Phương pháp nghiên cứu định danh thực vật:

  • Sử dụng các phương pháp so sánh hình thái truyền thống song song với một số phương pháp phân tích khoa học hiện đại.
  • Căn cứ khoá phân loại thực vật.
  • Kết hợp với những bộ sách chuyên ngành như: Cây cỏ Việt Nam-Phạm Hoàng Hộ (1999-2000), Từ điển cây thuốc Việt Nam-Võ Văn Chi (2012), Những cây thuốc và vị thuốc Việt Nam-Đỗ Tất Lợi (2005), Danh lục các loài thực vật Việt Nam (2003, 2005), Kiểm nghiệm dược liệu bằng phương pháp hiển vi-Nguyễn Viết Thân (2003)... Tiến hành xác định tên khoa học và tìm hiểu thông tin khoa học.

Kết luận:

Mẫu số 55-ĐD/YHBĐ có tên thường gọi, tên khoa học và được sắp xếp trên hệ thống phân loại như sau:

  • Tên thường gọi: Sâm vũ diệp, Tam thất lá xẻ
  • Tên khoa học: Panax bipinnatifidus Seem.
  • Một số thông tin khoa học :

Theo Võ Văn Chi, 2012, Từ điển cây thuốc Việt Nam, Quyển II, trang 771: “Rễ củ tam thất hoang dùng cầm máu các loại vết thương và xuất huyết. Cũng được dùng như Tam thất làm thuốc bổ chữa thiếu máu, xanh xao gầy còm nhất là đối với phụ nữ sau khi sinh đẻ, còn có tác dụng kích thích sinh dục và được dùng trong điều trị vô sinh. Liều dùng 4-8g thuốc bột hoặc rượu thuốc.”

  • Nghiên cứu ở nước ngoài:
  1. Nghiên cứu thành phần saponin từ lá của Panax japonicus var. bipinnatifidus (Seem.) Wu et Phong.
  2. Các nhà khoa học đã phân lập được 2 saponins  mới là bipinnatifidusoside F1(XII) và F2(XIII) và 11 saponins đã biết từ lá cây khô lấy ở dải núi Tần Lĩnh, Thiểm Tây, Trung Quốc.
  3. Bằng cách phân tích phổ (FAB-MS, 1H và 13CNMR, 1H-1H COSY), các cấu trúc hóa học đã được xác định là: dammar-25(26)-ene-3 beta, 12 beta, 20(S),24 zeta-tetraol-(20-O-beta-D-glucopyranosyl)-3-O- beta-D-glucopyranosyl(1-2)-beta-D-glucopyranoside (bipinnatifidusodie F1), và  dammar-22(23) ene-3 beta, 12 beta, 20(S),24 zeta-tetraol-(20-O-beta-D-glucopyranosyl)-3-O-beta- D-glucopyranosyl(1-2)-beta-D-glucopyranoside (bipinnatifidusoside F2).
  4. Các saponins được biết đến được xác định là ginsenoside F1,F2,F3,Rg2,Re,Rd,Rb1,Rb3, 24(S)-pseudoginsenoside F11, panasenoside và majoroside F1.  Tương tự bipinnatifidusoside F2, majoroside F3 đã được xác định là: dammar-22(23)-ene-3 beta, 12 beta,20(S),24 zeta-tetraol-(20-O-beta-D- glucopyranosyl)-3-O-beta-D-glucopyranoside.

Tài liệu tham khảo:

  1. Võ Văn Chi, 2012, Từ điển cây thuốc Việt Nam, Quyển II,  NXB Y học,  Hà Nội.
  2. Wang DQ, Fan J, Feng BS, Li SR, Wang XB, Yang CR, Zhou J, Studies on saponins from the leaves of Panax japonicus var. bipinnatifidus(Seem.)Wu et Feng. Yao Xue Xue Bao. 1989;24(8):593-9.

Ban biên tập Viện Y học bản địa Việt Nam.

Doctor SAMAN

[{"src":"\/resources\/upload\/images\/03.2017\/sam-vu-diep.jpg","thumb":"\/resources\/upload\/images\/03.2017\/sam-vu-diep.jpg","subHtml":""}]