Tiết niệu

Chấn thương niệu đạo

I – NGUYÊN NHÂN, CƠ CHẾ, TỔN THƯƠNG GIẢI PHẪU BỆNH LÝ CHẤN THƯƠNG NIỆU ĐẠO TRƯỚC Chấn thương niệu đạo là một cấp cứu ngoại khoa trong thời bình cũng như trong thời chiến, gặp chủ yếu ở nam, nữ hiếm gặp. – Nguyên nhân: do ngã ngồi trên vật cứng do tai nạn […]

I – NGUYÊN NHÂN, CƠ CHẾ, TỔN THƯƠNG GIẢI PHẪU BỆNH LÝ CHẤN THƯƠNG NIỆU ĐẠO TRƯỚC

Chấn thương niệu đạo là một cấp cứu ngoại khoa trong thời bình cũng như trong thời chiến, gặp chủ yếu ở nam, nữ hiếm gặp.

– Nguyên nhân: do ngã ngồi trên vật cứng do tai nạn giao thông, tai nạn lao động, tai nạn sinh hoạt, do nong soi niệu đạo.

– Cơ chế: Lực chấn thương tác động trực tiếp vào niệu đạo gây chấn thương

– Niệu đạo dương vật di động ít bị tổn thương, thường chỉ xảy ra khi bị kẹp giữa 2 vật cứng: ngã thuyền, ngã ngựa. Hoặc bị bẻ đột ngột khi đang cương cứng

– Niệu đạo bìu và niệu đạo tầng sinh môn thường bị chấn thương khi bệnh nhân ngã ngồi xoạc chân trên nền cứng lúc đó niệu đạo bị kẹp giữa 2 vật cứng là xương mu và nền cứng

– Giải phẫu bệnh lý:

– Tổn thương niệu đạo:

+ Dập niệu đạo: thương ttổn chỉ xảy ra ở một trong các thành phần của ống niệu đạo, sự lưu thông niệu đạo vẫn bình thường

+ Thủng niệu đạo: Tổn thương toàn bộ thành phàn ống niệu đạo, gây nên thương tổn thông từ lòng ống niệu đạo ra tổ chức xung quanh

+ Đứt hoàn toàn niệu đạo: ống niệu đạo bị đứt ròi hoàn toàn, mất sự lưu thông từ BQ ra ngoài.

+ Gập khúc niệu đạo: các thành phần niệu đạo khong bị tổn thương mà chỉ bị gập khúc

– Tổng thương kết hợp:

+ BQ dễ bị tổn thương.

+ Gãy xương sườn

+ Lồng ngực, sọ não

– Tổn thương khung chậu: gãy các ngành bên, gãy cánh chậu, trượt khớp cùng chậu

II – TRIỆU CHỨNG LÂM SÀNG, CẬN LÂM SÀNG VÀ CHẨN ĐOÁN CHẤN THƯƠNG NIỆU ĐẠO SAU

1 – Triệu chứng lâm sàng:

– Toàn thân:

– Sốc: do mất máu

– Đau, tổn thương kết hợp.

– Nhiễm khuẩn: sốt cao…

– Triệu chứng của tổn thương niệu đạo:

– Chảy máu miệng sáo ngoài bãi đái (ít gặp hơn chấn thương niệu đạo trước)

– Bí đái – cầu bàng quang (-).

– Bí đái sớm: đứt, dập, thủng niệu đạo.

– Máu tụ xuất hiện muộn, màu xanh nhạt quanh lỗ hậu môn, nếp bẹn, mặt trong đùi

– Triệu chứng tổn thương xương chậu:

– BN không đứng dậy và đi lại được sau chấn thương

– ép hoặc bữa khung chậu đau.

– T/C của tổn thương cơ quan kết hợp.

2 – Cận lâm sàng:

– Xét nghiệm máu: HC, HST giảm nhiều; BC, N tăng chuyển trái.

– XQ: Tổn thương x chậu (các ngành xương chậu)

– Chụp niệu đạo cản quang ngược dòng ta thấy vị trí, và mức độ tổn thương giải phẫu bệnh lý: dập, thủng, đứt, gập khúc niệu đạo.

3 – Chẩn đoán CTNĐS:

Chấn thương

– Chảy máu miệng sáo ngoài bãi đái => Chấn thương niệu đạo Chấn thương niệu đạo – Vỡ xương chậu => Chấn thương niệu đạo sau do vỡ xương chậu

* Chẩn đoán xác định:

– Cơ chế chấn thương: gián tiếp do vỡ xương chậu, trực tiếp, do điều trị

– Triệu chứng lâm sàng

– Toàn thân

– Triệu chứng của tổn thương niệu đạo:

– T/C của tổn thương cơ quan kết hợp.

– Triệu chứng tổn thương xương chậu:

– Cận lâm sàng:

– XQ: Tổn thương x chậu (các ngành xương chậu)

– Chụp niệu đạo cản quang ngược dòng ta thấy vị trí, và mức độ tổn thương

* Chẩn đoán mức độ: dập, thủng, đứt, gập khúc niệu đạo.

* Chẩn đoán phân biệt

– Chấn thương khung chậu không tổn thương niệu đạo

– Chấn thương bàng quang

– Chấn thương thận

 

NGUỒN

ĐẠI HỌC Y KHOA HÀ NỘI

Trang web : www.ykhoaviet.tk

Email : lesangmd@gmail.combachkhoayhoc@gmail.com 

Điện thoại : 0973.910.357

Viện Y học bản địa Việt Nam trân trọng cảm ơn BS Lê Đình Sáng đã chia sẻ nội dung trên!

Doctor SAMAN

Tác giả

Giới thiệu về tác giả

Sưu tầm

Bình luận

Bấm vào đây để viết bình luận