benh-tram-cam-co-the-do-gen-cam-xuc

 Bài viết này có thể được đề tựa là "Lo âu và trầm cảm" hay "Trầm cảm lo âu" thay vì là "Trầm cảm và lo âu", điều này chỉ nhằm giải thích và phản ánh một vấn đề rất khó tách rời hai thực thể lâm sàng này và hơn nữa quan điểm về sự tách rời này đã thay đổi trong vòng nhiều thập kỷ qua. Thực sự là các ý tưởng về mối liên hệ giữa trầm cảm và lo âu đã bị ảnh hưởng mạnh mẽ bởi cách tiếp cận các thuật ngữ bệnh học tại từng thời điểm, nghĩa là những dữ kiện được chấp nhận vào những 1970 đã không còn được sử dụng trong vòng 10 năm sau đó và càng ít hơn trong những năm 1990. Viết như vậy chúng tôi không có ý muốn nói rằng lĩnh vực Tâm thần học là một lĩnh vực thay đổi nhanh đến mức mà không thể thiết lập được mối liên hệ từ kỷ nguyên này sang kỷ nguyên khác, hoặc xác định mối liên hệ giữa một quan điểm duy nhất trong quá trình tiến triển của nó, mà chỉ muốn nói rằng rất khó thiết lập được những định nghĩa về bệnh lý và rõ ràng trong một lĩnh vực chủ quan như thế này (Lĩnh vực Tâm thần học). Lịch sử về quan niệm bệnh lý giữa trầm cảm và lo âu là vô cùng phức tạp và lý thú. Một vấn đề thực tế mà chúng ta gặp phải hàng ngày về Tâm thần học là vẫn còn tồn tại một khoảng cách khá xa giữa thực hành lâm sàng và vấn đề lý thuyết hay quan niệm, quan điểm về bệnh Tâm thần. 1. Lịch sử về thuật ngữ bệnh học trong Tâm thần học. Có rất nhiều lý do giải thích tại sao quan niệm về phối hợp bệnh lý rất khó áp dụng trong Tâm thần học. Cái quan trọng nhất là cách tiếp cận về thuật ngữ bệnh học trước đó với các rối loạn Tâm thần. Tiếp cận thuật ngữ bệnh học xuất hiện đầu tiên vào giữa thế kỷ 19 và quan niệm rằng một bệnh nhân chỉ có một chẩn đoán. Theo quan niệm này không thể xuất hiện cả hai trạng thái lo âu và trầm cảm trong cùng một thời điểm. Kiểu giải thích về bệnh học bệnh lý được xem là một "mô hình y khoa mẫu" và chúng vẫn còn được tiếp tục sử dụng một cách có ích cho đến những năm 70 của thế kỷ 20. Thí dụ chứng "điên hưng trầm cảm" không thể chẩn đoán cùng lúc với chứng Ám sợ. Trong quá trình tìm tòi nghiên cứu, người ta đã đưa ra các bảng phân loại như DSM-I năm 1952 và DSM-II năm 1968. Xuất phát từ thực hành lâm sàng đã rất cần có một cuộc cách mạng để tạo ra một sự hoà hợp hoàn toàn giữa các bệnh nhân được khám và điều trị bởi các bác sỹ với các hệ thống được phân loại và được soạn thảo bởi các nhóm chuyên gia khác nhau về sức khoẻ Tâm thần. Cũng cần được lưu ý hệ thống phân loại DSM-III năm 1980 và bảng sửa đổi sau của nó DSM-III-R đã hoàn tất tiến trình này. Bảng phân loại các rối loạn Tâm thần này có tính chất mô tả, hướng về lâm sàng và thực dụng hơn và chúng được trình bày dưới dạng một sơ đồ như sau: tram cam lo au   Theo tiêu chuẩn chẩn đoán của DSM-III-R thì bệnh nhân có thể được chẩn đoán hai rối loạn tại cùng một thời điểm (thí dụ rối loạn trầm cảm và lo âu). Tóm lại chúng tôi xin được nhấn mạnh những điểm sau đây: + Hệ thống phân loại các rối loạn Tâm thần tiếp tục phát triển trong thế kỷ 20 và có thể cả các thế kỷ sau này. + Cho đên nay vẫn còn có khoảng cách giữa Tâm thần học lâm sàng và Tâm thần học được mô tả bởi các nhà nghiên cứu. + Sự phân loại ngày nay dựa trên kinh nghiệm lâm sàng và đã thích nghi được với nhu cầu của các bác sỹ đang điều trị hàng ngày các bệnh nhân có vấn đề về sức khoẻ Tâm thần. Mặc dù đã có những thay đổi đáng kể về cả hai loại rối loạn trầm cảm và lo âu thông qua các ấn bản DSM-III, DSM-III-R và DSM-IV, nhưng vẫn còn nhiều vấn đề vẫn còn cần phải giải quyết tiếp. Rối loạn Trầm cảm lo âu hỗn hợp là sự kết hợp của các triệu chứng Trầm cảm và Lo âu trên cùng một bệnh nhân, điều này có đồng nghĩa với tình trạng bệnh lý phối hợp không?. Vì thế vấn đề tình trạng bệnh lý phối hợp giữa Trầm cảm và Lo âu là một vấn đề phức tạp, mà chúng tôi sẽ giới thiệu tiếp ở phần sau. 2. Tình trạng bệnh lý phối hợp giữa Trầm cảm và Lo âu. Từ những năm 1980 - 1990 đã có rất nhiều các nghiên cứu về dịch tễ học về tình trạng bệnh lý phối hợp giữa Trầm cảm và Lo âu, cả hai loại nghiên cứu tiền cứu và nghiên cứu cắt ngang đều nhằm khảo sát liệu Trầm cảm và Lo âu có thường phối hợp với nhau hay không. Có bốn nghiên cứu lớn đã cung cấp các tần suất về Trầm cảm và Lo âu: đó là nghiên cứu dịch tễ vùng (ECA) của Viện sức khoẻ Tâm thần quốc gia, nghiên cứu Lundby ở Scandinavia, nghiên cứu ở hạt Stirling tại Canađa, và khảo sát về tình trạng bệnh lý phối hợp quốc gia (NCS) tại Mỹ. Các nghiên cứu đã đưa ra kết luận rằng tình trạng phối hợp giữa Trầm cảm và Lo âu là có thật, thường gặp và không thể quy cho sự ngẫu nhiên và sai lầm về mặt phương pháp, tỷ lệ giữa nam và nữ trong cả 2 loại Trầm cảm và Lo âu là tương đương nhau: ½. Chẩn đoán xác định lo âu được xem là yếu tố nguy cơ cao đối với sự xuất hiện Trầm cảm về sau này.

Ban biên tập

Viện Y học bản địa Việt Nam

Doctor SAMAN

[{"src":"\/resources\/upload\/images\/10.2018\/benh-tram-cam-co-the-do-gen-cam-xuc.jpg","thumb":"\/resources\/upload\/images\/10.2018\/benh-tram-cam-co-the-do-gen-cam-xuc.jpg","subHtml":"benh-tram-cam-co-the-do-gen-cam-xuc"},{"src":"http:\/\/dongyvietbac.com.vn\/2015\/wp-content\/uploads\/2014\/06\/tram_cam_lo_au.jpg","thumb":"http:\/\/dongyvietbac.com.vn\/2015\/wp-content\/uploads\/2014\/06\/tram_cam_lo_au.jpg","subHtml":"tram cam lo au"}]