I. ĐẠI CƯƠNG

Hô hấp nhân tạo là một cách làm cho không khí ở ngoài vào phổi và không khí ở trong phổi ra ngoài để thay thế cho hô hấp tự nhiên khi người bị thương ngạt thở. Ngừng thở sẽ dẫn đến hiện tượng thiếu oxy trong máu và tế bào làm cho tế bào bị tê liệt rồi chết, trước tiên là tế bào thần kinh. Hô hấp nhân tạo được thực hiện ngay tại nơi nạn nhân bị thương hoặc xảy ra tai nạn, vì đây là một cấp cứu tối khẩn cấp, nếu không được tiến hành khẩn trương thì sẽ khó cứu sống được nạn nhân.

II. NGUYÊN NHÂN GÂY NGẠT THỞ

2.1. Chết đuối

Người không biết bơi, khi bị ngã chìm xuống nước chỉ sau 2 – 3 phút sẽ bị ngạt thở.

2.2. Do vùi lấp

Bị sập hầm, bị đất cát vùi lấp bom nổ… Nhất là khi ngực bị đè p, mũi miệng bị đất cát nhét kín, người bị thương có thể bị ngạt thở nhanh chóng.

2.3. Do các khí độc

– Kẻ địch có thể sử dụng trong chiến đấu các chất độc gây ngạt thở.

– Những người ở lâu trong các hầm kín chật hẹp, những người ngủ trong nhà mùa rét đóng kín cửa và đốt lò sưởi có thể bị ngạt thở do thiếu oxy và hít phải nhiều khí độc như CO (axit cacbon).

2.4. Do un tắc đường hô hấp trên

Tắc do người bị bóp cổ, thắt cổ, tắc do đờm dãi hoặc máu… (ở những người có vết thương hàm mặt…), ùn tắc do chất nôn, do thức ăn trào ngược từ dạ dày, bít tắc đường thở, do tụt lưỡi ở bệnh nhân gây mê sâu…

III. TRIỆU CHỨNG NGẠT THỞ VÀ XỬ TRÍ

3.1. Triệu chứng

Hoạt động hô hấp ngừng hoàn toàn, lồng ngực, thành bụng bất động. Nạn nhân nằm yên, không tỉnh, không cử động. Sắc mặt trắng nhợt hoặc tím tái, chi giá lạnh, tim ngừng đập, mạch không sờ thấy. Đặt sợi bông hoặc miếng giấy mỏng trước mũi không thấy chuyển động.

3.2. Xử trí

– Yêu cầu: Khẩn trương, kiên trì, thành thạo trong kỹ thuật.

– Những việc phải làm ngay, dù là ngạt thở do nguyên nhân gì.

3.2.1. Loại bỏ nguyên nhân gây ngạt thở

Bới đất cát cho người bị vùi lấp, vớt người chết đuối, đưa người bị trúng độc ra khỏi vùng có khí độc, ra khỏi buồng kín… (phải đề phòng giữ cho người cấp cứu không bị nhiễm độc).

3.2.2. Nhanh chóng giải phóng đường hô hấp trên

– Lau chùi đất, máu hoặc đờm dãi ở mũi miệng, khi cần hút trực tiếp bằng miệng cho sạch đờm, dãi.

– Nới hoặc cởi bỏ quần áo và các dây nịt như dây thắt lưng, xu chiêng, dây thắt cổ của người tự tử. Lúc này mỗi giây đều rất quý, vì vậy phải thực hiện rất khẩn trương và nhanh chóng thì mới hy vọng cứu sống được nạn nhân.

3.2.3. Làm hô hấp nhân tạo

Những điểm cần chú ý khi làm hô hấp nhân tạo

+ Làm ngay hai việc sau, làm càng sớm càng tốt:

– Loại bỏ nguyên nhân gây ngạt thở.

– Nhanh chóng giải phóng đường hô hấp trên.

– Làm rất kiên trì cho đến khi hô hấp tự nhiên được hồi phục. Có trường hợp phải làm tới từ 1 đến 2 giờ.

– Làm đủ mạnh để thực sự hữu hiệu, không làm vội vàng, giữ nhịp độ từ 15 đến 20 lần trong 1 phút.

– Làm ở chỗ thoáng khí, không để nhiều người xúm quanh nạn nhân, không để nạn nhân nằm ở chỗ gió lạnh.

3.2.4. Những việc làm đồng thời với hô hấp nhân tạo

– Chà sát mạnh khắp người nạn nhân, xoa dầu cao chống lạnh.

– Sưởi ấm cho nạn nhân.

– Tiêm thuốc trợ tim.

Tuyệt đối không chuyển người bị ngạt thở về sau khi hô hấp tự nhiên chưa hồi phục.

Chú ý: Không làm hô hấp nhân tạo cho người bị nhiễm chất độc hoá học chiến tranh (phù phổi cấp tính), bị sức ép do sóng nổ?

IV. TIẾN TRIỂN CỦA VIỆC CẤP CỨU NGẠT THỞ

4.1. Tiến triển tốt

Hô hấp dần dần được hồi phục. Người bị nạn nấc, bắt đầu thở lại, nhịp thở lúc đầu ngập ngừng không đều. Lúc này không được cưỡng lại mà phải làm các động tác hô hấp nhân tạo theo nhịp thở của người bị nạn cho đến khi hô hấp bình phục đều, sâu. Đưa người bị nạn vào chỗ kín gió để sưởi ấm và theo dõi đề phòng các biến chứng:

– Biến chứng sớm: Ngạt thứ phát có thể đe doạ trực tiếp tính mạng.

– Biến chứng muộn: Phế quản phế viêm, do bị nhiễm lạnh hoặc do nước vào phổi (khi chết đuối)

4.2. Tiến triển xấu

Những dấu hiệu chết xuất hiện ngày càng rõ rệt. Chỉ ngừng hô hấp nhân tạo khi:

– Nhiệt độ ở hậu môn dưới 25 độ.

– Nhãn cầu mềm.

– Các mảng tím tái xuất hiện trên da ở các chỗ thấp (do máu tụ).

– Hiện tượng cứng đờ của xác chết (dấu hiệu muộn).

V. CÁC PHƯƠNG PHÁP HÔ HẤP NHÂN TẠO

Là những phương pháp hồi sinh dễ làm, đem lại hiệu quả cao so với các phương pháp cổ điển, cần phải có 2 người để cấp cứu.

– Một người thổi ngạt.

– Một người ép tim ngoài lồng ngực.

5.1. Thổi ngạt

– Đặt người bị nạn nằm ngửa, người cấp cứu quỳ bên cạnh, sát ngang vai. Đặt một chiếc gối dưới gáy người bị nạn cho đầu hơi ngửa ra sau.

– Dùng một ngón tay cuốn vải sạch đưa vào trong miệng để lau hết đờm, dãi, các chất nôn…

– Đặt một miếng gạc mỏng che kín miệng nạn nhân (cũng có thể không đặt gạc mà thổi trực tiếp vào miệng người bị nạn).

– Người cấp cứu một tay bóp kín 2 bên mũi nạn nhân, một tay đẩy mạnh cằm cho miệng nạn nhân há ra, người cấp cứu hít hơi thật mạnh, sau đó áp miệng mình sát miệng người bị nạn rồi thổi vào thật mạnh.

– Làm liên tiếp như thế với nhịp độ 15 – 20 lần trong 1 phút. Nếu có phối hợp với ấn tim ngoài lồng ngực, chỉ thổi ngạt từ 10 – 12 lần 1 phút. Ngoài việc thổi ngạt bằng phương pháp miệng – miệng như đã nói ở trên, còn có thể thổi ngạt bằng phương pháp miệng – mũi (thổi vào mũi người bị nạn) hoặc dùng một ống đặc biệt để thổi vào miệng người bị nạn.

5.2. ép tim ngoài lồng ngực

– Người cấp cứu quỳ bên cạnh người bị nạn, ngang thắt lưng.

– Đặt 2 bàn tay chồng lên nhau đè vào 1/3 dưới xương ức.

– ép mạnh bằng sức nặng của cơ thể xuống xương ức làm cho xương ức cùng lồng ngực lún xuống từ 2 – 3cm. Đối với nạn nhân là trẻ em thì ép nhẹ hơn, đề phòng làm gãy xương sườn.

– Sau mỗi lần ép, nhấc nhẹ tay lên cho lồng ngực trở lại vị trí bình thường. Duy trì nhịp độ từ 50 – 60 lần trong 1 phút.

Chú ý: Đối với những nạn nhân có bị thương ở ngực, có gãy xương sườn và tổn thương cột sống thì không được áp dụng phương pháp thổi ngạt và ép tim ngoài lồng ngực.

5.3. Phương pháp Nin – Sen (Nielsen)

– Đặt người bị nạn nằm sấp, đầu quay sang một bên, gối lên 2 bàn tay đã bắt chéo lên đầu. Người cấp cứu quỳ ở phía đầu người bị nạn..

– Thì thở ra: Người cấp cứu ép mạnh 2 bàn tay vào lưng người bị nạn, lòng bàn tay đè lên 2 xương bả vai. Khi ép, người cấp cứu hơi ngả về phía trước, 2 cánh tay ấn thẳng rồi buông ra đột ngột.

– Thì thở vào: Người cấp cứu cầm tay người bị nạn ở sát mỏm khuỷu, kéo cánh tay lên trên và về phía đầu (không nhắc đầu lên) xong lại đặt tay về tư thế lúc đầu. Làm với nhịp độ từ 10 – 12 lần 1 phút. Phương pháp Nin – Sen thích hợp trong cấp cứu chết đuối, cần phải cho người bị nạn nằm sấp để tống được nước trong bụng ra.

5.4. Phương pháp Xin – Vetstơ (Sylvester)

– Người bị nạn nằm ngửa, đầu quay về một bên, đệm dưới lưng một chiếc chăn hoặc quần áo.

– Người cấp cứu quỳ ở phía đầu người bị nạn, nắm chặt lấy hai cổ tay người bị nạn.

– Thì thở ra: Đưa 2 cẳng tay người bị nạn gập vào trước ngực và ép mạnh, tư thế người cấp cứu hơi nhổm về phía trước, tay duỗi thẳng.

– Thì thở vào: Người cấp cứu ngồi xuống đồng thời kéo 2 cổ tay người bị nạn cho tay dang rộng ra tới chạm đất. Phương pháp Xin – Vetstơ áp dụng trong trường hợp người bị nạn không nằm sấp được như khi bị ngạt thở do vùi lấp, mới bởi được nửa người phía

NGUỒN

ĐẠI HỌC Y KHOA HÀ NỘI

Trang web : www.ykhoaviet.tk

Email : lesangmd@gmail.combachkhoayhoc@gmail.com 

Điện thoại : 0973.910.357

Viện Y học bản địa Việt Nam trân trọng cảm ơn BS Lê Đình Sáng đã chia sẻ nội dung trên!

Doctor SAMAN

[{"src":"chrome-extension:\/\/lifbcibllhkdhoafpjfnlhfpfgnpldfl\/call_skype_logo.png","thumb":"chrome-extension:\/\/lifbcibllhkdhoafpjfnlhfpfgnpldfl\/call_skype_logo.png","subHtml":""}]