Ngày ấy (1981), trên một chuyến xe khách từ huyện Ngân Sơn về Thái Nguyên, tỉnh Bắc Thái  trên xe rất đông khách.  Trên xe có một bà cụ chừng 65 tuổi, cụ đeo trên mình một túi nải bằng vải chàm, mầu xanh đen. Cụ ngồi ghế phía trước tôi. Bên cạnh cụ là một phụ nữ chừng 40 tuổi, đang có bầu, ước chừng đang tháng thứ chín. Tôi hỏi cụ: cụ đi đâu? cụ nói là đưa con gái xuống bệnh viện chờ đẻ. Sau đó tôi hỏi cô con giá cụ là: chị có thai được mấy tháng rồi, chị nói là thai được 9 tháng rồi; tôi nói là đi chờ đẻ tại bệnh viện là tốt vì có đủ phương tiện sẽ đảm bảo thai nhi được an toàn. Trong khi hỏi, tôi vẫn để ý túi của bà cụ, bởi vì túi bà cụ đựng các thứ rất cồng kềnh. Trong đó có một thứ mà tôi quan tâm, đó là rất nhiều vỏ cây khô đã nướng qua lửa. Một nửa thò ra ngoài túi, một nửa nằm trong túi. Trên chục tấm vỏ cây khô này không có mùi gì đặc biệt. Cụ nói là  “ ăn nẩy là da, da nẩy đay lai ơ...” (đây là thuốc đấy; thuốc này dùng tốt đấy để phòng đọa thai cho con gái vì con gái sắp đẻ.). Trên đường đi dài, sóc lắm có thể bị hỏng thai, tôi đã từng gặp một lần như thế đấy). Tôi hỏi tiếp, sao bên Bà ngoại không đưa đi, cụ nói rằng cụ bên ấy không biết cây thuốc này đâu, cho nên tôi phải đưa đi.

       Tôi hỏi sao cụ không nói cho nhiều người biết, (Pả phuối, lúc nhằng shao, mì đang pả cũng đạ chép pin nảy, củng đạ dùng bài thuốc nảy, bệnh củng đay, ăn nẩy da đay lai mì hử lai cần chắc; vằn nảy, y tế mì lai da tây đay lai, pả bô mì sèn, dùng bài thuốc của dân tộc mình thôi), cụ lại nói rằng hồi còn trẻ tôi cũng bị như vậy và mẹ tôi đã dùng cây thuốc này chữa cho tôi và cũng đã khỏi bệnh. Mẹ tôi nói rằng đây là thuốc quí không nên nói rộng ra để nhiều người biết. Hơn nữa hiện nay, đã có nhiều thuốc tây tốt chữa trị được, bà ít tiền cố gắng dùng loại thuốc quê mình thôi. Tôi hỏi loại vỏ cây này lấy từ cây nào? Bà nói (Pả phuối là au từ phước cây mắc nạng, cây nẩy chỉ mì tình phoa thin). Tên nó là gì? Bà nói rằng loại cây này là loại cây to có ở núi đá, tên nó thường gọi là cây “Mác Nạng ”. Bà dùng dao chẻ lấy vỏ của cây này rồi đem nướng qua ngọn lửa bếp củi. Tôi hỏi thêm cách dùng như thế nào? Bà nói (lúc cần mì đang mốc chếp, âu phọa bác âu cảu ám, âu lòng shieeu nằm tổm phọt, she hở lường, âu hử cần mốc chép kin soong hay sam pày, bệnh đay ngay..Soong pi qua, lục nhìn  pả củng chép pịn nẩy, pả củng hết pin nẩy, bệnh củng đay); (cái này dùng đơn giản thôi mà, Khi sản phụ đau bụng , thì chỉ cần bẻ lấy 9 miếng nhỏ cho vào siêu đun lên đến sôi, rót ra để nguội rồi cho uống, ngày cho uống 2 – 3 lần thôi là hết đau ngay, cách đây 02 năm, con gái bà cũng đã bị đau bụng vào tháng thứ 9, bà cũng đã dùng bài thuốc này và con gái bà cũng đã khỏi bệnh.

       Câu chuyện đến đây thì xe khách cũng đến bến, tôi cũng phải về cơ quan. Tại cơ quan tôi có hỏi một số đồng nghiệp quê hương ở miền núi nhưng hầu hết họ đều không biết cây thuốc này.

       Nay tôi nhớ lại và muốn kể lại cho nhiều người cùng nghe để tham khảo và quan tâm tới những cây thuốc còn ẩn sâu trong đồng bào các dân tộc thiểu số. Nếu ai biết cây Mác Nạng thì xin gọi thông tin theo số máy 0913256913 (Bác sỹ Hoàng Sầm) và 0913075464 (Giáo sư, tiến sỹ Hoàng Khải Lập). Nếu được vậy chúng tôi sẽ tiến hành phân loại thực vật và xác định tên khoa học, để nghiên cứu các hợp chất trong nó.

GS.TS Hoàng Khải Lập

Đại học Y Dược Thái Nguyên

[]