch trì.

– Tiểu đêm nhiều lần,nước tiểu trong dài, phân lỏng nát như phân vịt.

– Đàn ông có thể liệt dương, lãnh tinh, đàn bà lãnh cảm.

– Giữ ấm tránh gió lạnh, mùa đông ngủ sớm, dậy muộn một chút, trước khi ngủ ngâm chân nước nóng, có thể xoa cồn gừng, quế, dầu hồi, các loại dầu nóng vào tay chân, vào huyệt đại truỳ và dọc mạch đốc trước khi ngủ.

– Nên ăn nóng, uống nước nóng, các loại gia vị cay nóng như ớt, hành, gừng, hạt tiêu. Hạn chế tôm cua, ốc, cá, đồ biển, nên ăn thịt chó, thịt dê, thịt chim bồ câu, chim ngói.

– Ôn châm hoặc cứu ngải, thời gian lưu kim lâu.

– Chỗ nghỉ thoáng ấm yên tĩnh.

5 Nhiệt chứng: Sợ nóng chân tay ấm nóng, hơi thở nóng, có thể sốt thấp hoặc sốt cao, gò má đỏ, khát nhiều, vật vã, ra nhiều mồ hôi, mất nước, bệnh nặng có thể chảy máu.

– Rêu lưỡi vàng, chất lưỡi đỏ, khô họng, khô môi, mạch nhanh.

– Phân táo bón, nước tiểu đỏ.

– Giai đoạn phục hồi: Sốt thấp kéo dài, môi họng khô, lòng bàn chân tay nóng, táo bón do mất tân dịch.

– Nơi điều trị thoáng mát nhưng không lộng gió, ăn đồ loãng, nhiều bữa, bổ xung đủ nước, muối.

– Nếu sốt cao chườm nước lạnh, chườm nước cốt cỏ nhọ nồi vào trán, nách, bẹn, đỉmh đầu, có thể cho uống nước cỏ nhọ nồi pha đường chống chảy máu và hạ sốt.

– Ăn nhiều rau, nước rau, bột sắn dây chống táo bón.

– Trường hợp sốt thấp kéo dài, hoặc giai đoạn phục hồi nên ăn vừng đen, nước đỗ đen, cháo mạch môn, kỷ tử.

6 Dương chứng và âm hư: Đều có biểu hiện của nhiệt, triệu chứng dương chứng như chứng nhiệt, thuộc thực chứng. Âm hư như giai đoạn phục hồi của chứng nhiệt, thuộc hư chứng. – Dương chứng xử trí như chứng nhiệt, âm hư chủ yếu bồi dưỡng phần âm, kèm theo những thức ăn có tác dụng an thần, bổ âm: lá dâu, đỗ đen, cháo đỗ xanh, cháo hến, ăn tim, gan, thận, phổi…
7 Âm chứng dương hư: Đều có triệu chứng hàn, âm chứng là thực hàn,mạch có lực. Dương hư là hư hàn mạch vô lực. – Giữ ấm, dùng thức ăn ấm nóng, tránh tiếp xúc lạnh, ăn những thức bổ dương, thịt dê, chó, gà, chim sẻ…những gia vị cay nóng như quế ,hồi, tiêu, ớt…

 

 Nhận định và chăm sóc bệnh nhân trên cơ sở Chẩn đoán tạng phủ khí huyết, tân dịch . 

 

        Nhận định tình trạng                  Nội dung chăm sóc
1 Bệnh tâm tiểu trường: Thần không minh, tư duy không sáng suốt.

– Mất ngủ, hồi hộp đánh trống ngực, sợ hãi vô cớ, đau ngực.

– Mặt không tươi nhuận, lưỡi có thể săn nhỏ lệch, nói ngọng hoặc cấm khẩu.

– Nếu tâm nhiệt thao cuồng, vật vã, tâm hư nói năng lảm nhảm 1 mình.

– Nghỉ ngơi yên tĩnh, tránh thức đêm, tránh chất kích thích, động viên, giải toả ức chế tâm lý.

– Thuốc nên dùng thêm các loại an thần thảo dược : tâm sen, lá vông, cỏ mần trầu, cỏ bợ, thức ăn nên tim hầm hạt sen, tim hầm chu sa, thần sa, đau ngực thì dùng củ sắn dây, dong riềng đỏ.

– Nên tập thư giãn hăng ngày theo tư thế ngồi thiền nhập định, hoặc khí công .

2 Bệnh can đởm: -Tinh thần u uất, cáu gắt, bực dọc vô cớ, ngực sườn đầy tức,thở dài, tâm lý căng thẳng.

– Run tay chân, mờ mắt, chóng mặt, tăng huyết áp, đau đầu vùng đỉnh, rối loạn kinh nguyệt.

– Miệng đắng đêm nằm giật mình, mộng mị, cơn ác mộng, thiếu sự quả quyết trong công việc.

– Sơ can giải uất bằng lời nói dịu dàng, tiếp xúc nhẹ nhàng. Ăn canh lá dâu, uống trà hoa cúc, trà hạt muồng, nhân trần.

– Tránh các tiếp xúc gây căng thẳng tâm lý tránh môi trường nhiều tress, tăng cường tiếp xúc thiên nhiên, yên tĩnh.

– Nên ăn mướp đắng, uống chè tươi,  không uống rượu, cà phê, chè khô.

– Xoa bóp vùng đầu và xoa bóp nhẹ toàn thân, động tác thiên bổ, dịu dàng, chậm sâu, nên nằm thiền.

3 Bệnh phế- đại trường: – Ho, suyễn khó thở, ho ra máu, khạc đờm.

– Người mệt mỏi vô lực, đoản hơi, đoản khí, tiếng nói nhỏ yếu thiếu hơi, dễ bị cảm lạnh, cảm sốt khi trở trời.

– Da khô không được tươi nhuận, lông xơ xác, dễ bị các bệnh ngoài da như viêm da, á sừng…

– Đại tràng bệnh khiến phân táo nát thất thường, ngày đi đại tiện  vài ba lần, có khi đau quặn bụng dưới.

– Tránh môi trường bụi bặm, cần không khí trong lành, tập thở sâu, thở 4 thì có kê mông, tập vẩy tay, sáng sớm dậy, trước khi ngủ tập động tác vươn thở.

– Chơi những môn thể thao không đòi hỏi thể lực như đi bộ, chạy nhẹ nhàng, tiếp xúc với sự thay đổi thời tiết tăng dần đén khi thích nghi.

– Nên ăn cao ngựa bạch, phổi ngựa bạch, cao rễ dâu, lá dâu, mật ong, nghệ vàng… không nên ăn mắm tôm, cá biển, thịt chó.

– Xoa bóp, vệ sinh da mặt, da bụng, toàn thân nhiều lần trong ngày, mỗi lần 5-10 phút.

4 Bệnh tỳ vị:- Chán ăn, nhạt miệng, không ăn được, có thể phù do suy dinh dưỡng. Trương lực cơ giảm, cơ có thể teo nhẽo, vô lực.

– Chảy máu kéo dài ở đường sinh dục, tiêu hoá, tiết niệu, chảy máu dưới da do giảm tiểu cầu, do thiếu yếu tố đông máu.

– vị nhiệt gây viêm lợi, viêm quanh răng, viêm niêm mạc miệng, chảy máu chân răng.

– Lựa chọn thức ăn hợp khẩu vị, ăn ít, ăn nhiều bữa, đổi món thường xuyên, khuyến cáo những loại rau có vị đắng. Không được ăn quá no, nên vừa no

– Xoa bóp, day và hướng dẫn tự cứu ngải huyệt túc tam lý, thượng hạ cự hư, giải khê, điểm tận cùng của chân trên vành tai.

– Vận động nhẹ làm tiêu hao năng lượng, kích thích ăn ngon miệng, uống nước sinh tố rau má nếu có viêm, chảy máu chân răng.

– Thực hiện đầy đủ chỉ định của bác sỹ điều trị.

 

5 Bệnh thận- Bàng quang: Đau lưng mỏi gối ù tai, liệt dục là triệu chứng chung của cả thận âm và thận dương.

– Thận âm hư nóng lòng bàn chân tay, xuất tinh sớm, nước tiểu đỏ, táo bón, nặng hơn thì nhức trong xương, ngũ tâm phiền nhiệt.

– Thận dương hư chân tay lạnh, bàng quan thờ ơ, kém hưng phấn, lãnh tinh liệt dương, đái dầm người già hoặc són đái, đái đêm nhiều lần, nước tiểu trong dài.

– Bàng quang thực nhiệt đái nóng rát, hư chứng đái lắt nhắt, đái sót.

 

– Tiết chế tình dục, tránh sinh hoạt tinh dục giờ chÝnh tý và giờ chÝnh ngọ, chỉ châm bổ hoặc cứu, xoa bóp vùng ngang thắt lưng, mặt trong đùi, cẳng chân đến mắt cá trong. Tập động tác ưỡn lưng trên nền phẳng 5-7 lần, làm động tác đánh trống trời, gõ răng.

– Nếu do thận âm hư nên ăn đỗ đen xanh lòng, cật lợn, trâu, bò, cá biển, thịt trăn, cao trăn.

-Nếu thận dương hư nên ăn thịt dê, cao xương dê, thịt, nhung gạc hươu nai, thịt ngựa, cao ngựa và những vị thuốc bổ dương khác.

– Đái nóng rát uống nước đỗ đen, nước bột sắn dây, hư chứng uống rượu tắc kè, cá ngựa.

6 Bệnh khí:- khí thực chướng mãn, ngực bụng đầy tức, suyễn thở, ợ hơi-

– Hư chứng đoản hơi đoản khí, khong muốn làm việc, người mệt mỏi.

– Thực chứng tránh thức ăn khó tiêu, xoa bóp bụng theo chiều kim đồng hồ, uống vỏ quýt, vỏ chanh, vỏ bưởi, tai quả hồng.

– Hư chứng xoa bóp như đã hướng dẫn ở phần tỳ vị, tăng thời gian nghỉ ngơi, tránh hoàn toàn lao động nặng và tuân thủ nghiêm chỉnh y lệnh.

7 Bệnh huyết hư: Da xanh xao, hoa mắt chóng mặt, kinh nguyệt ít, vô kinh, nếu có sắc kinh nhạt màu và muộn. -Tăng cường chế độ ăn giàu dinh dưỡng, ăn nhiều thịt, nhiều tiết gia xúc gia cầm, ăn thêm nghệ vàng nghệ đen, tam thất, đỗ đen, nước tôi sắt ở lò rèn.
8 Bệnh tân dịch : Khô nước mắt, nước bọt, da khô nhăn nheo, khớp khô khó cử động thường gặp ở người già, sau sốt, ỉa chảy, nôn. – không làm mất nước thêm, cung cấp đủ nước, ăn canh lá dâu nấu cháo hến, vừng đen, canh cá và các loại nước rau khác, muối dặm mặn vừa như nước mắt.

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Sinh hoạt

–  Không làm lụng quá mệt, không nghỉ ngơi quá nhiều, say rượu không nhập phòng, không sinh hoạt tình dục vào giữa trưa và giữa đêm, nếu không tiết chế được thì khắc phục bằng cách làm động tác cầu vồng: tỳ chẩm và gót chân dướn lưng lên cao lắc người sang phải, sang trái 7 lần.

– Không để thời gian chết, nhàn quá thường nghĩ bậy làm bậy, không ham mê, mưu lự gì thái quá, không nên thức đêm lao tâm khổ tứ vì việc gì đó quá nhiều. Mùa xuân nên khoan khoái tránh tức giận, mùa hạ nên hoạt động làm lụng, mùa thu nên gìn giữ, mùa đông nên làm ít nghỉ nhiều.

– Không tham công tiếc việc, không tham quyền tham chức, tranh giành danh vị làm hao tổn tâm khí, làm cho can phải mưu lự bất thường mà sinh bệnh nội thương.

– Mùa xuân kiêng gió, mùa hạ kiêng nắng, mưa rào, thu nên kiêng sương, mùa đông tránh hàn. Mùa hạ không kiêng thức ăn sống lạnh, mùa thu sẽ thành rét cơn; Mùa thu không kiêng phong thấp, mùa hè tới sẽ bị sống phân; Mùa đông tiêu hao chân tinh, khi xuân sang cảm gió biến thành bệnh ôn

 

Bs. Hoàng Sầm

Nghiên cứu viên cao cấp

Viện Y Học Bản Địa Việt Nam

Doctor SAMAN

Tác giả

  • BS. Hoàng Sầm

    Tốt nghiệp Đại học Y Hà Nội 1977-1983; Nguyên Giảng viên chính Đại học Y - Dược Thái Nguyên; Chủ tịch Hội đồng Viện Y học bản địa Việt Nam Cellphone: 0977356913 Email: bacsysaman@gmail.com

Giới thiệu về tác giả

BS. Hoàng Sầm

Tốt nghiệp Đại học Y Hà Nội 1977-1983;
Nguyên Giảng viên chính Đại học Y - Dược Thái Nguyên;
Chủ tịch Hội đồng Viện Y học bản địa Việt Nam
Cellphone: 0977356913
Email: bacsysaman@gmail.com

Bình luận

Bấm vào đây để viết bình luận