Nghiên cứu

Học thuyết âm dương – ngũ hành

Âm dương nói thì rộng khắp vũ trụ, nhưng không ngoài hiện tượng mâu thuẫn mà thống nhất, vạn vật đã có nhưng chưa hiện ra thành hình. Trên trái đất là âm nằm trong âm, hiện hình trên mặt đất là trở thành dương trong âm. Có dương khí vạn vật mới sinh trưởng, có […]

Âm dương nói thì rộng khắp vũ trụ, nhưng không ngoài hiện tượng mâu thuẫn mà thống nhất, vạn vật đã có nhưng chưa hiện ra thành hình. Trên trái đất là âm nằm trong âm, hiện hình trên mặt đất là trở thành dương trong âm. Có dương khí vạn vật mới sinh trưởng, có âm khí vạn vật mới có thể hình thành. 

1-Tổng  cương về học thuyết âm dương: Âm dương là quy luật của vũ trụ, kỷ cương của mọi sự vật, khởi đầu của mọi biến hoá, nguồn gốc của mọi sự sinh sản, huỷ diệt, nguyên nhân của mọi hiện tượng mà ta thấy được. Khí dương trong thăng lên thành trời, khí đục tụ xuống thành đất. Dương tương đối tĩnh, âm tương đối động, dương sinh phát, âm trưởng thành, dương thu sát, âm tàng trữ. Dương hoá ra công năng, âm hợp lại thành hình thể. Hàn cực sinh nhiệt, nhiệt cực sinh hàn. Hàn khí sinh âm trọc, nhiệt khí sinh thanh dương. Thanh dương không đi lên sẽ gây bệnh tiết tả, khí âm trọc ở trên mà không xuống sẽ gây đầy chướng- Đó là sự biến hoá bình thường và bất thường của âm dương. Người thầy thuốc cần tìm ra nguồn gốc của bệnh qua đạo âm dương.

2- Quan điểm cơ thể là một tiểu vũ trụ. Khí thanh dương bốc lên thành trời, khí đục đọng xuống thành đất, khí từ đất bốc lên thành mây trời, tụ lại rơi xuống thành mưa, nước mưa lại bốc lên thành mây…Trong cơ thể khí thanh bốc lên các khiếu trên, khí trọc âm lắng xuống bài tiết ra các khiếu dưới, khí dương có xu hướng tiết ra ngoài, khí âm dồn vào nội tạng. Khí dương thể hiện chức năng tứ chi, khí âm đi vào lục phủ. Âm dương nương tựa lẫn nhau, tuy phân biệt được nhưng lại không tách rời nhau, âm bên trong, dương ở bên ngoài làm dịch sứ cho âm

âm thuỷ nữ huyết đất mặt trăng lạnh tĩnh
dương hoả nam khí trời mặt trời nóng động

Âm dương nói thì rộng khắp vũ trụ, nhưng không ngoài hiện tượng mâu thuẫn mà thống nhất, vạn vật đã có nhưng chưa hiện ra thành hình. Trên trái đất là âm nằm trong âm, hiện hình trên mặt đất là trở thành dương trong âm. Có dương khí vạn vật mới sinh trưởng, có âm khí vạn vật mới có thể hình thành. – Mùa xuân sinh vật, mùa hạ trưởng vật, mùa thu vật thu thạch, mùa đông vật bê tàng nên nói xuân sinh, hạ trưởng, thu thu, đông tàng sự phát triển của con người qua các giai đoạn như quy luật 4 mùa của tư nhiên.

3. Phạm trù âm dươngcó trong nhau. 6h – 12h là +/+ tâm là tạng dương/(+) 12h – 18h là (-)/+ phế là tạng (-)/(+) 18h – 24h là (-)/(-) thận là tạng (-)/(-) 24h -06h là (+)/(-) can là tạng (+)/(-) tỳ là tạng chí âm/(-)

âm bụng tạng bệnh mùa đông kinh âm dưới thâp
dương lưng phủ biểu bệnh mùa hạ kinh dương trên cao

4. Âm dương hồ căn: Mấu chốt của cơ thể là dương giữ chặt chẽ bên ngoài bảo vệ cho âm bên trong, âm bên trong đầy đủ sai khiến hoạt động của dương ở bên ngoài. Dương không kín đáo âm sẽ bị tiêu hao. Âm dương thăng bằng chặt chẽ tinh thần mới bình thường được.

5. Qui luật thắng phục tiểu trưởng của âm dương: Sự thay đổi đặc tính của 4 mùa xuân hạ thu đông là do âm dương tột cùng mà biến hoá ra, âm cực sinh dương, dương cực sinh âm, hàn cực sinh nhiệt, nhiệt cực sinh hàn. Trong cơ thể lạnh quá sẽ phát sốt nóng, nóng quá có thể bị hạ thân nhiệt. Nếu dương khí thái quá thì thân thể phát sốt nóng, lỗ chân lông đóng kín, suyến thở ngược lên, không có mồ hôi, răng khô, lòng phiền oan, nếu lại thấy bụng đầy chướng là chết vào mùa hè nhưng qua được mùa đông. Âm thắng thân thể rét mà vã mồ hội, thân thể mát lạnh phát run chân tay rất lạnh, nếu có chướng bụng là chứng chết, chứng này qua được mùa hạ nhưng không qua được mùa đông. Nên có câu “ nhiệt  ngộ nhiệt tắc cuồng, hàn ngộ hàn tắc tử”.

6. Chuyển hoá vị, tinh, khí, hình trong cơ thể. Trời cho ngũ khí phong hàn thử thấp táo, đất cấp ngũ vị tân toan khổ cam hàm. Khi ăn uống nhờ công năng khí hoá mà vật chất bồi đắp nên hình thể, thế nhưng công năng là nhờ có tinh, tinh lại nhờ công năng khí hoá của vị mà thành. – Vị là âm đi xuống khiếu dưới, vị hậu thuần âm, vị bạc là dương trong âm, vị bạc có thể sơ thông kinh lạc, vị hậu quá hay sinh tiết tả. Khí vị chua đắng mà có công dụng dũng tiết đều thuộc âm. – Khí là (+) đi lên khiếu trên, khí hậu thuần dương, khí bạc là âm trong dương hay phát tiết ra ngoài, khí hậu hay trợ dương sinh nhiệt. Dương khí bình thường làm mạnh nguyên khí, dương khí cang thịnh làm tổn hao nguyên khí. Phàm những vị cay, ngọt mà có công dụng thăng tán đều thuộc dương.

7. Quan hệ tứ thời ngũ hành với ngũ tạng, ngũ khí. Xuân thuộc mộc, hạ thuộc hoả, trưởng hạ thuộc thổ, thu thuộc kim, đông thuộc thuỷ luân đổi sinh ra phong , hàn, thử, thấp, táo. Cũng như người có can mộc, tâm hoả, tỳ thổ, phế kim, thận thuỷ để sinh ngũ khí là hỷ, nộ, ưu, bi, khủng. Tất cả đều tuân theo quy luật sinh, trưởng, hoá, thu, tàng

8-sự ảnh hưởng thời tiết tới ngũ tạng. Bát phong là 8 loại gió đông, tây, nam, bắc, đông bắc, đông nam, tây bắc, tây nam nhờ sự thăng khí của 4 mùa mà xâm nhập vào ngũ tạng như sau: Mùa xuân thắng trưởng hạ hiệp tỳ, mùa hạ thắng thu hiệp phế, trưởng hạ thắng đông hiệp thận, thu thắng xuân hiệp can, đông thắng hạ hiệp tâm.

9. Quan hệ 5 tạng với tứ thời ngũ hành

Ngũ hành Tạng tượng Mộc/ can Hoả/tâm Thổ/tỳ kim/phế Thuỷ/thận
Ngũ khiếu 2 mắt lưỡi môi miệng mũi tai
5 bệnh phát Kinh sợ co giật huyết mạch và 5 tạng da thịt cuống lưỡi Vai lưng và da lông xương và nhóm cơ nhỏ
Ngũ vị Chua Đắng Ngọt Cay Mặn
5 giống gia súc Ngựa Lợn
5 giống lúa Lúa mì Ngô Lúa tẻ lúa nếp đậu
5 ngôi sao Sao tuế (sao mộc) Sao huỳnh (sao Hoả) Sao trấn (sao thổ) Sao thái bạch (sao Kim) Sao thần (sao thuỷ)
Ngũ thanh Giọng giốc (tiếng gỗ) Giọng chuỷ (tiếng lửa) Giọng cung (tiếng đát) Giọng thương (tiếng kim loại) Giọng vũ (tiếng nước chảy)
Số sinh thành 8 7 5 9 6
Mùi Thanh tao Mùi khét Mùi thơm Mùi thịt sống Mùi ẩm mốc
Màu Xanh Đỏ Vàng Trắng Đen
Ngũ thể Cân Mạch Cơ nhục Bì mao Xương tuỷ
Phương trời Đông Nam Trung ương Tây Bắc
Tiếng Hét Cười Hát Khóc Rên rỉ
Chí Giận Mừng Lo nghĩ Buồn Sợ hãi
Bệnh biến Tay nắm chặt Hồi hộp Nôn oẹ Ho Run rảy
Chỗ bị Cổ gáy Ngực sườn Xương sống Vai Eo lưng đùi
Phủ Đởm Tiểu trường Vị Đại trường Bàng quang

Qua bảng này ta dựa vào quan hệ tương sinh tương khắc của ngũ hành sẽ thấy quan hệ tương sinh  và tương khắc,tương thừa tương vũ

10. Thiên nhân hợp nhất – Sự sống của con người tương thông mật thiết với hoàn cảnh tự nhiên, 9 khiếu, 5 tạng, 12 quan tiết đều tương thông với thiên khí cuả khí âm, khí dương trên trời và sự khí hoá ngũ hành dưới đất.Ngũ hành dưới đất tương thông với khí tam âm, khí tam dương trên trời. Nếu trái qui luật tương thông tương ứng này sẽ rất hại cho tuổi thọ. – Khí trời không đầy đủ ở phương  tây bắc thuộc âm, tính âm hướng xuống nên tinh khí tập hợp chủ yếu ở vùng dưới, do vậy dưới cường trên nhược.Khí đất bất túc ở đông nam thuộc dương, dương tính hướng lên nên trên cường dưới nhược. ứng với người tai mắt phải không thính tinh bằng tai mắt trái, thế nhưng chân tay trái lại yếu hơn chân tay phải. Nếu bị cảm thụ ngoại tà sẽ bị nặng hơn ở trên phải dưới trái, còn trên trái dưới phải đỡ hơn. – Trời có tinh khí, đất có hình thể, trời có bát tiết, lập xuân, lập hạ, lập thu, lập đông, xuân phân, thu phân, hạ chí, đông chí. Đất có 5 phương: Đông, tây, nam, bắc, trung ương. Bởi vậy trời đất là căn bản cho vạn vật sinh trưởng. Khí trong vô hình thăng lên trời là dương, khí đục sa xuống đất là âm, dương thì chuyển động, âm thì yên lặng. Dương cực hoá ra âm, âm cực hoá ra dương làm nên sự biến hoá của tự nhiên cứ thế tiến hoá không ngừng. ở người cũng vậy, nếu ta đem ví đầu là trời chân là đất ở giữa là người thì thanh khí của phế thông với trời,  khí thuỷ cốc của đất thông với miệng họng, khí phong mộc thông vào can, khí lôi hoả thông vào tâm, khí của các khe núi thông vào tỳ, khí nước mưa thông với thận. Trong đó 12 kinh mạch như dòng sông nước chảy không ngừng. Trường vị như biển rộng cả 9 khiếu đều khai thông khí nước. mồ hôi ví như mưa do dương khí phát tiết ra, dương khí ví như gió, khí giận ví như sấm, sét. Mỗi khi khí nghịch lên như trời nóng làm bốc hơi. Bởi vậy điều dưỡng thân thể phải tuân theo qui luật tự nhiên dựa vào hoàn cảnh tự nhiên, mới phát huy được kết quả. – Mạch tượng của con người thích nghi theo 4 mùa: huyền ,câu, mao, thạch ứng với xuân, hạ, thu, đông. Còn như 12 kinh: kinh thái âm phế tương ứng tháng giêng là dần; kinh thủ dương minh đại trường ứng với tháng 2 là mão; kinh túc dương minh vị ứng với tháng ba là thìn; kinh túc thái âm tỳ ứng với tháng tư là tỵ ; kinh thủ thiếu âm tâm ứng với tháng 5 là ngọ; kinh thủ thái dương tiểu trường ứng với tháng 6 là mùi; kinh túc thái dương bàng quang ứng với tháng 7 là thân; kinh túc thiếu âm thận ứng với tháng 8 là dậu; kinh thủ quyết âm tâm bào ứng với tháng 9 là tuất; kinh thủ thiếu dương tam tiêu ứng với tháng 10 là hợi; kinh túc thiếu dương đởm ứng với tháng 11 là tý; kinh túc quyết âm can ứng với tháng 12 là sửu. Khí huyết lưu thông tuần hoàn chảy trong 12 kinh mạch của cơ thể cũng như khí đất, khí trời tuần hoàn trong tứ thời bát tiết.

11. ứng dụng ngũ hành trong tiên lượng và điều trị. – Theo lẽ biến hoá của ngũ hành: mộc giáp kim thì đứt; thổ gặp mộc thì diệt; thổ gặp thuỷ thì hết; thuỷ gặp hoả thì tắt; hoả gặp kim thì chảy ra. Quan hệ sinh khắc ngũ hành trong cơ thể cũng vậy, đó là tuân theo quy luật xung khắc tòng nghịch: Bệnh thường chuyển biến tốt vào mùa của nó, khỏi vào múa nó sinh ra, dùng dằng vào mùa nó khắc và mùa sinh ra nó, chết hoặc nặng lên vào mùa khắc nó. 11.1. Bệnh tạng can: – Khỏi mùa hạ, nặng hoặc chết ở mùa thu, dùng dằng ở trưởng hạ và mùa đông, chuyển biến tốt vào mùa xuân,  nên tránh gió. – Bệnh tạng can khỏi ngày bính đinh, nặng hoặc chết ở ngày canh tân, dùng dằng qua ngày nhâm quý đến ngày giáp, ngày ất là mới chuyển biến tốt. – Người bệnh tạng can buổi sáng đỡ, buổi chiều nặng, nửa đêm thuỷ yên tĩnh cần dùng thuốc tân ôn để phát tán, nếu bổ chọn vị cay nếu tả chọn vị chua. 11.2. Nếu tạng tâm bị bệnh, khỏi vào trưởng hạ, nặng hoặc chết vào mùa đông, dùng dằng ở mùa thu và mùa xuân. Đến mùa hạ năm sau mới có chuyển biến tốt. Không nên ăn những thức ăn cay, nóng và mặc quần áo ấm quá. – Tâm bệnh khỏi vào ngày mậu kỷ, nặng hoặc chết ở ngày nhâm quý, dùng dằng qua ngày giáp ất đến những ngày bính, ngày đinh mới có chuyển biến tốt. – Người mắc bệnh tâm giữa trưa vào giờ chính ngọ thì khá lên, nửa đêm thì nặng hơn, sáng ra thì yếu. Bổ pháp thì dùng vị mặn, tả pháp thì dùng vị ngọt. 11.3. Bênh tạng tỳ. – Khỏi vào mùa thu, nặng lên hoặc chết ở mùa xuân, dùng dằng qua mùa hạ và mùa đông đến mùa trưởng hạ thì mới chuyển biến tốt. – Kiêng thức ăn nóng, tránh ăn no, tránh nơi ẩm ướt. – Bệnh tỳ khỏi ngày canh tân, nặng lên hoặc chết ở ngày giáp ất, dai dẳng ở ngày bính đinh tới này mậu kỷ mới chuyển biến tốt. – Trong ngày gần trưa chuyển biến tốt, lúc mặt trời mọc thì bệnh nặng, xế chiều thì yên tĩnh, tỳ cần hoà hoãn, tả thì dùng vị đắng, bổ thì dùng vị ngọt. 11.4.Bệnh tạng phế – Khỏi ở mùa đông, nặng chết ở mùa hạ, dùng dằng qua mùa xuân và trưởng hạ đến mùa thu mới chuyển biến tốt. Nên mặc ấm, ăn đồ nóng, tránh đồ lạnh. – Người bệnh phế khỏi ngày nhân quý, nặng chết ngày bính đinh, dai dẳng ngày mậu kỷ sang ngày canh tân mới chuyển biến tốt. – Tầm xế chiều thì khá, giữa trưa bệnh nặng, quá trưa yên tĩnh. Phế bệnh cần thu liễm. Bổ bằng vị chua, tả bằng vị cay. 11.5. Tạng thận có bệnh. – Khỏi vào mùa xuân, nặng chết ở mùa trưởng hạ dùng dằng qua mùa hạ, mùa thu tới mùa đông mới có chuyển biến tốt. Cấm ăn đồ nướng nóng hoặc sưởi lửa. – Bệnh thận khỏi ngày giáp ất, nặng chết ngày mậu, kỷ, dai dẳng ngày canh, tân sang ngày nhâm, quý mới có chuyển biến tốt. – Trong ngày: nửa đêm sức khoẻ tốt lên, các giờ thìn, tuất, sửu, mùi nặng lên hoặc chết. Buổi chiều thì yên tĩnh, bổ dùng vị đắng, tả dùng vị mặn. Như vậy: Tà khí lấy thắng khí thành bệnh thời gian nó sinh ra thì khỏi thời gian nó bị khắc thì năng lên, thời gian sinh ra nó thì dùng dằng, thời gian vượng thịnh của bản tạ thì chuyển biến tốt. Nhưng cần xác định được mạch tượng của các tạng mới có thể sinh ra thời hiệu nặng nhẹ kỳ hạn sống chết. Nếu không biết, phối hợp tứ thời ngũ hành để chẩn đoán, tiên lượng điều trị tăng cường mặt trội, hạn chế mặt yếu đến nỗi để cho tà khí mặc sức xâm hại để đến nỗi bệnh nhân chết.

Doctor SAMAN

Tác giả

Giới thiệu về tác giả

Sưu tầm

Bình luận

Bấm vào đây để viết bình luận