1. Chỉ định

Mổ hoặc làm giảm đau ở vùng do dây thần kinh quay chi phối, tê đơn thuần hoặc phối hợp với tê thân thần kinh khác, hoặc bổ trợ cho tê đám rối thần kinh cánh tay.

2. Chống chỉ định: không

3. Giải phẫu:

Dây thần kinh quay bắt nguồn từ các rễ thần kinh C5-C6-C7-C8 và D1 là dây thần kinh nằm ở phía sau trong đám rối thần kinh cánh tay. Nó chạy ra mặt sau của xương cánh tay và xuất phát ra mặt trước của cánh tay ngay bên ngoài của gân cơ nhị đầu.

4. Các kỹ thuật:

4.1. Tê thần kinh quay ở khuỷu tay:

a. Tư thế bệnh nhân:

nằm ngửa, tay giạng 90°, bàn tay ngửa.

b. Mốc:

– Bờ ngoài gân cơ nhị đầu.

– Nếp khuỷu.

c. Đặc điểm:

làm tê cảm giác và vận động vùng cẳng và bàn tay.

d. Kỹ thuật:

– Điểm chọc kim là 2cm ngoài của bờ gân cơ nhị đầu, ngay trên nếp khuỷu tay. Dùng kim nhỏ 23G, dài 30-40mm chọc vuông góc với mặt da cho tới khi chạm xương, rút lùi kim lại vài milimet, hút kiểm tra không có máu, không cần tìm “dị cảm”, bơm 5-10ml thuốc tê.

4.2. Tê thần kinh quay ở cổ tay

a. Tư thế bệnh nhân:

nằm ngửa

b. Mốc:

bờ ngoài cẳng tay và rãnh thuốc lào.

c. Đặc điểm:

chỉ tê cảm giác

d. Kỹ thuật:

– Điểm chọc kim là bờ ngoài cẳng tay ngay trên rãnh thuốc lào.

– Dùng một kim nhỏ 23G dài 40mm chọc dưới da hướng về mặt trước cẳng tay vừa chọc kim vào vừa bơm thuốc tê, bơm khoảng 3ml thuốc sau đó rút kim lại đến chỗ chọc kim, xoay ngược hướng 180° hướng ra mặt sau cẳng tay rồi lại vừa chọc kim vừa bơm 3ml thuốc dưới da.

– Khoảng chọc kim và gây tê được tính là khoảng nửa một vòng cổ tay.

– Không trộn adrenalin vào thuốc tê.

NGUỒN

ĐẠI HỌC Y KHOA HÀ NỘI

Trang web : www.ykhoaviet.tk

Email : lesangmd@gmail.combachkhoayhoc@gmail.com 

Điện thoại : 0973.910.357

Viện Y học bản địa Việt Nam trân trọng cảm ơn BS Lê Đình Sáng đã chia sẻ nội dung trên!

Doctor SAMAN

[{"src":"chrome-extension:\/\/lifbcibllhkdhoafpjfnlhfpfgnpldfl\/call_skype_logo.png","thumb":"chrome-extension:\/\/lifbcibllhkdhoafpjfnlhfpfgnpldfl\/call_skype_logo.png","subHtml":""}]