Trước những thông tin trái chiều từ nguồn thông tin internet, rất nhiều người tham vấn chúng tôi về việc bổ sung estrogen có hại hay không? Lợi ích như nào? Thực hư về việc estrogen gây ung thư? Gây bệnh tim mạch?...

   Bài viết này tôi viết theo dạng hỏi đáp, nguồn của những câu hỏi xuất phát từ những trao đổi trực tiếp, trao đổi trên mạng xã hội, các báo điện tử.

   Và những phúc đáp của tôi là dựa trên y văn chính thống, những nghiên cứu mới nhất của các nhà khoa học trên thế giới về estrogen và trải nghiệm thực tế trong lâm sàng.

Estrogen là gì? Sản xuất ở đâu? Vai trò của estrogen?

cấu trúc hoá học của ba loại estrogen

Estrogen là gì?

   Tên estrogen đến từ οἶστρος Hy Lạp (oistros), theo nghĩa đen có nghĩa là "cảm hứng", niềm đam mê tình dục hay mong muốn theo nghĩa bóng, và hậu tố -gen, có nghĩa là "nhà sản xuất".

   Estrogen là một nhóm các hợp chất steroid đóng vai trò là hormon sinh dục nữ chính. Estrogen là nội tiết tố (hormon) tình dục nữ và chịu trách nhiệm phát triển và các quy định của hệ thống sinh sản nữ và đặc điểm giới tính thứ cấp. Estrogen cũng có thể chất bất kỳ, tổng hợp tự nhiên hoặc bắt chước tác dụng của nội tiết tố tự nhiên. Các steroid 17β-estradiol là estrogen nội sinh mạnh nhất và phổ biến, nhưng một số chất chuyển hóa của estradiol cũng có hoạt động nội tiết tố estrogen. Estrogen tổng hợp được sử dụng như là một phần của một số thuốc uống tránh thai, trong liệu pháp thay thế estrogen cho phụ nữ sau mãn kinh, và trong liệu pháp thay thế hormone cho phụ nữ chuyển giới.

Estrogen sản xuất ở đâu?

   Có 2 nguồn estrogen được biết đến được sử dụng cho cơ thể con người:

1. Ngoại cấp

   Người ta có thể chiết xuất ở nhiệt độ thấp estrogen từ các cơ quan sinh dục của động vật cái có vú như từ tử cung hoặc nhau thai của cừu hoặc lợn hoặc lấy từ nguồn chiết xuất phyto-estrogen (giả estrogen, có tác dụng tương tự) từ thực vật như mầm đậu nành.

2. Nội sinh

   Ở phụ nữ bình thường không có thai, estrogen được bài tiết chủ yếu ở buồng trứng, chỉ một lượng rất nhỏ được bài tiết ra ở tuyến thượng thận. Khi có thai, nhau thai bài tiết ra 1 lượng lớn estrogen

Tác dụng của estrogen?

1. Làm xuất hiện và bảo tồn đặc tính sinh dục nữ thứ phát: 

  • Phát triển kích thước của tuyến vú.
  • Tạo hình dáng người phụ nữ: vai nhỏ, hông to, mỡ đóng ở vú và mông.
  • Thanh quản người phụ nữ vẫn theo tỷ lệ lúc chưa dậy thì và vì vậy giọng nói vẫn giữ tần số cao.
  • Cơ thể người phụ nữ có ít lông, nhưng nhiều tóc.

2. Tác dụng lên tử cung:

- Làm tăng kích thước tử cung ở tuổi dậy thì và khi có thai.

- Kích thích sự phân chia lớp nền là lớp tái tạo ra lớp chức năng nửa đầu của chu kỳ kinh nguyệt.

- Tăng tạo mạch máu mới ở lớp chức năng và làm cho các mạch máu trở thành các động mạch xoắn cung cấp máu cho lớp niêm mạc chức năng. Tăng lưu lượng máu đến lớp niêm mạc chức năng.

- Kích thích sự phát triển các tuyến niêm mạc, tăng tạo glycogen tích trữ trong tuyến nhưng không bài tiết.

- Tăng khối lượng tử cung, tăng hàm lượng actin và myosin trong cơ đặc biệt trong thời kỳ có thai.

- Tăng co bóp cơ tử cung. Tăng tính nhậy cảm của cơ tử cung với oxytoxin.

3. Tác dụng lên cổ tử cung:

   Dưới tác dụng của estrogen. Các tế bào biểu mô niêm mạc cổ tử cung bài tiết một lớp dịch nhày loãng, mỏng. Dịch này có thể kéo thành sợ dài khi được đặt vào lam kính. Khi để khô trên lam kính, dịch cổ tử cung có hiện tượng tinh thể hóa và soi lam kính dưới kính hiển vi thấy hình ảnh « dương xỉ ».

   Những đặc tính trên được dùng làm chỉ số đánh giá sự bài tiết estrogen trong nửa đầu của CKKN.

4. Tác dụng lên vòi trứng:

- Làm tăng sinh mô tuyến của niêm mạc ống dẫn trứng.

- Làm tăng sinh các tế bào biểu mô lông rung.

- Làm tăng hoạt động của các tế bào biểu mô lông rung theo 1 chiều, hướng về phía tử cung.

   Tất cả các tác dụng của estrogen lên ống dẫn trứng đều nhằm giúp trứng đã thụ tinh di chuyển dễ dàng vào tử cung.

5. Tác dụng lên âm đạo:

- Làm thay đổi biểu mô âm đạo từ dạng khối thành biểu mô tầng. Cấu trúc biểu mô tầng này vững chắc hơn do vậy tăng khả năng chống đỡ với các chấn thương và nhiễm khuẩn.

- Kích thích các tuyến của âm đạo bài tiết dịch acid.

6. Tác dụng lên tuyến vú:

- Phát triển hệ thống ống tuyến.

- Phát triển mô đệm ở vú.

- Tăng lắng đọng mỡ ở vú.

7. Tác dụng lên chuyển hóa:

- Làm tăng tổng hợp protein ở các mô đích như tử cung, tuyến vú, xương.

- Làm tăng nhẹ quá trình sinh tổng hợp protein toàn cơ thể. Tác dụng này yếu hơn nhiều so với testosteron (đây cũng là yếu tố tạo sự khác biệt giữa nam giới và nữ giới về cơ bắp và hình thể).

- Tăng lắng đọng mỡ dưới da đặc biệt ở ngực, mông, đùi để tạo dáng nữ.

- Tăng nhẹ tốc độ chuyển hóa, tác dụng này chỉ băng 1/3 tác dụng của testosteron.

8. Tác dụng lên xương:

- Tăng hoạt động của tế bào tạo xương (osteoblast). Vì vậy vào tuổi dậy thì tốc độ phát triển cơ thể tăng nhanh.

- Kích thích gắn đầu xương vào thân xương. Tác dụng này của estrogen mạnh hơn nhiều so với testosterol nên phụ nữ thường ngừng cao sớm hơn nam giới vài năm.

- Tăng lắng đọng muối calci-phosphat ở xương. Tác dụng này cũng yếu hơn testosterol.

- Làm nở rộng xương chậu.

   Do những tác dụng kể trên, nếu thiếu estrogen (ở người già) sẽ gây hiện tượng loãng xương. Khi thiếu estrogen sẽ gây ra rối loạn về xương như sau:

- Giảm hoạt động của tế bào tạo xương.

- Giảm khung protein ở xương.

- Giảm lắng đọng calci và phosphat ở xương.

   Kết quả là xương dễ biến dạng và dễ gãy. Vị trí dễ biến dạng nhất là cột sống.

   Tác dụng lên chuyển hóa muối nước: do cấu tạo hóa học của estrogen cũng giống như aldosteron và các hormon vỏ thượng thận khác nên estrogen cũng có tác dụng giữ ion Na và tăng giữ nước. Tuy nhiên ở những phụ nữ bình thường thì tác dụng này rất yếu, trừ khi có thai.

   Qua những hiểu biết tôi đã cung cấp ở trên từ các tài liệu y khoa chính thống, bạn đọc có thể hiểu được giá trị của estrogen với cơ thể nữ giới là cực kỳ quan trọng (kể cả nam giới, nhưng với ảnh hưởng thấp hơn).

Cũng như nam giới có những người chứa lượng testosteron cao trong huyết thanh thường có vóc dáng, khí phách, ngoại hình đàn ông hơn so với người đàn ông khác. Người nữ có nước da, vóc dáng mềm mại, giọng nói thanh cao, các bộ phận phụ "nữ tính" hơn như mông, ngực, đùi..cũng có nồng độ estrogen cao hơn người khác.

  =>  Thực hư chuyện bổ sung estrogen gây ung thư, đột quỵ tim??

 

Bác sỹ Hoàng Đôn Hòa

Viện Y học bản địa Việt Nam

Doctor SAMAN

[{"src":"\/yhbd.vn\/upload\/images\/2016\/estrogen.png","thumb":"\/yhbd.vn\/upload\/images\/2016\/estrogen.png","subHtml":""}]