Câu chuyện cầu sức khỏe và cầu tự ở miếu Cầu An Mỉu của cụ Nông Thị Mao:

Câu chuyện được các cụ truyền lại cách đây hơn 400 năm chưa có Đảng lãnh đạo, chưa có chính quyền quản lý, chưa phân định địa giới hành chính quốc gia với Trung Quốc. Vùng đất Tả Phìn Hồ này, thời đế quốc Mãn Thanh có rất nhiều cây gỗ quý hiếm đặc biệt là cây Ngọc Am trên đỉnh núi Tả Phìn Hồ. Khi đó, người Trung Quốc đã di dân đến đây sưu tầm, khai thác gỗ Ngọc Am và sinh sống tại vùng này rất đông. Họ đã mở chợ ở vùng đất này gọi là khu chợ Hán, cách trung tâm Tả Phìn Hồ 8 km. Ngày đó, có cụ Nông Thị Mao một người thầy thuốc rất giỏi chuyên khám chữa bệnh cho người dân lao động ở đây. Cụ Mao này không có chồng con, khi cụ qua đời người ta đã chôn bà tại Tả Phìn Hồ, mộ miếu của cụ ngay cạnh phòng khám Tả Phìn Hồ bây giờ. Họ dựng một lán gỗ, bàn đá để thờ hương khói cho cụ để cầu không có bệnh tật, người có bệnh thì cầu sẽ khỏi bệnh. Từ đó mới đặt là miếu cầu an – nghĩa là cầu sức khỏe, an lành, tránh bệnh hoặc khỏi bệnh. Qua nhiều thế hệ người dân nơi đây truyền miệng rằng: người bệnh thường xuyên đến đây thắp nhang cầu Cụ phù hộ khỏi bệnh rất nghiệm và rất thiêng. Từ tháng 4 năm 2016, công ty TNHH Y học bản địa Việt Nam – chi nhánh Hà Giang làm dự án tại đây đã chỉnh trang, đặt cây hương cho cụ. Trong 2 năm qua, nhiều bệnh nhân đã đến cầu tự, cầu sức khỏe tại cây hương Miếu Cụ Mao cho rằng miếu rất thiêng. Thông thường, điều trị vô sinh nữ bằng AZ57 và vô sinh Nam bằng KD 01 của phòng khám liệu trình thường kéo dài tới 6 tháng hoặc 1 năm. Cũng phác đồ này, anh chị Nguyễn Thạc Y, Yên Sơn, Tuyên Quang hiếm muộn đã gần 5 năm đến cầu tự tại miếu, chỉ sau 2 tháng đã đậu thai.  Nhiều người xơ gan, suy thận, tiểu đường ... cầu khấn thành tâm kết hợp dùng thuốc nay đã khỏi hoặc ổn định lâu dài. Điển hình ông Nguyễn Văn Ánh, 74 tuổi, mắt mờ chỉ nhìn xa được khoảng 7m, huyết áp cao 180/120; đường huyết luôn 17-18 Mmol/l, chỉ với phác đồ 6 viên tiêu khát II mỗi ngày, kết hợp ngày rằm mồng một thành tâm thắp hương ở miếu này, hai năm nay chỉ số đường huyết thường chỉ giao động trong 5,2 – 5,8 Mmol/l, người khỏe mạnh, mắt tinh tường trở lại.

Bà con lên thắp hương cầu sức khỏe, cầu tự tại miếu cụ Nông Thị Mao

Bà con lên thắp hương cầu sức khỏe, cầu tự tại miếu cụ Nông Thị Mao

Câu chuyện Miếu Thù Tài Mỉu trên đỉnh dãy núi Bành Bọ.

Tương truyền rằng cách đây khoảng hơn 1000 năm vùng đất Tả Phìn Hồ là một vùng rừng già tự nhiên hoang vu, rất nhiều thú rừng như hổ, báo, gấu, hươu, nai, con lửng, lợn rừng, vượn, khỉ, chim công và nhiều loài thú khác. Sau năm 1884, Pháp đô hộ nước ta, người Pháp đã xây dựng lô cốt đỉnh Bành Bọ, có độ cao 1420m, kiểm soát toàn vùng, là điểm đầu đường vành đai tuần tra, kiểm soát nhân sự. Tuy nhiên, họ vẫn không kiểm soát được tài nguyên như gỗ Ngọc Am và các loài thú. Nghe lời người bản địa, người Pháp lập Miếu ông địa để quản lý tài lộc ở vùng đất này, gọi theo tiếng Dao Tả Pan là Thủ Tời Mỉu, sau đọc theo Nôm Dao là Thù Tài Mỉu (主要資= miếu cầu tài sản lớn) – nôm na là miếu cầu tiền bạc & quản lý tài sản. Từ đó, khi xuất hành đi đàm phán các sự kiện kinh tế, đất đai, đi buôn bán, đi săn bắn người dân thắp hương cầu tài cầu lộc tại Thù Tài Mỉu thì kết quả công việc rất tốt. Kế đó, người dân tra bắp, gieo mạ, cấy hái săn bắn, tìm kiếm Ngọc Am đều Cúng miếu Thù Tài Mỉu. Khi làm ăn có tài lộc cũng phải đến Cúng Tạ ơn miếu này. Ai vào rừng vùng này chặt gỗ làm nhà, làm lán tại rừng, khi nhóm lửa lần đầu phải khấn báo Thần Thù Tài Mỉu. Những người không tin, coi thường tục lệ này sẽ không được ý muốn, thường bị tai họa. Người không thành tâm đến cầu khấn Thần Thù Tài Mỉu sẽ lạc trong rừng, loay hoay tìm lòng vòng lại quay lại chỗ cũ mà không thể tìm thấy Miếu. Bác sỹ Cương bệnh viện trưởng Hoàng Su Phì (1976 - 1980) kể rằng: có người dân ở Nậm Ty, coi thường tín miếu, rằng tưởng miếu Thần phải oai nghiêm, cổ kính, đồ sộ ... té ra chỉ thấy 1 gốc cây với vài cái bát, chén ... bèn không tin, không khấn, trái lại còn cuỗm luôn mấy cái bát chén cổ ở miếu. Về đến nhà thấy đau bụng ngay và luôn, đi ngoài ra máu liên tục, đi khám nằm bệnh viện chẩn đoán: đau bụng, chảy máu đường tiêu hóa không rõ nguyên nhân, chữa không khỏi. Người nhà biết vậy làm mâm lễ, khấn trả lại chén bát tại miếu, về đến đêm là dứt bệnh.

 Miếu Thủ Tài Mỉu trên đỉnh dãy núi Bành Bọ

Miếu Thủ Tài Mỉu trên đỉnh dãy núi Bành Bọ

Ông Pú thôn Tân Thượng, xã Nậm Ty, kể rằng có người làm lán nghỉ đêm trong rừng để kiếm gỗ Ngọc Am, khi nhóm lửa đã cố tình không Niệm báo Thần, đêm đến thấy lán xoay chuyển quay cuồng, tiếng thú dữ gào thét, đợi sáng chạy về thôn thì ốm ... sau đến cúng Thần mới khỏi. Đến nay, đi rừng tìm Lan kim tuyến, Dã tam thất, cây 5 lá 1 hoa, cây 7 lá 1 hoa, Linh chi đen ... qua miếu thường ngắt 1 vài cành lá cây tươi thay cho hương hoa tạ miếu. Người dân Nậm Ty, Tả Phìn Hồ, Hoàng Su Phì cả mấy chục năm nay không ai dám coi thường miếu thiêng này.

Đã mấy năm này, cứ ngày rằm hoặc mồng một âm lịch, bác sỹ Hoàng Sầm trực tiếp hoặc đại diện công ty phải đều đặn hương khói 2 miếu kể trên. Vị bác sỹ này nói '' Những gì duy vật không làm được phải làm bằng duy tâm.''

Phàn Tà Khé, Phó giám đốc

Công ty TNHH Y học bản địa Việt Nam – chi nhánh Tả Phìn Hồ

 

[{"src":"\/resources\/upload\/images\/01.2019\/mieu%20Nung%20Thi%20Mao.jpg","thumb":"\/resources\/upload\/images\/01.2019\/mieu%20Nung%20Thi%20Mao.jpg","subHtml":""},{"src":"\/resources\/upload\/images\/01.2019\/tham%20mieu.png","thumb":"\/resources\/upload\/images\/01.2019\/tham%20mieu.png","subHtml":"B\u00e0 con l\u00ean th\u1eafp h\u01b0\u01a1ng c\u1ea7u s\u1ee9c kh\u1ecfe, c\u1ea7u t\u1ef1 t\u1ea1i mi\u1ebfu c\u1ee5 N\u00f4ng Th\u1ecb Mao"},{"src":"\/resources\/upload\/images\/01.2019\/mieu.png","thumb":"\/resources\/upload\/images\/01.2019\/mieu.png","subHtml":"Mi\u1ebfu Th\u1ee7 T\u00e0i M\u1ec9u tr\u00ean \u0111\u1ec9nh d\u00e3y n\u00fai B\u00e0nh B\u1ecd"},{"src":"\/resources\/upload\/images\/01.2019\/tham%20mieu%20Th%E1%BB%A7%20T%C3%A0i%20M%E1%BB%89u.JPG","thumb":"\/resources\/upload\/images\/01.2019\/tham%20mieu%20Th%E1%BB%A7%20T%C3%A0i%20M%E1%BB%89u.JPG","subHtml":""}]