Tâm thần kinh

Hội chứng nôn mửa chu kỳ

Định hướng chẩn đoán nôn chu kỳ: 1. Nôn mửa có tính chu kỳ và mang tính lịch sử. 2. Không có nguyên nhân cụ thể. 3. Chu kỳ lặp đi lặp lại. 4. Khởi phát sớm, đôi khi muộn nhưng phải có yếu tố 1, 2, 3. 5. Đã loại trừ được các nguyên […]

Định hướng chẩn đoán nôn chu kỳ:

non mua chu ky

1. Nôn mửa có tính chu kỳ và mang tính lịch sử.

2. Không có nguyên nhân cụ thể.

3. Chu kỳ lặp đi lặp lại.

4. Khởi phát sớm, đôi khi muộn nhưng phải có yếu tố 1, 2, 3.

5. Đã loại trừ được các nguyên nhân khác.

 

Hội chứng nôn chu kỳ (CVS) là tình trạng người bệnh cứ một chu kỳ tháng lại nôn 3-4 ngày hoặc nôn cả tuần. Nôn ra thức ăn, nước, thậm chí mật xanh, mật vàng… gây mất nước, toan hóa cơ thể trầm trọng phải truyền dịch. Chúng tôi đã điều trị những bệnh nhân nôn chu kỳ từ nhỏ tới khi 44 tuổi. Chất nôn chu kỳ thậm chí có lẫn máu từ thực quản hoặc dạ dày… tuy nhiên đây là 1 hội chứng khá lành tính.

 

Độ tuổi, giới xuất hiện bệnh.

 

Độ tuổi thường gặp là 3 tuổi tới 7 tuổi, nhưng nôn chu kỳ mà chúng tôi đã gặp một trường hợp ít tuổi nhất là cháu mới 17 tháng tuổi, cao nhất đã gặp trên lâm sàng, môi trường phòng khám của Viện Y học bản địa Việt Nam là 56 tuổi. Nôn chu kỳ được thống kê trong y văn cho thấy nữ nhiều hơn nam với tỷ lệ 53/47.

 

Mô tả chu kỳ nôn mửa.

 

Bệnh nôn mửa chu kỳ có thể sáu đến mười hai giờ/ lần nôn mửa, kéo dài như vậy trong 5-7 ngày trong một tháng, tháng sau lặp lại y sì như tháng trước. Sau chu kỳ nôn người trở lại khỏe mạnh bình thường, một số khác có thể mệt mỏi do toan hóa máu hoặc bị đau cơ bụng. Thời gian xuất hiện, tần suất, quy luật ở mỗi cá thể có thể khác nhau và mức độ nghiêm trọng của nôn chu kỳ phụ thuộc ứng xử của cá nhân, gia đình và thái độ của thầy thuốc. Có bệnh nhân chúng tôi khám và điều trị cho biết cứ trăng trong theo ngày âm lịch là nôn mất vài ngày, lại có người cứ trước khi hành kinh thì nôn… đặc điểm chu kỳ ít thay đổi trên một cá thể nhưng với những người khác nhau thì lại có sự khác nhau. Hiện nay chưa nhà khoa học hoặc nhà lâm sàng nào chẩn đoán được nguyên nhân của nôn chu kỳ.

 

Điều trị nôn mửa có chu kỳ.

 

Theo quan điểm tây y, hiện nay không có phương thuốc đặc trị cho bệnh nôn mửa chu kỳ, những loại thuốc chỉ để điều trị làm dịu như: chống mất nước bằng uống nước muối sinh lý, oresol; cầm nôn ít hiệu quả, chống chảy máu thực quản hay dạ dày, chống co thắt đường ruột, an thần, chống động kinh như Deparkine… hiệu quả còn hạn chế.

 

Nôn có chu kỳ là một nghiên cứu mới của Viện Y học bản địa Việt Nam theo hướng trầm cảm cơ thể và hiện nay đã có kết quả khả quan.

 

Chị Nguyễn Thị X, nguyên sỹ quan quân đội, ly thân với chồng, sống độc thân, nôn theo chu kỳ trăng tròn được dùng thuốc chống nôn theo hướng trầm cảm cơ thể từ thảo dược, hiện đã khỏi sau 6 tháng điều trị.

 

Cháu Trần ngọc Th, nôn chu kỳ từ 3 tuổi, nay đã 7 tuổi với việc chữa chạy nhiều nơi, nhiều bệnh Viện, chúng tôi dùng chỉ TRC Saman từ thảo dược hiện đã hoàn toàn ổn định… đó chỉ là một vài, trong hàng trăm trường hợp có hồ sơ bệnh án tại phòng khám Nội tâm thần thần kinh của Viện nghiên cứu Y học bản địa Việt Nam.

 

Tài liệu tham khảo

  1. Drumm, BR; Bourke; Drummond, J, et al. (2012). “Hội chứng nôn mửa theo chu kỳ ở trẻ em: một nghiên cứu tương lai.” Neurogastroenterology & Vận động.. 24 (10): 922-927.
  2. Lindley, Keith J; Andrews, Paul L (2005). “Sinh bệnh học và điều trị nôn mửa theo chu kỳ”. Tạp chí Pediatric Gastroenterology và Dinh dưỡng 41 (Suppl 1): S38-40. đổi : 10,1097 / 01.scs.0000180299.04731.cb . PMID
  3. Li, B Anh; Lefevre, Frank; Chelimsky, Gisela G; Boles, Richard G; Nelson, Susanne P; Lewis, Donald W; Linder, Steven L; Issenman, Robert M et al. (2008). “Xã hội Bắc Mỹ Nhi Gastroenterology, Gan, và Tuyên bố Dinh dưỡng Đồng thuận về chẩn đoán và quản lý Cyclic Ói mửa Hội chứng” Tạp chí Pediatric Gastroenterology và Dinh dưỡng 47 (3):.. 379-93 đổi : 10,1097 / MPG.0b013e318173ed39 . PMID.
  4. Abell, TL; Adams, KA; Boles, RG; Bousvaros, A ; Chong, SKF; Fleisher, DR; Hasler, WL; Hyman, PE et al. (2008). “Hội chứng nôn mửa theo chu kỳ ở người lớn” Neurogastroenterology & Vận động 20 (4):. 269-84. đổi :  . PMID .
  5. Li, B Anh; Misiewicz, Larry (2003). “Hội chứng nôn chu kỳ: Một rối loạn não ruột” Gastroenterology Phòng khám của Bắc Mỹ 32 (3):. 997-1019. đổi : PMID.
  6. Li, BU; Fleisher, DR (1999). “Hội chứng nôn chu kỳ: tính năng để được giải thích bằng một mô hình sinh lý bệnh” bệnh tiêu hóa và khoa học 44 (8 Suppl): 13S-18S PMID .
  7. “hội chứng nôn mửa theo chu kỳ là gì?”. Fitzpatrick, E; Bourke B; Drumm B; Rowland M (tháng 4 năm 2008). “Tỷ lệ mắc hội chứng nôn mửa theo chu kỳ ở trẻ em: Nghiên cứu dựa trên dân số” Am J Gastroenterol 103 (4):… 991-5 đổi: .PMID.

Doctor SAMAN

Tác giả

  • BS. Hoàng Sầm

    Tốt nghiệp Đại học Y Hà Nội 1977-1983; Nguyên Giảng viên chính Đại học Y - Dược Thái Nguyên; Chủ tịch Hội đồng Viện Y học bản địa Việt Nam Cellphone: 0977356913 Email: bacsysaman@gmail.com

Giới thiệu về tác giả

BS. Hoàng Sầm

Tốt nghiệp Đại học Y Hà Nội 1977-1983;
Nguyên Giảng viên chính Đại học Y - Dược Thái Nguyên;
Chủ tịch Hội đồng Viện Y học bản địa Việt Nam
Cellphone: 0977356913
Email: bacsysaman@gmail.com

Bình luận

Bấm vào đây để viết bình luận