Hoàn ngọc

+ Phương pháp nghiên cứu định danh thực vật:

– Sử dụng các phương pháp so sánh hình thái truyền thống song song với một số phương pháp phân tích khoa học hiện đại.

– Căn cứ khoá phân loại thực vật.

– Kết hợp với những bộ sách chuyên ngành như: Cây cỏ Việt Nam-Phạm Hoàng Hộ (1999-2000), Từ điển cây thuốc Việt Nam-Võ Văn Chi (2012), Những cây thuốc và vị thuốc Việt Nam-Đỗ Tất Lợi (2005), Danh lục các loài thực vật Việt Nam (2003, 2005), Kiểm nghiệm dược liệu bằng phương pháp hiển vi-Nguyễn Viết Thân (2003)… Tiến hành xác định tên khoa học và tìm hiểu thông tin khoa học.

+ Kết luận: Mẫu số 15-ĐD/YHBĐ có tên thường gọi và tên khoa học và được sắp xếp trên hệ thống phân loại như sau:

– Tên thường gọi: Hoàn ngọc đỏ, Hoàn ngọc dương, Cây lá khỉ…

– Tên khoa học: Hemigraphis glaucescens C.B. Clarke

* Lớp:  Equisetopsida C. Agardh.

* Phân lớp:  Magnoliidae Novák ex Takht.

* Bộ:  Lamiales Bromhead

* Họ:  Acanthaceae Juss.

* Chi:   Hemigraphis Nees

* Loài: Hemigraphis glaucescens C.B. Clarke

+ Một số thông tin khoa học của  Hemigraphis glaucescens C.B. Clarke

– Theo Võ Văn Chi, 2012, Từ điển cây thuốc Việt Nam(Bộ mới), tập I, trang 127, NXB Y học, Hà Nội. “Công dụng: Dân gian dùng làm thuốc chữa các bệnh nhiễm khuẩn như tiêu chảy, viêm đại tràng, lỵ, bệnh trĩ, chấn thương bầm dập, mụn nhọt, sỏi thận và xuất huyết khi mang thai.”

-> Tài liệu tham khảo:

1. Võ Văn Chi, 2012, Từ điển cây thuốc Việt Nam(Bộ mới), tập I, NXB Y học, Hà Nội.

2. Phạm Hoàng Hộ, 2000, Cây cỏ Việt Nam, Quyển III NXB Trẻ, TP Hồ Chí Minh.

3. Danh lục các loài thực vật Việt Nam,tập III, NXB Nông Nghiệp, Hà Nội.

Ban biên tập Viện Y học bản địa Việt Nam

Doctor SAMAN

[{"src":"\/yhbd.vn\/upload\/images\/2015\/05\/Hoan-ngoc-yhocbandia.jpg","thumb":"\/yhbd.vn\/upload\/images\/2015\/05\/Hoan-ngoc-yhocbandia.jpg","subHtml":"Ho\u00e0n ng\u1ecdc"}]