Trong bào chế thuốc, bao phim là quá trình phủ một lớp màng mỏng lên chất rắn  có màu hoặc không màu tùy mục đích sử dụng. Lớp bao trên các sản phẩm bao phim thường rất mỏng chỉ vào khoảng 10÷200 mm. Các chất rắn có thể là các viên nén, vi hạt, cốm hoặc các tinh thể dược chất.

Trong thực phẩm để tăng độ hấp dẫn người ta cũng dùng phẩm màu trong bánh quy, cốm, bánh khúc, bánh phu thê…

 Lớp màng bao phim công nghiệp này thông thường nhiều doanh nghiệp sản xuất dược phẩm việt nam phải nhập khẩu từ nước ngoài về sử dụng. Màng bao phim viên thuốc thường được sản xuất bằng các phức muối kim loại và các hoạt chất vô cơ có tác dụng không mong muốn đến cơ thể con người, trong sản xuất màng bao phim vô cơ này thường khó thao tác, không đạt độ bóng yêu cầu, dễ phai màu (khi sử dụng thường bị loang màu bao phim ra lưỡi người dùng).

 Tháng 7 năm 2010, nhận thấy những nhược điểm của chất màu bao phim công nghiệp (trước nay Saman Pharm vẫn nhập từ Ấn độ) là không thể chấp nhận được, ban giám đốc và hội đồng quản trị quyết định yêu cầu 10 cán bộ nhân viên bộ phận nghiên cứu phát triển bằng mọi giá phải nghiên cứu trích xuất được chất màu từ lá cây không độc hại từ thiên nhiên.

 Ban lãnh đạo Saman Pharm họp với Hứa Văn Thao trưởng bộ phận nghiên cứu và phát triển – một chuyên gia (có 40 năm kinh nghiệm dạy về hợp chất thiên nhiên) đề xuất nghiên cứu đưa ra 1 chất mầu thiên nhiên mới đạt được các tiêu chí:

  • Phải được chiết xuất từ thực vật và có thể sản xuất số lượng lớn
  • Tuyệt đối an toàn với cơ thể con người, động vật
  • Đạt được yêu cầu về độ sâu của màu sắc và khó phai.
  • Cảm quan đẹp và bóng.

 Tâm sự khi đó, đ/c Thao nói: “việc này thật sự khó với tiêu chí đưa ra như vậy, hàng mấy chục năm nay người ta không tìm ra được chất màu thay thế. Bảo trong chốc lát thay đổi được thì để tôi cố gắng nghiên cứu, chứ khó mà thành công được!”

 Ngay hôm đó, mỗi tuần hàng chục loại thảo dược thảo dược có độ an toàn và giàu clorophin trong thiên nhiên được đưa vào thí nghiệm. Những kết quả thất bại liên tục nối đuôi nhau đến với nhóm nghiên cứu & phát triển; chất thì không đạt tiêu chí màu, chất thì bị phai màu, chất thì màu loang lổ, chất thì quá dễ phai, chất thì không đạt độ bóng….

Tháng 10/2011 thanh tra sở y tế Hà nội phát hiện hàng loạt sản phẩm cốm làng Vòng – 1 món ăn cổ truyền của Hà nội sử dụng chất màu malachite green, một chất màu tổ chức Y tế thế giới cấm sử dụng từ năm 2005, chất này đã bị đưa vào danh mục hóa chất, kháng sinh bị cấm trong sản xuất kinh doanh thủy sản, do có nhiều nguy cơ với sức khỏe người sử dụng như có thể gây rối loạn chuyển hóa, gây tổn thương chức năng gan, thận.. Người làm cốm từ nay hoàn toàn có thể sử dụng chất màu HT07 thay thế cho malachite green để đảm bảo độ an toàn và màu sắc cho cốm tới người sử dụng.

 Tưởng rằng đã chắc chắn nghiên cứu thất bại, trưa ngày thứ 11 của đợt nghiên cứu, đ/c Thao và cộng sự thật sự hân hoan khi cuối cùng cũng tìm ra được thảo dược đem lại màu bao phim phù hợp được các tiêu chí mà BLĐ đưa ra.

 Đó là 1 chất màu có bản chất là clorophin từ 1 cây thân mềm, vốn là một loại rau, an toàn với cơ thể, khi bao phim viên nén đạt độ sâu màu và độ bóng cao. Sau bao phim, chúng tôi thử lấy viên thuốc (màu đen xanh đen) chà xát vào áo sơ mi trắng của 1 đồng nghiệp mà không hề phai màu. Đặt tên là HT07.

 Phát minh HT07 của đ/c Hứa Văn Thao cùng cộng sự thật sự đem lại ý nghĩa lớn tới các sản phẩm dược phẩm, thực phẩm bảo vệ sức khoẻ, thực phẩm sinh hoạt hiện đang lưu hành trên thị trường, qua đó các doanh nghiệp sản xuất thuốc và thực phẩm có thêm 1 sự lựa chọn mới an toàn hơn, thẩm mỹ hơn phục vụ cho sức khỏe cộng đồng Việt.

 

 

 

Bs. Hoàng Đôn Hòa

Nghiên cứu viên 

Viện Y Học Bản Địa Việt Nam

Doctor SAMAN

[]