Xử lý asen trong bữa ănAsen (thạch tín) là nguyên tố rất độc có trong thiên nhiên, rải rác khắp nơi trong vỏ trái đất, nguồn nước ngọt và môi trường. Asen thâm nhập vào nước ăn, nước sinh hoạt qua nhiều đường: sự hoà tan tự nhiên của khoáng chất và quặng, đặc biệt ở các vùng châu thổ có nhiều mỏ than.

 

sử dụng thuốc trừ sâu, chất diệt côn trùng và cỏ dại có chất độc asen cấu thành; đổ các chất thải công nghiệp, nhất là trong quá trình làm thủy tinh, đồ gốm, thuộc da, sản xuất thuốc nhuộm và chất màu để pha sơn, chất bảo quản gỗ; chiết xuất và tinh lọc kim loại; đốt những nhiên liệu hoá thạch…những quá trình này đều sinh chất asen. 

 

Asen thâm nhập vào cơ thể chủ yếu qua thực phẩm, nước uống và không khí. Trong nước uống, asen không trông thấy được, không mùi vị, do đó nếu không có phương tiện thử, không thể biết. Sự phát hiện người nhiễm asen rất khó do những triệu chứng của bệnh phải từ 5 đến 15 năm sau mới xuất hiện.

 

Nhiễm độc asen sẽ gây ra một số bệnh cho cơ thể, trong đó có thể dẫn đến mắc bệnh ung thư. Theo kết quả nghiên cứu, bệnh nhiễm độc asen chưa có phác đồ điều trị hiệu quả, ngay cả khi đã ngừng dùng nước bị nhiễm asen thì bệnh vẫn có thể phát triển.

 

Do asen trong nước không có màu, mùi, vị và khi uống phải nguồn nước có chứa lượng asen cao, người dân bị nhiễm độc từ từ, không nhận thức được mức độ nguy hiểm nên không tích cực phòng ngừa.

 

Theo ước tính của tổ chức Unicef (Quỹ nhi đồng Liên Hợp quốc), tại Việt Nam hiện nay, số người có nguy cơ mắc bệnh do tiếp xúc với asen lên tới 10 triệu. Sự ô nhiễm asen trong nước ngầm đã ở mức rất cao và phổ biến ở vùng châu thổ sông Hồng. Phần lớn các giếng khoan tại Viêt nam hiện nay bị nhiễm asen hơn mức giới hạn của tiêu chuẩn vệ sinh nước ăn uống gấp nhiều lần (10ppb). TS Trần Hữu Hoan – Viện Hóa học công nghiệp cho biết: Việt Nam đã được đánh dấu trên bản đồ ô nhiễm asen của thế giới.

 

Đầu tháng 6/2006, báo Tiền phong đã có bài phản ánh tại thôn Thống Nhất (Ứng Hoà, tỉnh Hà Tây) có tới 22 người bị chết do ung thư mà nguyên nhân được xem là do nguồn nước nhiễm asen cao gấp 17 – 30 lần mức độ cho phép (do Cty cổ phần hóa chất và công nghệ nước quốc tế đo).

 

Theo kết quả xét nghiệm asen do Unicef hỗ trợ Việt Nam từ 2001 đến 2004 tại 25 tỉnh thành thì Hà Nam đứng đầu vì mức độ ô nhiễm asen nghiêm trọng nhất. Trong 7.040 mẫu nước lấy từ giếng khoan, có tới 3.530 mẫu có hàm lượng lớn hơn 0,05 mg/l (hàm lượng asen cho phép trong nước uống của Việt Nam là 0,01 mg/l).

 

Nghiên cứu đánh giá chất lượng giếng nước ngầm tại các huyện Bình Lục, Lý Nhân, Duy Tiên, Kim Bảng, Thanh Liêm (Hà Nam) một cách ngẫu nhiên của Viện Địa lý thuộc Viện Khoa học và Công nghệ Việt Nam.  Đề tài nghiên cứu thực hiện từ năm 2001 cho thấy hàm lượng asen trong nước ngầm qua xét nghiệm mẫu nước của 56 giếng khoan của những nơi này mức độ ô nhiễm asen rất cao. UNICEF khẳng định mức độ ô nhiễm asen của Hà Nam nghiêm trọng như ở Bangladesh – nơi được đánh giá là có độ ô nhiễm asen cao trên thế giới. Nghiên cứu của Viện Y học lao động và vệ sinh môi trường, tiến hành năm 2003 tại 3 xã Hòa Hậu, Bồ Đề, Vĩnh Trụ cho thấy, các bệnh ngoài da đối với người uống, nấu ăn và dùng nước ngầm từ các giếng khoan nhiễm asen là thay đổi sắc tố da, nặng hơn nữa là sừng hóa ở lòng bàn tay, bàn chân. Qua khám lâm sàng 650 người dân, trong đó xét nghiệm cận lâm sàng cho 100 người tại 3 xã này, Viện Y học lao động và vệ sinh môi trường đưa ra kết quả khiến cả nước giật mình: 28,3% bị các bệnh về da (so với tỷ lệ trung bình cả nước là 3-5%). Tại 3 xã này tỷ lệ ung thư các bộ phận tiêu hóa và tiết niệu cao hơn các dạng ung thư khác, có 28/31 trường hợp thiếu máu có liên quan đến nhiễm độc thạch tín (asen) mãn tính. Cũng theo nghiên cứu của Viện YHLĐ&VSMT (Bộ Y tế) đã phát hiện 8 ca bị nhiễm độc asen ở giai đoạn sớm sau 5 – 10 năm sử dụng nước nhiễm độc ở các xã Hòa Hậu, Bồ Đề và Vĩnh Trụ. Cũng tại đây, 94,4% giếng khoan được nghiên cứu có hàm lượng asen trong nước cao hơn tiêu chuẩn vệ sinh nước ăn uống. Năm 2003, khi tiến hành kiểm tra sức khỏe cho 400 người sống trong khu vực ô nhiễm asen nặng, Viện đã phát hiện có ít nhất 7 trường hợp mắc các chứng bệnh do ăn uống với nguồn nước nhiễm asen và 50 trường hợp có hàm lượng asen niệu cao hơn bình thường.

 

UNICEF cho rằng sự ô nhiễm asen ở phía Nam của Hà Nội là vấn đề nghiêm trọng nhất ở Việt Nam hiện nay. Qua nghiên cứu 500 giếng khoan vào mùa khô tại một số khu vực như Quỳnh Lôi (quận Hai Bà Trưng), Viện KHCNMT Liên bang Thụy Sỹ và Liên đoàn địa chất thủy văn – công trình miền Bắc nhận thấy có tới 34% số điểm mẫu vượt quá hàm lượng cho phép. Hiện nay hàm lượng asen trong nước ở khu vực Hà Nội có xu hướng cao hơn so với 5 – 6 năm trước. Thời gian qua, người dân nhiều địa phương như Hà Nội, Hà Tây, Phú Thọ, Quảng Nam … đã phản ánh hiện tượng ô nhiễm asen (thạch tín) trong nước ngầm. Sự ô nhiễm này khiến người các nhà khoa học nghi ngờ đây chính là nguyên nhân gây ra căn bệnh ung thư da, phổi, đại trang và ưng thư gan nguyên phát. Các kết quả nghiên cứu, khảo sát hiện trạng nhiễm asen trong nước ngầm khu vực ở Hà Nội liên tục từ năm 1998 và đến nay cho thấy có khoảng 30% điểm giếng khảo sát có mức độ nhiễm asen trên 0,05mg/lít, còn ở mức vượt trên ngưỡng cho phép 0,01mg/lít thì có tới 50%. Các bãi giếng còn lại đều bị nhiễm asen trên 0,05mg/lít, đặc biệt là bãi giếng của Nhà máy nước Yên Phụ (III), Hạ Đình (VI) và Pháp Vân (VIII) bị nhiễm khá nặng. Đánh giá trên tổng thể cả nội và ngoại thành Hà Nội, khu bắc Hà Nội và tả ngạn sông Hồng có lượng asen trong nước ngầm thấp hơn, phía nam thành phố nhiễm nặng hơn, nhất là ở khu vực Thanh Trì có lượng asen trong nước ngầm cao nhất.

 

Đối với nước cấp (tức là nước ngầm đã qua xử lý tại các nhà máy nước), sau khi lấy hàng ngàn mẫu về xét nghiệm chúng tôi nhận thấy nước cấp từ các nhà máy Hạ Đình, Pháp Vân, Yên Phụ có lượng asen vượt mức cho phép tương đối rõ, đều cao hơn tỉ lệ 0,01mg/lít (ba nhà máy được xếp theo thứ tự có hàm lượng asen từ cao xuống thấp).

 

Gần đây nhất, tại Thôn Thống Nhất xã Đông Lỗ (huyện Ứng Hòa, tỉnh Hà Tây), kết quả nghiên cứu cho thấy hàm lượng asen trong nước ngầm cao gấp gần chục lần tiêu chuẩn cho phép. Tại đây, trong vòng 10 năm trở lại chỉ một thôn đã có 22 người chết đi vì căn bệnh ung thư quái ác. Những người này đều ở độ tuổi còn rất trẻ, từ 45-55.

 

Nguồn nước bị ô nhiễm asen đã xâm nhập vào nông sản đặc biệt là rau – một trong số thực phẩm chủ đạo trong bữa ăn của người dân Việt Nam nói riêng và trên thế giới nói chung. Từ đó ảnh hưởng đến sức khoẻ con người qua đường tiêu hoá. Hiện nay vần đề xử lý asen trong nước, trong bữa ăn vấn đang bế tại và phức tạp trên thế giới và Việt nam.

 

Trước thực trạng này một nhóm các nhà khoa học gồm TS. Hứa Văn Thao, Bác sỹ Hoàng Sầm, cử nhân môi trường Hà thị Hoài Thu, Bác sỹ Hoàng đôn Hòa thuộc cơ sở sản xuất kinh doanh thuốc thành phẩm Y học cổ truyền Thái nguyên và một số nghiên cứu viên đã tự bỏ kinh phí đứng ra nghiên cứu tìm giải pháp để khắc phục tác động của asenasen có trong canh rau. Đây quả là một tin vui lớn cho những ai làm nội trợ, vì giờ đây không phải băn khoăn lo lắng rằng liệu bữa cơm canh mình nấu cho gia đình có gây ưng thư cho người thân mươi 15 năm năm sau hay không. đến sức khoẻ con người. Qua bao nỗ lực nghiên cứu, tìm tòi, họ thu được tin vui bất ngờ vì kết quả nghiên cứu rất khả quan – Sản phẩm Mitox chiết xuất từ thảo dược thiên nhiên, dạng túi trà-  khi thả túi trà này vào nồi canh, chúng có khả năng hấp thụ asen trong tế bào thực phẩm chế biến từ rau. Kết quả nghiên cứu đã được trung tâm y tế dự phòng Thái Nguyên kiểm định,  Mitox saman có khả năng hấp thu để loại bỏ đến gần 90% hàm lượng

 

Một lối thoát đơn giản, song đem lại hiệu quả cho tình hình thực tế hiện nay. Các nhà khoa học nghiên cứu sản phẩm Mitox chuẩn bị sản xuất đại trà, hy vọng nhận được nhiều sự ủng hộ của các cơ quan ban ngành, đông đảo quần chúng nhân dân để sớm chuyển giao công nghệ sản xuất Mitox phục vụ nhu cầu thiết yếu của xã hội ngày nay. Mọi thông tin xin liên lạc với Bác sỹ Hoàng Sầm, phó chủ tịch hội đồng quản trị công ty cổ phần saman, giám đốc cơ sở sản xuất thuốc thành phẩm y học cổ truyền Thái Nguyên. SĐT: 0913256913 / 01684378379

 

Cử nhân môi trường Hà Thị Hoài Thu.

Doctor SAMAN

[{"src":"\/yhbd.vn\/upload\/images\/2010\/05\/arsenic%20-%20yhocbandia.jpg","thumb":"\/yhbd.vn\/upload\/images\/2010\/05\/arsenic%20-%20yhocbandia.jpg","subHtml":"X\u1eed l\u00fd asen trong b\u1eefa \u0103n"}]