+ Phương pháp nghiên cứu định danh thực vật:

– Sử dụng các phương pháp so sánh hình thái truyền thống song song với một số phương pháp phân tích khoa học hiện đại.

– Căn cứ khoá phân loại thực vật.

– Kết hợp với những bộ sách chuyên ngành như: Cây cỏ Việt Nam – Phạm Hoàng Hộ (1999-2000), Từ điển cây thuốc Việt Nam – Võ Văn Chi (2012), Những cây thuốc và vị thuốc Việt Nam – Đỗ Tất Lợi (2005), Danh lục các loài thực vật Việt Nam (2003, 2005), Kiểm nghiệm dược liệu bằng phương pháp hiển vi -Nguyễn Viết Thân (2003)… Tiến hành xác định tên khoa học và tìm hiểu thông tin khoa học.

+ Kết luận: Mẫu số 45-ĐD/YHBĐ có tên thường gọi và tên khoa học và được sắp xếp trên hệ thống phân loại như sau:

– Tên thường gọi: Tiết dê lá dày

– Tên khoa học: Pericampylus glaucus (Lam.) Merr.

* Lớp: Equisetopsida C. Agardh.

* Phân lớp: Magnoliidae Novák ex Takht.

* Bộ: Ranunculales Juss. ex Bercht. & J. Presl

* Họ: Menispermaceae Juss.

* Chi: Pericampylus Miers

+ Một số thông tin khoa học ở trong nước:

– Theo Võ Văn Chi, 2012, Từ điển cây thuốc Việt Nam (Bộ mới), tập II, trang 967, NXB Y học, Hà Nội. “Ở nước ta, người ta dùng lá để làm thuốc cầm máu, chữa đau mắt, sốt, đau bụng, khó tiêu; ở Ấn Độ, rễ được dùng trừ độc của cá; ở Trung Quốc, người ta dùng toàn cây trị phong thấp tê liệt, đau thắt lưng, trẻ em kinh phong, bệnh uốn ván, đòn ngã tổn thương. Rễ được dùng trị rắn độc cắn.”

– Ở nước ngoài đã có nghiên cứu sau

1. Thành phần hóa học:

+ Sáu hợp chất được phân lập và xác định từ rễ của Pericampylus glaucus là: epifriedelinol, acid melissic, acid palmatic, axit stearic, bututic axit và daucosterol.

2. Khả năng chống HBV và HIV-1 của thành phần alkaloid trong Pericampylus glaucus:

+ Bốn alkaloid mới là periglaucines A-D (1-4) và ba alkaloid đã biết là norruffscine (5), (-)-8-oxotetrahydropalmatine (6), and (-)-8-oxocanadine (7) đã được cô lập và xác định trong phần trên mặt đất của cây. Trong đó periglaucines A-D và hợp chất (6)  có khả năng ức chế virut viêm gan B (HBV) trong tế bào Hep G2.2.15. (5) và (6) thể hiện khả năng chống HIV-1, EC(50)= 10,9 và 14,1 trong tế bào C8166 với SI=45,7 và 18,8, tương ứng.

-> Tài liệu tham khảo:

1. Võ Văn Chi, 2012, Từ điển cây thuốc Việt Nam (Bộ mới), tập II, NXB Y học, Hà Nội.

2. Danh lục các loài thực vật Việt Nam, tập II, NXB Nông Nghiệp, Hà Nội.

3. Liang P, Zhou Q, Zhou F. , 1998. Chemical constituents of Pericampylus glaucus (Lam.) Merr. . Zhongguo Zhong Yao Za Zhi. 23(1):39-40, 63.

4. Yan MH, Cheng P, Jiang ZY, Ma YB, Zhang XM, Zhang FX, Yang LM, Zheng YT, Chen JJ. , 2008. Periglaucines A-D, anti-HBV and -HIV-1 alkaloids from Pericampylus glaucus. J Nat Prod. 71(5):760-3

Ban biên tập Viện Y học bản địa Việt Nam

Doctor SAMAN

[{"src":"\/yhbd.vn\/upload\/images\/2015\/12\/Tiet-de-yhocbandia.png","thumb":"\/yhbd.vn\/upload\/images\/2015\/12\/Tiet-de-yhocbandia.png","subHtml":""}]