Trong y học thường có câu gần như châm ngôn là : “phòng bệnh hơn chữa bệnh”. Câu này lại càng đúng hơn khi nói về bệnh Đột quỵ não( Nhồi máu não). Trong Đột quỵ não việc phòng để nó không xảy ra là quan trọng bậc nhất. Còn khi Đột quỵ não đã xảy ra coi như sự đã rồi, các nhà khoa học trên thế giới đã khẳng định khi đã bị Đột quỵ, việc điều trị càng sớm càng tốt đặc biệt là trong những giờ đầu, ngày đầu là rất quan trọng, có thể nói là thời gian vàng để điều trị cho kết quả tốt nhất, để tránh tử vong và giảm di chứng cho người bệnh. Muốn vậy chúng ta phải có thái độ ứng xử đúng ngay từ đầu sau khi bệnh nhân bị Đột quỵ não. Để có thái độ ứng xử đúng, ngoài việc chẩn đoán đúng, tìm nguyên nhân gây bệnh chuẩn xác...thì sự hiểu biết thêm về sự tiến triển của nhồi máu não ngay sau khi bị cũng là điều bổ ích cho mỗi chúng ta.

Theo một số tác giả, thời gian bị Đột quỵ não chia ra ba giai đoạn sau :

1. Giai đoạn cấp tính( 24 giờ). Trong giai đoạn này cơ thể con người ở môi trường thiếu Oxy, tế bào thần kinh ( Neuron ) có đáp ứng nhậy nhất với sự thiếu hụt này vì nó là tế bào tiêu thụ Oxy nhiều nhất trong cơ thể chúng ta nên cũng dễ bị tổn thương nhất, sau đó là các tế bào hình sao ( Astrocyt ), tế bào đệm ít nhánh ( Oligodendroglia ), và cuối cùng là vi tế bào đệm ( Microglia ).

- Những thay đổi sớm nhất thường thấy ở các Neuron vào thời điểm sau Nhồi máu não khoảng 20 phút, bắt đầu là quá trình tạo vi không bào (microvacuolation ) qua con đường phù nề và phân rã ty lạp thể của tế bào.

- Có thể nói đây là thay đổi duy nhất trong 6 giờ đầu giờ đầu tiên sau khị bị Nhồi máu não và các tế bào thay đổi rõ nhất vào giờ thứ 4 đến giờ thứ 6 sau Nhồi máu não. Nhưng trong giai đoạn này tổ chức não vẫn còn nguyên vẹn cả về mặt giải phẫu đại thể và vi thể, chỉ có những thay đổi trong nhân tế bào và các bào quan.

- Cuối giờ thứ 24 hầu hết những thay đổi hoại tử cấp đã xảy ra đồng bộ. Về đại thể tổ chức não đã bị nhũn ( vì thế nên trước đây Đột quỵ não còn gọi là Nhũn não ), mất ranh giới giữa chất xám vỏ não và chất trắng của não, có hiện tượng phù nề cục bộ tổ chức não, xoá mờ các ranh giới các cuộn não.

- Người ta còn cho rằng : có thể trong vòng 5 – 10 phút đầu sau Nhồi máu nãođã gây tổn thương vĩnh viễn chức năng não.

2. Giai đoạn bán cấp ( 24 – 48 giờ ):

- Phù não đạt mức độ cực đại.

- Trong giai đoạn này xảy ra các quá trình sửa chữa( Reparative process), hấp thu các tổ chức não bị hoại tử, đặc trưng là sự xâm lấn vào của các vi tế bào đệm, các tổ chức hoại tử bị tiêu đi, các tế bào sao và tế bào nội mô xâm lấn vào hình thành các mao mạch mới. Quá trình này bắt đầu từ ngoại vi và hướng vào trung tâm ổ nhồi máu não.

- Nếu ổ nhồi mâu não nhỏ, tổ chức hoại tử bị thực bào hoàn toàn, các mạch máu bị thoái hoá ổ nhồi máu được thay bằng một nang nước với các sẹo thần kinh đệm xung quanh.

- Nếu ổ nhồi máu não lớn, tổ chức hoại tử chưa được thực bào hấp thu hoàn toàn, vẫn còn tồn tại ở vùng trung tâm ổ nhồi máu não.

3. Giai đoạn mạn tính ( tính từ tuần thứ 2 đến tuần thứ 4, cũng có khi kéo dài hàng tháng).

- Đối với Nhồi máu não đơn thuần ( bland infarction ) thì tổ chức hoại tử được hấp thu hoàn toàn, tổn thương nang dịch, sẹo thần kinh đệm, teo cuộn não, dãn rãnh cuộn não, dãn não thất.

- Đối với chảy máu chuyển thể ( nhồi máu não chảy máu ) : các nhà khoa học thấy sẽ có 2 khả năng xảy ra :

+ Khi có tổn thương nhiều các mạch máu nhỏ, các tế bào và tổ chức nội mô bị tổn thương gây hiện tượng thoát mạch của hồng cầu, dẫn đến hiện tượng chảy máu li ti trong tổ chức não( peterchien ), hoặc chảy máu đám( patchy ).

+ Khi tổn thương các mạch máu lớn, cục huyết khối hoặc cục tắc làm nghẽn dòng máu từ chỗ tắc tới ngoại vi gây tổn thương bản thân thành mạch máu và tổn thương vùng não do động mạch đó nuôi dưỡng. Khi cục huyết khối hoặc cục tắc bị phân huỷ thì quá trình tái tưới máu sẽ xảy ra, chỗ thành mạch máu bị tổn thương không chịu được áp lực dẫn đến vỡ mạch làm chảy máu và gây ổ máu tụ lớn hơn ổ nhồi máu.

- Do tổn thương thiếu máu sẽ làm thay đổi hình thái các tế bào nội mô và tế bào sao, khớp chặt( tight jontion ) giữa các tế bào nội mô bị mất chức năng làm cho hàng rào máu – não bị rối loạn và phá huỷ, các chất từ nội mạc tràn vào tổ chức não gây phù mạch.

Sau hàng tuần hàng rào máu – não có thể hồi phục trở lại.

- Do các thay đổi và rối loạn ở trên, làm cho mạch máu sẽ thay đổi về mặt sinh lý, mất sự tự điều chỉnh. Trong Nhồi máu não, nhìn chung gây hiện tượng giảm tuần hoàn não,giảm thể tích tưới máu trong não, nhưng cũng có những vùng ngược lại lại được tăng tưới máu và tăng thể tích máu não và được gọi là vùng tưới máu hoang phí ( Luxury perfusion ), nên gây rối loạn tuần hoàn não khá nghiêm trọng

Sự phân chia 3 giai đoạn trên chỉ mang tính tương đối và mang tính học thuật, nó giúp chúng ta hiểu được quá trình biến đổi trong não từ khi bị Đột quỵ não, biến đổi cả về giải phẫu vi thể, đại thể, dẫn đến các thay đổi về sinh lý mạch máu và não...dẫn đến phù não , teo não, chảy máu tái phát v.v.

Các nghiên cứu của Viện Y học bản địa Việt Nam về Đột quỵ não, đặc biệt là áp dụng Cung Ngưu Hoàn trong việc phòng và điều trị Đột quỵ não, nhất là trong 10 ngày đầu sau Đột quỵ não đã đạt kết quả tốt và đã được nghiệm thu. Chúng tôi hy vọng Cung Ngưu Hoàn sẽ góp phần cho cộng đồng trong việc phòng và điều trị Đột quỵ.

         

TS. BS. Ngô Quang Trúc 
Chuyên ngành tâm thần kinh

 

 

Doctor SAMAN

[{"src":"\/resources\/upload\/images\/07.2017\/dot-quy-nao.jpg","thumb":"\/resources\/upload\/images\/07.2017\/dot-quy-nao.jpg","subHtml":""}]