Nghiên cứu

Đừng nghiên cứu khoa học nếu thiếu tư duy phê phán

   Thực ra tư duy phê phán là một kỹ năng mềm đang diễn ra hằng ngày trong cuộc sống. Một thái độ ứng xử sai trong điều trị ở một bệnh nhất định và một hoàn cảnh cụ thể điều kiện nhất định sẽ dẫn tới tư duy tự phê phán ở người thầy […]

Tư duy phê phán

   Thực ra tư duy phê phán là một kỹ năng mềm đang diễn ra hằng ngày trong cuộc sống. Một thái độ ứng xử sai trong điều trị ở một bệnh nhất định và một hoàn cảnh cụ thể điều kiện nhất định sẽ dẫn tới tư duy tự phê phán ở người thầy thuốc- điều đó là quý nhất- hoặc xuất hiện tư duy phê phán từ đồng nghiệp, cấp trên, thậm chí sinh viên, đó là tất yếu. Tư duy phê phán quan trọng trong đời thường và đặc biệt quan trọng với những người nghiên cứu khoa học nói chung và khoa học y học nói riêng.

Tư duy phê phán là môn khoa học về sự tư duy rõ ràng và không rõ ràng. Tư duy phê phán bản chất là quá trình nghiêm khắc trí tuệ một cách tích cực và mềm hóa khái niệm, áp dụng, phân tích, tổng hợp, và /hoặc đánh giá thông tin thu thập được từ quan sát, bảng biểu, kinh nghiệm, sự phản ánh, lý luận, để hướng tới dẫn đường cho niềm tin và hành động.

Tư duy phê phán được định nghĩa nhiều cách nhưng tựu chung lại nó hàm được các nghĩa sau:

  1. Quá trình tư duy tích cực và có cái nhìn mềm với khái niệm mà ta đề cập, áp dụng, phân tích, tổng hợp và đánh giá thông tin để tiến tới đạt được một câu trả lời hay kết luận chính xác hoặc gần với chính xác nhất.
  2. Suy nghĩ nghiêm túc, rõ ràng, từng bước lập luận chắc chắn, hợp lý, cởi mở, và có bằng chứng.
  3. Tư duy tự phản biện hợp lý tập trung vào việc ra quyết định về độ tin cậy và hành động.
  4. Xu hướng tự hoài nghi dẫn tới tư duy phản biện tư duy (Hoàng Sầm 2014)

Kỹ năng tư duy phê phán cốt lõi là quan sát, giải thích, phân tích, suy luận, đánh giá, lô gic hóa, logistic hóa.Theo Reynolds (2011), một cá nhân hoặc nhóm tham gia mạnh mẽ về tư duy phê phán cho phép thiết lập: Bằng chứng qua thực tế; Kỹ năng cô lập và xem xét các vấn đề từ ngữ cảnh; Tiêu chí có liên quan để thực hiện; Phương pháp áp dụng hay kỹ thuật để hình thành ngôn ngữ văn bản; Cấu trúc lý thuyết áp dụng cho sự hiểu biết các vấn đề và các câu hỏi hoài nghi.

Tư duy phê phán cần phải có một số tố chất thuộc về những khả năng sau:

  1. Nhận ra vấn đề, để tìm phương tiện khả thi để đáp ứng những vấn đề. Ví dụ tiêu chảy trẻ em chủ yếu là do kích thích xuất tiết đường ruột. Loại bỏ kích thích hoặc làm cho kích thích không hiệu quả mặt khác phải chống xuất tiết.
  2. Hiểu được tầm quan trọng của ưu tiên: với trẻ em mất nước là nguy hiểm nên ưu tiên cho chống xuất tiết gây mất nước và điện giải là số 1, loại bỏ kích thích hoặc chống kích thích là ưu tiên sau. Với người lớn khát biết uống, đói tự biết ăn thì loại bỏ kích thích là ưu tiên 1…
  3. Thu thập và sắp xếp thích hợp các thông tin để dễ nhận thức, phân loại, ứng xử: ví dụ khi mô phỏng cơ thể để nghiên cứu các vị thuốc làm tan sỏi thận, ban đầu thu thập theo ngày thực nghiệm, nhưng bảng tổng hợp cần sắp xếp theo thứ tự các vị thuốc có mức độ làm tan sỏi tăng dần tính theo phần trăm; sau đó phân loại các vị thuốc được chọn theo tiêu chí lợi tiểu, chống nhiễm khuẩn, kiềm hóa nước tiểu, dãn cơ trơn, chống tái phát…
  4. Liên tưởng tới các giá trị mới, ví dụ nếu 1 công thức có khả năng co toàn bộ cơ sàn đáy chậu lẽ nào nó không có tác dụng chống són tiểu nữ; thuốc điều trị đặc hiệu bệnh gút ở nữ chả lẽ không làm trẻ hóa họ – ví dụ AZ57 saman.
  5. Hiểu và sử dụng ngôn ngữ với độ chính xác cao, rõ ràng và đúng bản chất vấn đề. Cụ thể tôi (tác giả) muốn nói là ngôn ngữ nghiên cứu cần chính xác, bản chất, khác hẳn với những mỹ từ thường dùng trong quảng cáo sản phẩm.
  6. Diễn giải dữ liệu, thẩm định chứng cứ, xem xét cá yếu tố gây nhiễu và lập luận có đủ độ vững hay không, có cơ sở để bẻ gãy lập luận không.
  7. Nhận ra sự tồn tại/hoặc không tồn tại của các mối quan hệ hợp lý giữa các mệnh đề.
  8. Rút ra kết luận đảm bảo sự khái quát là đúng logic, ví dụ: chuột rút ở người cao tuổi là do thiếu can xi máu, tất yếu cũng thiếu can xi trong xương, tất yếu loãng xương. Thuốc chữa được chuột rút sẽ có tác dụng với loãng xương. Trẻ em còi xương là 1 dạng thiếu can xi máu, bản chất là 1 dạng loãng xương không bị chuột rút, do vậy thuốc chữa chuột rút người cao tuổi chữa được còi xương trẻ em.
  9. Đưa vào thử nghiệm các kết luận lý thuyết, các giả định và khái quát hóa mà ở đó nhà nghiên cứu có thể với tới được bằng thực nghiệm hoặc một giao thức thử lâm sàng hoặc một bệnh án nghiên cứu.
  10. Sẵn lòng tái tạo lại mô hình của niềm tin của một người có kinh nghiệm rộng lớn hơn ta, thậm chí mô hình niềm tin đó ngược lại những gì ta đã tin.
  11. Cố gắng phán đoán chính xác hoặc gần chính xác về nguyên lý lượng đổi chất đổi: ví dụ trong thiết kế liều sử dụng của thuốc, cách bào chế, nếu một khi nguyên lý can thiệp đúng mà không có hiệu quả lâm sàng, Ví dụ 1: nghiên cứu thử 2 nhóm người phụ nữ trong đề tài KK1: một nhóm dùng sản phẩm KK1 do Công ty tư vấn y dược quốc tế IMC nghiên cứu bào chế hiệu quả nhanh, mạnh, rõ ràng sau 3 ngày hơn hẳn so với nhóm dùng viên nén cùng hàm lượng do Viện Y học bản địa Việt Nam bào chế, vì đến tận ngày thứ 5, thứ 7 mới thấy đáp ứng thuốc, nhưng đáp ứng yếu hơn. Ví dụ 2: khi nghiên cứu thuốc đắp mặt trị mụn mủ trứng cá đỏ: cho người tham gia thử nghiệm đắp mặt 1 lần/ngày thời gian khỏi là 13 ngày; nhóm đắp đắp 3 lần ngày chỉ sau 8 ngày đã khỏi.
  12. Vô tình phát hiện là sự ăn may và siêu nhận thức chỉ có ở những siêu nhân như Einstein, Sigmund Freud…  không thuộc về lĩnh vực khoa học tư duy phê phán.

Tóm lại:

Cần một nỗ lực không ngưng nghỉ để kiểm tra bất kỳ niềm tin nào hoặc bất kỳ giả định nào trong bộ óc của ta bằng góc nhìn mới, dưới sự soi rọi của ánh sáng các bằng chứng nhằm hỗ trợ hay bác bỏ một niềm tin.

Bác sỹ Hoàng Sầm

Viện Y học Bản địa Việt Nam

Doctor SAMAN

Tác giả

  • BS. Hoàng Sầm

    Tốt nghiệp Đại học Y Hà Nội 1977-1983; Nguyên Giảng viên chính Đại học Y - Dược Thái Nguyên; Chủ tịch Hội đồng Viện Y học bản địa Việt Nam Cellphone: 0977356913 Email: bacsysaman@gmail.com

Giới thiệu về tác giả

BS. Hoàng Sầm

Tốt nghiệp Đại học Y Hà Nội 1977-1983;
Nguyên Giảng viên chính Đại học Y - Dược Thái Nguyên;
Chủ tịch Hội đồng Viện Y học bản địa Việt Nam
Cellphone: 0977356913
Email: bacsysaman@gmail.com

Bình luận

Bấm vào đây để viết bình luận