I.ĐẠI CƯƠNG.

Trong nền y học cổ truyên của dân tộc, việc hái thuốc, trồng thuốc để chữa bệnh nói chung và chữa các vết thương, vết bỏng nói riêng đã được áp dụng rộng rãi. Việc dùng thuốc nam và các thủ pháp y học cổ truyền dân tộc để chữa vết thương, vết bỏng đã được ghi trong các sách thuốc của các vị danh y như Tuệ tĩnh và Hải Thượng Lãn Ông đã có nhiều bài thuốc có giá trị dùng để chữa vết thương, vết bỏng. Nhiều kinh nghiệm quý được lưu truyền trong y học dân gian và y học cổ truyền. Ngày nay các cơ sở y tế và các đơn vị quân y đã thừa kế, nghiên cứu ứng dụng các biện pháp, điều trị y học dân tộc trong ngoại khoa và đã có nhiều cây thuốc, con thuốc được công nghệ hiện đại chiết xuất, bào chế ra các dạng thuốc khác nhau để cứu chữa vết thương, vết bỏng đạt kết quả tốt.

II.THUỐC NAM.

– Bao gồm các cây thuốc, con thuốc hoặc khoáng vật dùng làm thuốc được sử dụng dưới dạng tươi hoặc được bào chế của dược học cổ truyền vẫn giữ toàn phần hoạt chất của i vị thuốc hoặc của nhiều vị thuốc trong bài thuốc. 

– Qua nhiều năm nghiên cứu khoa học, thuốc nam đã được cải tiến dạng bào chế, được tiêu chuẩn hoá và kiểm định về chất lượng và đã được ứng dụng phổ biến ở nhiều chuyên khoa ngoại. ở các bệnh viện và các cơ sở y tế quân dân y trong cả nước.

2.1.Trong ngoại khoa:

Thuốc nam được phân theo tác dụng

– Kháng khuẩn, ức chế VK.

– Chữa viêm tấy.

– Rụng hoại tử và làm sạch vết thương, vết bỏng.

– Ảnh hưởng tốt tới quá trình tái tạo của VT, kích thích mô hạt phát triển và biểu mô hoá, làm cân bằng chuyển hoá Collagen.

– Làm khô và tạo màng thuốc che phủ VT, vết bỏng, vết mổ.

– Làm giảm mùi hôi của các VT có mủ thối.

– Chống dòi, ruồi, nhặng, bọ.

– Cầm máu tại chỗ.

– Kích thích quá trình liền xương.

– Kích thích nhu động ruột.

– Thuốc chữa 1 số bệnh: Trĩ, sa niêm mạc trực tràng, viêm nghẽn mạch chi. Đối với một số thuốc kháng khuẩn gây nhiễm khuẩn tại chỗ cần đáp ứng các yêu cầu là có hiệu lực với vi khuẩn gây nhiễm khuẩn vết thướng; có khả năng thâm nhập sâu tại vết thương có nông độ có hiệu lực; không bị ức chế hoặc bị huỷ bởi các dịch tiết từ mô tế bào và các sản phẩm của vi khuẩn tại VT, bài tiết nhanh và chuyển hoá nhanh nếu được hấp thụ vào cơ thể; Nếu là một loại thuốc tạo màng thì cần có 3 yêu cầu sau đây: Bền vững, dàn hồi, trong suốt. Khi nghiên cứu một loại thuốc nam điều trị vết thương vết bỏng, cần so sánh các nhóm chúng và sử dụng các phương phá khoa học, khách quan, để đánh giá tác dụng của thuốc, chủng nhờn, kháng thuốc; không gây độc tại chỗ và toàn thân.

2.2. Các bước thừa kế ứng dụng nghiên cứu cây thuốc nam.

– Lựa chọn cây thuốc, con thuốc căn cứ vào kết quả thừa kế (phương pháp sàng lọc)

– Tìm hiểu về thực vật học.

– Nghiên cứu về hoá thực vật, hoá dược và dạng bào chế.

– Nghiên cứu thực nghiệm.

– Nghiên cứu ứng dụng lâm sàng (phương pháp thử nghiệm điều trị có kiểm tra).

– Kết luận (đánh giá, so sánh).

– Nghiệm thu.

– Sản xuất, phổ biến, ứng dụng. Sau những bước kể trên, nếu xác định được những hoạt chất chính thì tách chiết nó, và nghiên cứu cấu trúc của nó bằng các phương pháp lý – hoá hiện đại

2.3.Yêu cầu đối với một loại thuốc dùng tại chỗ để cứu chữa vết thương, vết bỏng.

Khi dùng 1 loại thuốc nam nào để để điều trị tại chỗ vết thương và vết bỏng, phải đạt được những yêu cầu sau.

-Thuốc không gây đau, xót hoặc gây ít đau, xót khi đắp tại chỗ vết thương, vết bỏng. (Bệnh nhân có thể chịu đựng được).

-Không kích thích gây độc hại tại chỗ, không gây ảnh hưởng xấu đến quá trình tiến triển của vết thương, vết bỏng.

– Trong khi đắp thuốc tại vết thương, vết bỏng. Thuốc không gây độc hoặc ảnh hưởng xấu đến các cơ quan nội tạng hoặc toàn thân.

– Thuốc không làm cản trở đến chức năng vân động của chi thể.

– Thuận lợi về phương pháp điều trị, sử dụng được dễ dàng, giá thành rẻ.

– Quá trình điều trị phải đạt được những công hiệu nhất định trong các yêu cầu điều trị tại chỗ đối với vết thương, vết bỏng.

– Thời gian tác dụng tại chỗ đối với với vết thương, vết bỏng phải dài.

III. CÁC LOẠI THUỐC NAM.

Điều trị vết thương, vết bỏng. Đây là những loại thuốc đã ứng dụng có kết quả để điều trị vết thương, vết bỏng; được chia thành các nhóm sau:

3.1 Nhóm thuốc làm rụng nhanh các hoại tử VT, vết bỏng.

 3.1.1. Cây mã đề: (Plantago major L.Var, asiatica decaisme, họ Plantaginaceae).

– Tác dụng: loại trừ tổ chức hoại tử, có tác dụng ức chế sự phát triển của Staphyloccus aureus, đồng thời kích thích tái tạo tổ chức ở vết thưong, vết bỏng.

– Cách dùng: giã lá nhỏ rồi đáp vào vết thương; thuốc dạng mỡ để bôi vào vết thương; dạng nước ép mã đề dùng để rửa vết thương; dạng cao mã đề để bôi tại chỗ VT.

3.1.2. Cây nghệ (Curcuma longa L họ Zingiberaceae).

– Tác dụng: Loại trừ tổ chức hoại tử, có tác dụng kháng khuẩn; ức chế sự phát triển của Staphylococus aureus và nấm candida albicans; đồng thời kích thích tái tạo tổ chức. Củ nghệ có Curcumin 2-3%, tinh dầu 0,3-0,4% tác dụng ngăn tia cực tím, bảo vệ được sẹo da với bức xạ cực tím.

– Cách dùng: dùng nước ép nghệ rửa VT, vết bỏng, ngoài ra nước ép nghệ còn dùng để rửa bàng quang, kem nghệ 1-5%; mỡ nghệ đắp tại chỗ.

3.1.3. Các cây khác trong nhóm:

– Mủ quả đu đủ: chứa men papain phân giải protein thành péptit rồi thành axit amin. Dung dịch mủ đu đủ 2% – 10%: dùng nhỏ giọt liên tục vết thương, vết bỏng hoặc tẩm vào gạc đắp lên vết hoại tử bỏng, có tác dụng làm rụng hoại tử do tác dụng của men papain.

– Cây bấn (cây mò) có 2 loại.

* Bạch đồng nữ và xích đông nam. Dùng cành lá,hoa tươi: rửa sạch (1kg) – 10 lít nước đun sôi 30 phút, lọc lấy nước, nhỏ giọt liên tục hoặc ngâm nước sôi ngày 2 lần, mỗi lần 30 phút – 1 giờ có tác dụng làm rụng hoại tử nhanh. -Dứa xanh: ép quả dứa xanh rồi lấy nước để rửa và đắp lên vết thương, vết bỏng có tác dụng làm rụng hoại tử. Dứa xanh có men bromalein có tác dụng phân giải protein, phân huỷ các sợi huyết, các màng giả do miễn dịch tạo thành. – Ráy dại: Giã củ ráy thành bội rồi rác lên VT có hoại tử. Kem ráy đắp VT, vết bỏng có tác dụng làm rụng hoại tử.

3.2. Nhóm thuốc có tác dụng kháng khuẩn hoặc ức chế vi khuẩn tại chỗ.

3.2.1. Cỏ lào (choromolacna odorata L họ cúc Asteraceae).

-Tác dụng: làm giảm hoặc mất mùi hôi, làm rụng hoại tử nhanh, ức chế phát triển của từng loại vi khuẩn như: Staphylococus aureus; Psendômnas aeruginosa… giảm viêm nề tại chỗ, đồng thời kích thích sự phát triển mô hạt và tăng nhanh quá trình liền sẹo, thuốc có tác dụng rất tốt cho các VT, vết bỏng nhiễm khuẩn và các vết loét lân liền. Ngoài ra thuốc còn có tác dụng cầm máu tại vết thương vết bỏng. – Cách dùng: lá giã nhỏ đắp vào các vết thương bầm tím, do chấn thương. Nước sắc lá dùng để ngâm rửa VT nhất là các mỏm cụt chi thể. Dạng cao lỏng, gạc Eupolin thuốc mỡ Eupolin đắp tại chỗ VT, vết bỏng, các vết thương phần mền và vết loét lâu liền.

3.2.2. Cây vàng đắng( Coxinium usitaum pierre L họ menispermaceae).

lấy 5 – 6 cây đem phơi khô, sắc lấy nước ở nồng độ 2/1000. Thân cây chứa becberin( tỷ lệ 2 – 5 % ở dược liệu khô. Nước sắc hoặc dung dịch becberin clohydrat 2% nhỏ giọt liên tục hoặc tẩm gạc đắp lên VT, vết bỏng. Thuốc ức chế sự mọc của tụ cầu vàng, liên cầu khuẩn…

3.2.3. Các cây thuốc khác trong nhóm:

– Cây lâu tơ uyn: nước sắc, cao lỏng lâu tơ uyn đắp vết thương vết bỏng có tác dụng làm giảm mùi hôi, giảm tiết dịch mủ. Thuốc còn kích thích tăng sinh tổ chức, mau liền sẹo vết thương, vết bỏng.

– Cây sến: Cao lỏng lá sến và đầu ép (Maduxin và Maduxin oid) có tác dụng ức chế tụ cầu vàng và trực khuẩn mủ xanh và một số nấm…; ngoài ra còn làm sạch mủ hôi, rụng hoại tử nhanh, kích thích mô hạn chế phát triển và liền seoh VT, vết bỏng.

– Các cây thuốc sau đây có tác dụng tốt đối với vi khuẩn là: bột bù cu vẽ, lá sắn thuyền, sài đất, lá móng tay, rau diếp cá, sâm đại hành, xuyên tâm liên, lá sòi, lá dung san, lá trầu không, lô hội, bạch hoa xà, những loại này có tác dụng hạn chế sự hoạt động của một số vi khuẩn gây nhiễm khuẩn ở VT vết bỏng.

 – Cao mỡ vàng: gồm mật đá đăng( là khoáng vật ở đáy các lò nấu bạc chứa oxyt chì và tạp chất Al, Fe , Ca, Mg ) và hồng đơn( Fb3O4), sáp ong và mỡ động vật hoặc dầu thực vật, cao mỡ vàng có tác dụng ức chế sự phát triển và hoạt động của một số vi khuẩn ở VT vết bỏng.

3.3. Nhóm thuốc có ảnh hưởng đến sự tái tạo VT, vết bỏng.

3.3.1. Mỏ quạ (Cudrania tricuspidata bur họ moraceae).

– Tác dụng: làm giảm mùi hôi, rụng hoại tử nhanh và làm sạch VT, vết bỏng, kích thích sự phát triển của mô hạt và tăng nhanh quá trình liền sẹo VT, vết bỏng.

– Cách dùng: dùng lá tươi giã nhỏ đắp lên VT, vết bỏng. cao lỏng mỏ quạ dùng thay băng tại chỗ VT, vết bỏng, và vết loét lâu liền.

3.3.2. Rau má: (Centalla asiatica urb họ umbelliferae).

Y học dân gian dùng lá rau má giã nhỏ áp lên VT, vết bỏng cho chóng lên da non thành sẹo. Còn dùng đắp ngoài chữa các VT, do ngã, gãy xương và làm tan ung nhọt. Bột, thuốc mỡ, chất tổng hợp madecassol chiết xuất từ cây rau má có tác dụng tốt trong quá trình phát triển của mô liên kết, tạo sự cân bằng cho sự sinh sản của các sợi sinh keo có khi rối loạn quá trình này có ảnh hưởng đến sự gắn các axit ribonucleic cơ bản trong kiến trúc của hai axit amin là plolin và alanin, rất cần thiết cho sự hình thành các sợi keo. Thuốc bào chế từ rau má làm quá trình liền sẹo nhanh, các mô hạt phát triển phong phú, biểu mô hoá tốt, sẹo mềm mại không phì đại. Viên cao rau má uống còn dự phòng và hạn chế phát triển sẹo lồi.

3.3.3. Các cây thuốc khác trong nhóm.

– Xuyên tâm liên: dùng dưới dạng thuốc mỡ, thuốc viên có tác dụng tốt tới quá trình liền sẹo của VT, vết bỏng, các mỏm cụt lâu liền, nước sắc ngâm rửa VT, vết bỏng có tác dụng làm giảm mùi hôi.

– Nghệ: dùng dưới dạng nước ép, kem nghệ, bột nghệ.

– Mã đề: dùng dưới dạng nước ép, lá tươi giã, thuốc mỡ mã đề.

– Ngoài ra có thể dùng ,mật ong, lá bòng bong, cây thuốc bỏng, lô hội.

3.4. Nhóm thuốc làm se khô và tạo màng thuốc để chữa bỏng nông.

3.4.1. Xoan trà: (Choerospondias hill và burtt; họ Anacardiaceae).

– Thuốc có chứa thành phần: tanin, Flavonoit, gôm nhựa, dầu béo, quinon.

– Tác dụng: làm se, khô, tạo màng thuốc che phủ và bảo vệ vết bỏng nông. Giảm được thoát huyết tương, giảm được sự bội nhiễm và phất triển của vi khuẩn trên vết bỏng, không gây độc hại cho cơ thể khi dùng để điều trị tại chỗ vết bỏng.

– Thường sản xuất dưới dạng cao hoặc bột mịn để phun lên vết bỏng nông sớm trước 24 giờ, được rửa sạch và xử trí đúng quy cách vô khuẩn. Thuốc được đặt tên là B76. Không dùng khi vết bỏng đã bị nhiễm khuẩn, có mủ. Bỏng ở vùng mặt và các ngón chân, ngón tay. Không được bôi kín thuốc cả chu vi của chi, để tránh hiện tượng màng thuốc co lại, gây chèn ép tuần hoàn chi thể.

3.4.2. Lá Sim (Rhodomyrtus tomentosa wghi họ myrtaceae).

Cao lá sim chữa vết bỏng nông mới đã được xử lý vô khuẩn. Thuốc tạo ra màng đen xẫm, tương đối bền che phủ vết bỏng.

3.4.3. Những thuốc có tác dụng tương tự:

– Sến: dưới dạng cao lá sến (Maduxin) tạo màng thuốc màu nâu sẫm bền như thuốc B76.

– Cao vỏ cây hu đay, cao cây kháo nhậm, cao cây săng lẻ.

3.5. Nhóm thuốc có tác dụng cầm máu.

Dùng khi VT đang rỉ máu hoặc bị chảy máu thứ phát nhiều lần, VT, vết bỏng chảy máu nhiều trong khi thay băng.

3.5.1. Ô rô Chicus Japonicus D.C. maxim; họ compositae còn gọi là cây đại kế.

Dùng làm thuốc cầm máu tại chỗ: bột đại kế rắc vào VT, vết bỏng gây co các mạch máu nhỏ vào thúc đẩy quá trình đông máu. Tác dụng cầm máu của bột đại kế với VT, vết bỏng ngay thuốc cầm máu khác như : Canxi anginat bột cầm máu Styptic powder của nước ngoài.

3.5.2. Cây tiên hạc thảo (Herba Agrimoniae).

Được bào chế thành dạng cao lỏng, cao khô đắp vào VT, vết bỏng có tác dụng cầm máu tại chỗ.

3.5.3. Các thuốc thường dùng khác.

– Cây cỏ lào: dùng cao lỏng Eupolin, gạc Eupolin đắp VT, vết bỏng có tác dụng co mạch, cầm máu tại chỗ.

– Cây hoa hoè: sâm đại hành, nấu nước để uống.

– Cây chút chít: dùng dịch chiết để cầm máu.

Doctor SAMAN

[]