Bệnh tự miễn

Lupus ban đỏ hệ thống, nhân một trường hợp hướng đi từ thuốc Nam

  Bệnh nhân Triệu Văn Slìn trong ngày thăm Viện và lấy thuốc đợt tiếp theo 07-01-2015 Vào giữa tháng 5 năm 2014 phòng khám Viện Y học bản địa Việt Nam tiếp nhận bệnh nhân Triệu Văn Slìn, quê xã Tri Lễ, huyện Văn Quan, tỉnh Lạng Sơn (01677469724/01276311686). Bệnh được chẩn đoán bởi […]

 

Bệnh nhân Triệu Văn Slìn trong ngày thăm Viện và lấy thuốc đợt tiếp theo 07-01-2015 yhocbandia.vn
Bệnh nhân Triệu Văn Slìn trong ngày thăm Viện và lấy thuốc đợt tiếp theo 07-01-2015

Vào giữa tháng 5 năm 2014 phòng khám Viện Y học bản địa Việt Nam tiếp nhận bệnh nhân Triệu Văn Slìn, quê xã Tri Lễ, huyện Văn Quan, tỉnh Lạng Sơn (01677469724/01276311686). Bệnh được chẩn đoán bởi bệnh viện Bạch Mai và quân viện 103, hơn nữa bệnh khá điển hình với 7/11 nhóm triệu chứng có thể thấy được trên lâm sàng. Với triệu chứng về phổi, tim, gan, thận, tiểu đường, khớp, ban đỏ dạng đĩa… diễn ra ồn ào và nhộn nhịp khiến chúng tôi lo ngại ít nhiều vì diễn biến nặng và đã qua nhiều Viện nhưng không ổn định. Tần suất nằm bệnh viện của Slìn trung bình 20 ngày/đợt. Sau khi hội chẩn với đồng nghiệp, chúng tôi nhận điều trị nhưng đi theo hướng thảo dược có khả năng điều hòa miễn dịch.

   Ngay tuần đầu người bệnh hết viêm màng phổi, tuần hai hết ban đỏ, thế rồi dần các triệu chứng tiểu đường, viêm thận, viêm gan cũng mất đi, chân răng hết viêm, chảy máu, sức khỏe tăng tiến nhanh. Riêng triệu chứng khớp dai dẳng hơn đến tháng thứ 4 mới đỡ, hết. Triệu chứng điện tim vẫn còn biểu hiện tình trạng tổn thương dai dẳng nhưng không tiến triển nặng thêm hoặc có diễn biến phức tạp, không đau ngực hết khó thở.

   Do hoàn cảnh kinh tế miền núi khó khăn chúng tôi khuyến cáo bệnh nhân tự tìm và uống, tắm thêm cây sói rừng để giảm bớt khối lượng thuốc phải dùng hằng ngày. Theo người bệnh, trong hơn 2 năm chạy chữa vừa qua, chưa có thời gian nào sức khỏe tốt như thời gian này. Mặc dù chỉ uống thuốc nam và điều trị ngoại trú. Bệnh nhân được dừng hẳn các thuốc corticoid, methotrexate, choloroquin và các thuốc tây khác ngay từ ngày đầu chuyến hướng điều trị.

benh_nhan_lupus_ban_do

Bệnh nhân Slìn đang mô tả “trước đây ban đỏ lên cả mu bàn tay này, giờ hết rồi lớ!”

Nhận xét thấy, tuy chỉ mới 1 ca duy nhất, nhưng triệu chứng lâm sàng, cận lâm sàng đều điển hình, mà kết quả giai đoạn đầu khá ngoạn mục bằng hướng đi mới – dùng thuốc nam can thiệp miễn dịch – cho bệnh Lupus, cho nên tôi viết bài này để đồng nghiệp cùng tham khảo và nghiên cứu.

   Lupus ban đỏ hệ thống(Systemic lupus erythematosus, SLE hay lupus), là một bệnh tự miễn của mô liên kết, có thể ảnh hưởng đến mọi bộ phận cơ thể, phản ứng kháng nguyên – kháng thể tấn công các loại tế bào và các loại mô của cơ thể, gây viêm và hủy hoại mô.

   Lupus ban đỏ hệ thống gây tổn thương cho tim, khớp, da, phổi, lòng các mạch máu, gan, thận, và hệ thần kinh… Bệnh này phổ biến ở phụ nữ nhiều hơn 9 lần ở đàn ông, đặc biệt là ở lứa tuổi từ 15 đến 50, và ít gặp ở người châu âu. Lupus ban đỏ hệ thống là một trong những bệnh có các triệu chứng giống và dễ bị nhầm với các bệnh khác và không rõ nguyên nhân nên không được điều trị đúng trong nhiều năm.

   Những triệu chứng ban đầu và kéo dài phổ biến bao gồm sốt, khó ở, đau khớp, mệt mỏi, và có thể phù như bệnh Thận, chán ăn vàng da như bệnh gan mật, đau ngực, khó thở như bệnh tim, ho như bệnh phổi, chảy máy chân răng như nha chu… Bởi vì các triệu chứng này cũng thường thấy ở những bệnh khác, chúng không phải là những tiêu chí chẩn đoán bệnh lupus ban đỏ hệ thống. Tuy nhiên, khi xảy ra cùng với những triệu chứng khác, sau đây, chúng có thể được coi là gợi ý cho thầy thuốc:

1. Phát ban má hình con bướm mà sống mũi là thân, 2 má có tổn thương là cánh bướm.

2. Rụng tóc; loét miệng, mũi và âm đạo; và các teo da, dày sừng, ban đỏ.

3. Triệu chứng đau khớp, những khớp nhỏ ở tay và cổ tay thường bị ảnh hưởng nhất, mặc dù tất cả các khớp đều có nguy cơ. 

4. Tổn thương gan.

5. Cũng có thể có những mối liên quan giữa viêm khớp dạng thấp và lupus ban đỏ hệ thống, và lupus ban đỏ hệ thống có liên quan đến nguy cơ rạn xương ở phụ nữ trẻ tuổi.

6. Thiếu máu và thiếu sắt.

7. Viêm màng trong tim Libman-Sacks, và có thể ở van hai lá hoặc van ba lá. 

8. Xơ vữa động mạch cũng biểu hiện nhiều hơn và tiến triển nhanh hơn ở bệnh nhân lupus ban đỏ hệ thống.

9. Viêm phổi và màng phổi, hội chứng co phổi (shrinking lung syndrome).

10. Huyết niệu hoặc protein niệu là dấu hiệu về thận, kèm theo tăng ure huyết, creatinin huyết, giảm chỉ số thanh thải của thận mạnh mẽ.

11. Hội chứng về thần kinh – tâm thần có thể xuất hiện khi bệnh lupus ban đỏ hệ thống ảnh hưởng tới hệ thần kinh trung ương hoặc hệ thần kinh ngoại biên. 

   Một số thuốc có thể là yếu tố kích hoạt phát sinh bệnh lupus ban đỏ hệ thống: “nhiều thuốc đã được thông báo là có khả năng gây nên hội chứng giống lupus, đang kể nhất là hydralazine và procainamide”. Lê Kinh Duệ, bách khoa thư bệnh học tập 3, trang 35.

   Bệnh lupus là loại bệnh “bắt chước các bệnh khác” vì bệnh cảnh lâm sàng hết sức đa dạng, chẩn đoán đặc hiệu chỉ có thể bởi xét nghiệm phản ứng kháng nguyên – kháng thể, đây là lĩnh vực chuyên khoa sâu miễn dịch học.

   Được coi là bệnh có tiên lượng kém nên duy trì tâm lý ổn định và quyết tâm điều trị với bệnh nhân là hết sức cần thiết. Khiến bệnh nhân lạc quan, tin tưởng điều trị chí ít là đã giảm được các hội chứng thần kinh – tâm thần.

   Kết hợp đông y và tây y trong điều trị trên cơ sở hiểu biết về thảo dược và miễn dịch học hiện đại là một hướng đi mới: chẩn đoán bằng tây y, điều trị bằng các thuốc điều hòa miễn dịch của đông y như Linh chi, Hoàng kỳ, Sói rừng, Lược vàng… cần thêm nhiều thông tin trong tương lai về hướng đi này để có thể có kết luận xác đáng hơn.

Bác sỹ Hoàng Sầm

Viện Y học bản địa Việt Nam

Doctor SAMAN

Tác giả

  • BS. Hoàng Sầm

    Tốt nghiệp Đại học Y Hà Nội 1977-1983; Nguyên Giảng viên chính Đại học Y - Dược Thái Nguyên; Chủ tịch Hội đồng Viện Y học bản địa Việt Nam Cellphone: 0977356913 Email: bacsysaman@gmail.com

Giới thiệu về tác giả

BS. Hoàng Sầm

Tốt nghiệp Đại học Y Hà Nội 1977-1983;
Nguyên Giảng viên chính Đại học Y - Dược Thái Nguyên;
Chủ tịch Hội đồng Viện Y học bản địa Việt Nam
Cellphone: 0977356913
Email: bacsysaman@gmail.com

Bình luận

Bấm vào đây để viết bình luận