Nghiên cứu

Học thuyết tạc tượng

Dưới sự lãnh đạo của quân chủ là tâm cả 12 tạng khí phải hoạt động nhịp nhàng ăn khớp. Có như thế khí huyết sẽ lưu thông, cơ thể không bị tiêu hao, sinh mệnh không bị nguy hiểm.  1. Quan hệ tương hỗ giữa 12 tạng khí trong cơ thể – Thập nhị […]

Dưới sự lãnh đạo của quân chủ là tâm cả 12 tạng khí phải hoạt động nhịp nhàng ăn khớp. Có như thế khí huyết sẽ lưu thông, cơ thể không bị tiêu hao, sinh mệnh không bị nguy hiểm. 

1. Quan hệ tương hỗ giữa 12 tạng khí trong cơ thể

– Thập nhị tạng là tâm, can, tỳ, phế, thận, đản trung, đởm, vị, đại trường, tiểu trường, bàng quang, tam tiêu. Trương Cảnh Nhạc đem chia ra những thứ chứa đựng  truyền tống thuộc dương gọi là phủ, những thứ có chức năng chuyển hoá vật chất là âm gọi là tạng. Công năng của 12 tạng khí luôn tương hỗ mật thiết lẫn nhau nhưng có phân biệt thứ chủ yếu và thứ yếu.

+ Tạng tâm: như chức lãnh đạo cao nhất của cơ thể, mọi hoạt động tinh thần và sự  sáng suốt đều phát triển từ tạng tâm.

+ Tạng phế: có chức vụ như thừa tướng mang chức năng điều tiết điều hành phân khí toàn thân.

+ Tạng can: Có vai trò như tướng quân chủ về sự mưu lự tính cương cường chuyên mưu tính xét đoán.

+ Tính của đởm là chính trực, thẳng thắn, chủ về việc phán xét đúng sai.

+ Đản trung còn gọi là tâm bào lạc bảo vệ cho tâm ở bên trong truyền đạt ý chí tâm ở bên ngoài.

+ Tỳ vị như kho vựa: Vừa chuyển hoá vừa chứa đựng đồ ăn thức uống vận chuyển và phân bố dinh dưỡng cho toàn thân.

+ Tiểu trường: Tiếp thu đồ ăn, thức uống ở nơi tỳ vị đã nghiền nát chắt lọc tinh hoa của đồ ăn. Chất trong thì thăng lên chất đục thì giáng xuống đại trường thành chất cặn bã nên nói tiểu trường có chức năng thăng thanh, giáng trọc.

+ Đại trường: chủ việc quản lý truyền tống chất cặn bã ra ngoài.

+ Thận  khí sung túc thì chân tay mạnh mẽ lại có trí thông minh, bàn tay khéo léo.

+ Tam tiêu: là mỗi liên hệ trên dưới của các tạng khí ở các phần thượng trung, hạ tiêu để khí hoá toàn thân khơi thông đường nước qui về một mối dồn xuống bàng quang ở bộ bị dưới cùng để tích tụ thuỷ dịch. Sự hoạt động khí hoá của đàn điền ở hạ tiêu làm cho thông lợi đường nước bài tiết ra ngoài.

Dưới sự lãnh đạo của quân chủ là tâm cả 12 tạng khí phải hoạt động nhịp nhàng ăn khớp. Có như thế khí huyết sẽ lưu thông, cơ thể không bị tiêu hao, sinh mệnh không bị nguy hiểm.

2. Biểu hiện bên ngoài của 12 tạng khí.

– Tâm là cái gốc của bản mệnh, nguồn gốc sáng suốt của trí tuệ, vinh hoa của tâm lộ ra mặt. Tâm làm chắc đầy huyết mạch vị trí ở trên cách mạc là tạng dương nằm trong dương gọi là thái dương trong phân dương. Thời lệnh của tâm ứng với mùa hạ.

– Phế chủ khí toàn thân,hấp khí thanh hô khí trọc là chỗ tàng phách vinh hoa biểu hiện ở lông. Công dụng làm đày chắc ngoài da. Phế ở trên cao nhưng lại là tạng âm nên nó là thái âm trong dương. Thời lệnh của phế tương ứng với mùa thu.

– Thận là chỗ tiềm tàng ẩn nấp của chân dương, chân âm là gốc của chỗ bế tàng dự trữ tinh khí của ngũ tạng lục phủ vinh hoa biểu hiện ở tóc có tác dụng làm đầy chắc xương tuỷ. Thân ở chỗ thấp nhất và tạng âm nên thân là thiếu âm trong âm. Thời lệnh tương ứng vào khí mùa đông.

– Chỗ căn bản của can là sự mệt mỏi rã rời hoặc liệt là, chỗ tàng hồn vinh hoa biểu hiện ở móng chân, tay công dụng làm chắc gân, Sinh dưỡng huyết khí. Tuy vị trí ở bụng mà lại là tạng dương nên nói là tạng thiếu dương trong âm. Thời lệnh của can là mùa xuân.

– Tỳ vị đại trường,tiểu trường, tam tiêu, bàng quang là kho tàng căn bản của thuỷ cốc, là nơi sản sinh ra dưỡng khí vừa chứa đựng vừa hấp thu vừa chuyển hoá vừa bài tiết . Vinh hoa những tạng này biểu hiện ở 4 xung quanh môi miệng, công dụng làm chắc cơ thịt, nó còn là nơi tiếp nhận vật trọc âm của ngũ vị trong thuỷ cốc nên các tạng khí này đều thuộc loại chí âm. Thời lệnh tương ứng với mùa trưởng hạ.

Tuy nhiên: Cả 11 tạng khí trên đều dựa vào công năng của đởm mà quyết định, đởm chủ mùa xuân, vào mùa xuân đởm khí thăng phát bình thường thì 11 tạng khác theo đó mà vinh nhuận ra.

3. Quan hệ biểu lý chế ước của các tạng và các thành phần khác trong ngũ hành.

4.Phủ kỳ hằng và một số tạng khí khác.

– Não tuỷ, cốt, mạch, đởm và bào cung đều bẩm thụ địa khí mà sinh ra chúng đều có thể chứa đựng tinh thần khí huyết có khả năng chứa tàng và chuyển hoá  chỉ nên thu liễm không nên tiết ra. Chức năng thì giống tạng cấu trúc thì giống phủ cho nên gọi là phủ kỳ hằng.

– Các tạng khí vị đại trường, tiểu trường, bàng quang, tam tiêu bẩm thụ thiên khí, vận hành không ngừng như thiên khí. Chỉ nên truyền tống đi không nên giữ  lại.

5. Quan hệ biểu lý giữa các tạng phủ tương hợp trong ngoài.

– Phế biểu lý với đại trường, tâm biểu lý với tiểu trường, can biểu lý với đờm, đờm chứa tính chất  thừa của can, tỳ biểu ly với vị, thận biểu lý với bàng quang; tam tiêu lại liên hệ trực tiếp với bàng quang có tác dụng thông hành thuỷ dịch trong toàn thân nhưng không có tạng liên hệ với nó gọi là phủ cô.’

– Nói lục phủ chứa chặt mà không đầy, ngũ tạng chứa đầy mà không chặt. Bởi lẽ các phủ luôn tả để truyền tống, còn các tạng hấp thu chất tinh vi của đồ ăn thức uống , nhưng lại phải đem chuyển hoá phục vụ cho cơ thể. Ngoài việc tàng trữ vật chất tâm còn tàng thần, phế còn tàng phách, can tàng hồn, tỳ tàng ý, thận tàng trí.

– Tâm liên hệ với huyết mạch, phế liên hệ với da lông, can với cân, tỳ với cơ nhục, thận với xương tuỷ.

– Tâm dịch hoá ra mồ hôi, phế dịch ra nước mũi, can dịch ra nước mắt, tỳ dịch ra nước dãi, thận dịch ra nước bọt, đó là chất dịch của ngũ tạng.

– Thứ chua chạy vào can, cay nhập phế, đắng nhập tâm, mặn nhập thận, ngọt nhập tỳ.

– Trắng hợp phế, đỏ hợp tâm, xanh hợp can, vàng hợp tỳ, đen hợp thận.

– Vui mừng thuộc tâm, buồn thương thuộc phế, can giận gây lo, tỳ lo gây sợ, hãi thuộc thận.

– Tâm ghét nhiệt, phế ghét hàn, can ghét phong, tỳ ghét thấp, thận ghét táo.

– Can mạch huyền, tâm mạch câu, tỳ mạch hoà hoãn, phế mạch mao,thận mạch thạch.

6. Mạch tượng theo mùa trong điều kiện sinh lý bình thường.

– Nói huyền câu mao thạch là mạch tượng 4 mùa xuân, hạ, thu, đông.Mạch mùa xuân ứng với can mộc và phương đông vạn vật nảy mầm sinh trưởng, mạch mềm trơn ngay thẳng mà hơi căng thường ví với dây đàn là mạch huyền. Mạch mùa hạ thuộc tâm hoả và phương nam khi vạn vật đã trưởng thành và tươi tốt nên mạch đầy đến mạnh đi nhẹ gọi là mạch câu. Mạch mùa thu ứng tạng phế, thuộc hành kim và phương tây, lúc này muôn vật đã thành thục nên mạch mềm nổi, đến mau đi tản mạn nên gọi mạch phù. Mạch mùa đông ứng với thận thuộc hành thuỷ và phương bắc. Mùa này vạn vật bế tàng nên mạch đến chìm sâu đánh vào ngón tay gọi là mạch doanh. Mạch mùa trường hạ ứng với tạng tỳ thuộc thổ và ở vị trí trung ương nhưng bình thường khó thấy được. Nếu có bệnh mạch đập như dòng nước toả ra,là thái quá bệnh ở ngoài.Mạch đập cứng nhọn như mỏ chim là bất cập, bệnh ở trong.

7. Sinh lý của tạng tượng

   Nếu sinh lý hoạt động của các tạng không bình thường sẽ có biểu hiện bất thường ra ngoài:

– Tâm khí không thư thái thì ợ hơi, phê sinh ho, can hay nói nhiều tỳ hay nuốt, thận ngáp vặt, hắt hơi; vị nghịch sinh nấc, sợ hãi; Đại trường, tiểu trường gây tiết tả; hạ tiêu không thông lợi nước tràn ra gây phù, khí bàng quang không khí hoá được nước tiểu,tiểu không thông, bàng quang không ước thúc sinh đái són; Bệnh đởm thì dễ giận.

– Tinh khí ngũ tạng thông ra thất khiếu, phế khí thông lỗ mũi cho biết mùi thơm, thối; tâm khí thông lưỡi nếm biết ngũ vị; can khí thông mắt nhìn phân biệt ngũ sắc; tỳ khí thông miệng nhận biết vị ngũ cốc, thận khí thông tai nghe rõ 5 âm thanh.

– 12 kinh mạch hội tụ vào mắt, tinh tuỷ phụ thuộc não, các cân liên hệ giằng giữ khớp, huyết dịch thuộc tâm, các khí thuộc phế..

– Can tàng huyết khi vận động can phân phối máu vào kinh mạch, khi ngủ nghỉ huyết tàng trữ ở can, từ huyết mới có sự nuôi dưỡng chân tay cử động được, huyết dưỡng mục mới nhìn rõ mọi vật.

– Tinh khí ngũ tạng tụ hội ở mắt tạo thành mục hệ, tinh khí của xương vào con ngươi, của cân vào lòng đen, phế vào lòng trắng, của huyết vào huyết mục ở mục hệ, cơ nhục vào bộ phận ước thúc. Mục hệ trên thông vào não, dưới liên hệ ra sau gáy.

– Khi ăn uống đồ ăn có vị chua trước hết tới can, cay tới phế, đắng tới tâm, ngọt tới tỳ, mặn tới thận sau đó mới tới các tạng khác. Tinh vi của đồ ăn được tỳ chuyển hoá thăng lên phế mạch, phế tuyên phát chúng ra các kinh mạch còn thì túc giáng chất trọc đục xuống dưới để bài tiết.

8. Quá trình trưởng hoá thu tàng của con người.

10 tuổi tạng phủ kiện toàn, kinh mạch thông xướng thích bay nhảy, 20 tuổi khí huyết thịnh vượng, cơ bắp phát đạt, thích đi nhanh nhẹn, 30 tuổi tạng phủ ổn định, bắp thịt cường thịnh, khí huyết xung mãn nên đi đứng khoan thai, 40 tuổi tạng phủ kinh mạch điều hoà, kinh khí thịnh đầy nhưng có chiều hướng suy giảm nên thích ngồi. 50 tuổi can khí suy, dịch mật giảm nên mắt mờ, 60 tuổi tâm khí suy, hay đau khổ suy nghĩ, lo lắng bi ai, khí huyết sút kém.  70 tuổi tỳ khí hư, ăn kém, da nhăn; 80 tuổi phế khí suy không tàng được phách nên hay quên nói lẫn, 90 tuổi thận khí kiệt, kinh mạch và các tạng khác trống rỗng. 100 tuổi ngũ tạng trống rỗng hết, thần khí rời cơ thể và chỉ còn xác trơ mà chết.

9. Sinh lý đời sống tình dục.

– Hệ số thiên quý của nữ là 7 nên 14 tuổi có nguyệt tín, có khả năng sinh con, 21 tuổi mạch nhâm thông lợi thân thể khoẻ mạnh, kinh nguyệt đều, tốt cho việc sinh đẻ răng khôn mọc ra. Khí 28 tuổi gân xương rắn chắc, cơ bắp săn se, khoẻ tối đa. 35 tuổi khí huyết dương minh sút  giảm, tóc rụng ít nhiều da bắt đầu nhăn, sắc vẻ kém tươi. 42 tuổi kinh khí ba kinh dương cùng sút kém sắc mặt tiều tuỵ, da khô nhăn nheo, tóc hoa râm, 49 tuổi mạch nhâm trống rỗng, mạch thái xung yếu hẳn thiên quý cạn kiệt, hết kinh nguyệt, hết khả năng sinh con.

– Hệ số thiên quý ở nam là 8, 16 tuổi thiên quý thuần thục, vỡ giọng dậy thì, cao lớn nhanh chóng, có tinh sinh dục, giao hợp có thể sinh con, 24tuổi thận khí đầy đủ cơ thể cường tráng, sinh dục phát dục cực độ, 32 tuổi gân xương rẵn chắc, da thịt béo tốt, cơ bắp tràn đầy cực độ. 40 tuổi thận khí kém đi tóc rụng răng khô. 48 tuổi tóc hoa râm, nét mặt tiều tuỵ, đi lại chậm chạp. 56 tuổi gan khí kém, mắt mờ tay run, tinh khô, thận khí cạn dần, hình thể mệt nhọc. 64 tuổi thiên quí kiệt, răng tóc rụng dần, hết khả năng sinh con. Dù nam hay nữ sau thiên quí mà sinh được con, con khó sống quá thiên quí.

10. Tinh, khí, thần, huyết, tân, dịch.

– Tinh là khi trai gái giao hợp hình thành thai nhi, thứ vật chất đầu tiên cho sự hình thành là tinh, thần là biểu hiện bên ngoài của tinh.

– Khí là thứ do đồ ăn đã được biến thành tinh hoa, từ bộ phận thượng tiêu thông đạt ra ngục và toàn thân, làm ấm da, đủ hình thể, nhuận lông tóc như sương mai làm ẩm cỏ cây là khí.

– Khí tiểu lý sơ tiết ra mồ hôi dâm dấp là tân, thường vận hành trong toàn bộcơ thể, có lục lợi tiết ra ngoài.

– Dịch là thứ đi cùng khí huyết thấm toàn thân, nhuận xương, tuỷ, não, khớp làm cho khớp cử động được, nước mắt cho trơn chớp mắt, da nhuận ướt. Như vậy tân là dương trong âm có tiết ra ngoài, dịch là âm giữ  bên trong.

– Huyết do tinh sinh tuỷ, tuỷ kết hợp với tinh hoa đồ ăn biến thành dịch màu đỏ.

– mạch là những đường ngầm ngăn cách không cho tinh khí chạy tán ra ngoài.

Nếu tinh hư sẽ điếc, khí hư mắt mờ, tân hư mở lỗ chân lông thoát tân, dịch khô thoát các khớp khó cử động, sắc mặt tối khô, não tuỷ khô, kém suy nghĩ, yếu ê đau ống chân, tai ù. Huyết hư sắc mặt vàng trắng hoặc trắng nhợt, mạch rỗng thông

11. Tác dụng của tinh khí huyết tinh thần.

– Tác dụng của kinh mạch toàn thân là thông hành khí huyết, doanh vận âm dương nhu nhuận khiếu khớp.

– Vệ khí nhu nhuận ấm áp bì phu, làm đầy tâm lý, quản lý  lỗ chân lông đóng mở ở phần ngoài.

– ý chí thống trị tinh thần, thu hợp hồn phách, cân bằng thất tình hỷ nộ ưu tư bi kinh khủng do đó khí huyết thông hành.

– Huyết đầy đủ nuôi nhuận tạng phủ da cơ xương khớp nên nét mặt vinh nhuận hồng hào.

Càn có sự phối hợp nhịp nhàng giữa các thành phần với nhau và với tạng phủ kinh mạch.

– Khí vô hình thuộc dương, vị hữu hình là âm, vị biến thành hình thể phải nhờ khí hoá, khí là do tinh sinh thành, như vậy tinh hoá công năng công năng lại làm ra tinh. ăn uống thất thường làm tổn thương công năng khí hoá.

– Dịch là tinh khí của ngũ cốc, chúng điều hoà các tạng, phân bố lục phủ rồi đi vào kinh mạch liên lạc khắp toàn thân.

Vệ khí là khí nhanh mạnh của thuỷ cốc, làm ấm nhuận bì phu, đầy đủ tắn lý, bảo vệ bên ngoài, ôn nhuận cách mạc, rải rác khắp ngực bụng.

Chất tinh vi từ thượng tiêu xuống trung tiêu chia hai đường dinh vệ, còn khí tụ lại không tan trong lồng ngực là khí hải. Khí trời đất trong người theo tỉ lệ xuất 3 vào 1,

 nghĩa là tiêu hoa 3 phần chất tinh vi của đồ ăn thì nhập vào một phần của khí trời. Cho nên nửa ngày không ăn uống gì sức khoẻ giảm sút, một ngày không ăn đủ yếu hẳn.

– Dinh vệ gạn lọc tân dịch hoá thành huyết, ngoài dinh dưỡng chân tay, trong thì dồn vào ngũ tạng lục phủ. Dịnh khí vận hành trong cơ thể 100 khắc 1 ngày đêm. Vệ khí đi ra ngoài ngày 25 vòng đêm 25 vòng, dinh khí cũng vậy chúng tuần hoàn liên tục không đầu không cuối, khởi từ dương đến âm rồi từ âm lại ra dương.

Chú ý:

+ Kinh dương minh đa khí huyết.

+ Kinh thái dương huyết đa khí thiếu

+ Kinh quyết âm huyết đa khí thiếu

+ Kinh thiếu dương, thiếu âm, thái âm nhiều khí ít huyết.

Doctor SAMAN

Tác giả

Giới thiệu về tác giả

Sưu tầm

Bình luận

Bấm vào đây để viết bình luận