+ Phương pháp nghiên cứu định danh thực vật:

- Sử dụng các phương pháp so sánh hình thái truyền thống song song với một số phương pháp phân tích khoa học hiện đại.

- Căn cứ khoá phân loại thực vật.

- Kết hợp với những bộ sách chuyên ngành như: Cây cỏ Việt Nam-Phạm Hoàng Hộ (1999-2000), Từ điển cây thuốc Việt Nam-Võ Văn Chi (2012), Những cây thuốc và vị thuốc Việt Nam-Đỗ Tất Lợi (2005), Danh lục các loài thực vật Việt Nam (2003, 2005), Kiểm nghiệm dược liệu bằng phương pháp hiển vi-Nguyễn Viết Thân (2003)… Tiến hành xác định tên khoa học và tìm hiểu thông tin khoa học.

+ Kết luận: Mẫu số 36-ĐD/YHBĐ có tên thường gọi và tên khoa học và được sắp xếp trên hệ thống phân loại như sau:

- Tên thường gọi: Máu chó, Máu chó lá nhỏ

- Tên khoa học: Knema globularia (Lam.) Warb.

- Lớp: Equisetopsida C. Agardh.

- Phân lớp: Magnoliidae Novák ex Takht.

- Bộ: Magnoliales Bromhead

- Họ: Myristicaceae R. Br.

- Chi:  Knema

- Loài: Knema globularia (Lam.) Warrb.

+ Một số thông tin khoa học của Knema globularia (Lam.) Warb.

- Theo Võ Văn Chi, 2012, Từ điển cây thuốc Việt Nam(Bộ mới), tập II, trang 52, NXB Y học, Hà Nội. Hạt máu chó “Thường phối hợp với các vị thuốc khác chữa ghẻ, ngứa, lở, hắc lào.”

- Theo Đỗ Huy Bích và cs, 2004, Cây thuốc và động vật làm thuốc ở Việt Nam, tập II, trang 236, NXB Khoa học và kĩ thuật, Hà Nội. “Thành phần hóa học: Hạt máu chó chứa tanin 2%. Protein 8,8%, nhiều enzym (invertase, amylase, maltase, phosphatase), đường 4,99%, tinh bột 22,05%, dầu béo 25% ”.

-> Tài liệu tham khảo:

- Võ Văn Chi, 2012, Từ điển cây thuốc Việt Nam(Bộ mới), tập II, NXB Y học, Hà Nội.

- Đỗ Tất Lợi, 1999, Những cây thuốc và vị thuốc Việt Nam, NXB Y học, Hà Nội.

- Đỗ Huy Bích và cs, 2004, Cây thuốc và động vật làm thuốc ở Việt Nam, tập II, NXB Khoa học và kĩ thuật, Hà Nội.

Ban biên tập Viện Y học bản địa Việt Nam.

Doctor SAMAN

[{"src":"\/yhbd.vn\/upload\/images\/2015\/05\/mau-cho.jpg","thumb":"\/yhbd.vn\/upload\/images\/2015\/05\/mau-cho.jpg","subHtml":""}]