Sinh dục

Mộc Dược Hoàn, bài thuốc chữa lãnh cảm hiệu quả

Văn hoá Bushido của Nhật bản đã góp phần đưa tới sự ra đời văn hoá Geisha. Các Geisha làm nghề giải trí, tán tỉnh, khêu gợi, kể chuyện, tâm tình … với khách thượng lưu, samurai, giới quý tộc Nhật nhưng sẽ bị khai trừ khỏi nghề này khi có quan hệ tình dục với khách. Trong […]

Văn hoá Bushido của Nhật bản đã góp phần đưa tới sự ra đời văn hoá Geisha. Các Geisha làm nghề giải trí, tán tỉnh, khêu gợi, kể chuyện, tâm tình … với khách thượng lưu, samurai, giới quý tộc Nhật nhưng sẽ bị khai trừ khỏi nghề này khi có quan hệ tình dục với khách. Trong hoàn cảnh như vậy, dần dần các nữ Geisa bị trơ lỳ ngưỡng xúc cảm và bị chứng lãnh cảm nữ dục. Khi kết thúc sự nghiệp Geisha để hoàn tục, tình trạng lãnh cảm có thể giảm dần, nhưng một số khác phải uống thuốc mới trở về đời sống sinh lý bình thường được.

Trong sách Tử hoa bản thảo, bài thuốc chữa lãnh cảm cho các Geisha gọi là Mộc dược hoàn (フルログ) đọc tiếng Nhật là Ge-đí-đó-gệt. Đại ý là thuốc chữa cho chứng người nữ lãnh cảm như khúc gỗ biết đi.

Nội dung cấu trúc bài cổ phương Mộc hoàn dược này như sau:

1. Nhân sâm   12g
2. Hoàng kỳ 12g
3. Nhục đậu khấu 12g
4. Xà sàng tử 12g

Trong đó, Nhân sâm đại bổ khí tiên thiên, hậu thiên, phục hồi hưng phấn thần kinh, tâm thần là quân dược; Hoàng kỳ bổ khí thăng dương, kiện tỳ hỗ trợ cho Nhân sâm phát huy tác dụng là thần dược; Nhục đậu khấu cay tính ôn, mạnh Tỳ Vị đại trường, hạn chế tính thanh lương của Nhân sâm là tá dược; Xà sàng tử dẫn các vị thuốc tới mạch Xung, Nhâm và mệnh môn hỏa là sứ dược. Sự phối hợp nhuần nhuyễn giữa các vị quân thần tá sứ như trên là nhuần nhuyễn mật thiết.

Để tăng tác dụng và hiệu quả, theo nghiên cứu của y học hiện đại, bài Mộc dược Hoàn được gia thêm 2 vị thuốc sau:

  1. Cây thông đất.
  2. Đông hầu hoa vàng.

Sau đây xin trình bày thêm về cơ chế tác dụng hỗ trợ chống lãnh cảm nữ của các vị thuốc theo các nghiên cứu dược lý của y học hiện đại:

1. NHÂN SÂM (Radix Ginseng hay Radix ginseng Sylvestris) là rễ chế phơi sấy khô của cây Nhân sâm ( Panax ginseng C.A.Mey). Nhân sâm có tác dụng điều hòa hưng phấn và ức chế của vỏ não, chất Saponin của Nhân sâm với liều nhỏ làm hưng phấn trung khu thần kinh và trung tâm tình dục não; Nhân sâm hưng phấn vỏ tuyến thượng thận, trong chuỗi Hạ khâu não – tuyến yên – thượng thận – sinh dục nhờ tăng tiết chất ACTH làm gia tăng cAMP của vỏ tuyến thượng thận. Nên Nhân sâm có tác dụng kích thích hocmon sinh dục giống đực cũng như giống cái; (Trung hoa y học tạp chí, 56:8-10,1963); Nhà khoa học dược lý Sarakhova (1948) tiêm vào chuột cống đực và cái nuôi chung, liều 1/10ml nồng độ 20% thấy nhu cầu tình dục cả 2 phái tăng lên hơn 70% so với nhóm chứng; Khi nghiên cứu nhân sâm với chuyển hóa cơ bản (1947) vô tình tác giả Bộ Nại Thắng và Mã Đại Năng phát hiện: cho uống chế phẩm từ Nhân sâm trên động vật so sánh với các con vật không uống Sâm, thấy trọng lượng con vật tăng lên nhanh hơn, thời gian giao cấu của con vật kéo dài, hiện tượng tình dục xuất hiện rõ rệt. Đó là lý do nhân sâm làm chủ vị và bài Mộc dược hoàn cũng lấy đó làm quân dược.

2. HOÀNG KỲ (Radix Astragali) là rễ phơi hay sấy khô của cây Hoàng kỳ (Astragalus membranaceus ( Fish) Bunge): Dịch tiêm Hoàng kỳ có tác dụng hưng phấn gây co bóp tử cung cô lập của chuột cống cái 100%.  Ngoài ra, báo cáo của Trương Trạch và Cao Kiều (1940), Hoàng kỳ làm cho kỳ động dục của chuột bạch cái là 1 ngày kéo dài thành 10 ngày. ( Tạp chí Y học Trung quốc 47:7-11,1961).

3. NHỤC ĐẬU KHẤU  (Semen Myristicae Fragranticis) qua nghiên cứu dược lý y học hiện đại thấy: Có tinh dầu thơm có khả năng tăng tiết dịch vị, kích thích ăn uống; dùng riêng hoặc dùng chung với dâm dương hoắc đều có tác dụng dậy dục trên chuột cống cái so với đối chứng (Quảng tây, trung tâm nghiên cứu dược liệu, Tạp chí 22:9- 10,1972). Theo các quan sát độc lập tại Ấn độ, Nhục đậu khấu được ví như Viagra của phụ nữ hoặc PT 141 của Đức.

4. XÀ SÀNG TỬ, (Semen Cnidii Monnieri), Xà sàng tử dùng làm thuốc được ghi đầu tiên trong sách Bản kinh, có tên thực vật là Cnidium monnieri (L) Cusson. Cây Xà sàng là cây Giần sàng mọc hoang ở những nơi đất trống trong nước ta. Mỗi năm từ tháng 6 đến tháng 8 là mùa quả chín, cắt cả cành hay nhổ cả cây về phơi khô lấy quả, loại cành lá và tạp chất, rửa sạch phơi thật khô làm thuốc.  Thành phần chứa Tinh dầu 1,3%, có mùi hắc đặc biệt 1-pinene, 1-camphene, bomyl Isovalerate, Isobomeol, ostole, cnidimine, Isopimpinellinie, dihydro oroselol, columbianadin,cnidiadin, archangelicin. Về tác dụng dược lý, theo y học cổ truyền thường dùng cho người lãnh cảm, tử cung lạnh (dương suy cung lãnh – đàn ông liệt dương, đàn bà không con). Sách Danh y biệt lục ghi: " lệnh phụ nhân tử tạng nhiệt – làm ấm tử cung đàn bà, nam tử âm cường, hảo nhan sắc,  lệnh nhân hữu tử (dễ sinh con)”;

Xà là rắn, sàng là giường, hay muốn nói xà sàng là cái giường của con rắn, rắn nằm đó ăn hạt Xà sàng; truyền thuyết rằng có người phụ nữ thấy rắn nằm đó đem bắt giết và uống tiết rắn pha rượu. Sau đó nữ nhân này có năng lực tình dục rất mãnh liệt, mọi đàn ông quan hệ với Cổ đều mệt mỏi và không đáp ứng được. Biết được bí kíp này mấy người đàn ông uống trực tiếp hạt Xà sàng tử ngâm rượu, sau đó mới đủ sức khỏe tương hợp nữ nhân trên. Vậy sau này, cụ Tuệ Tĩnh trong cuốn sách Hải Dương phong vật chí mới có câu:

“Gặp đương nhân đương sự không khởi được

Ông già uống Xà sàng sức đương mười thôn nữ"

Nghiên cứu dược lý hiện đại xác nhận Xà sàng tử có tác dụng như testosteron và có tác dụng làm tăng trọng lượng tử cung và buồng trứng. Ngoài ra còn ức chế nấm ngoài da, diệt trùng roi âm đạo.

Bài cổ phương Tam tử hoàn có sử dụng Xà sàng tử, ngũ vị tử, thỏ ty tử phân lượng bằng nhau để chữa phụ nữ vô sinh do lãnh cảm, lạnh tử cung.

5. ĐÔNG HẦU HOA VÀNG, Tên khoa học: Turnera ulmifolia L. Lớp: Equisetopsida C. Agardh, Phân lớp: Magnoliidae Novák ex Takht, Bộ: Malpighiales Juss. ex Bercht. & J. Presl, Họ: Passifloraceae Juss. ex Roussel, Chi: TurneraL, Loài:Turnera ulmifolia L. Turnera ulmifolia L. Theo Phạm Hoàng Hộ, 1999, Cây cỏ Việt Nam, Quyển I, trang 555, lá Đông hầu có tác dụng long đờm, bổ. Ở Mexico và Canada Y học cổ truyền đã biết sử dụng các loài loài khác nhau trong chi Turnera L. để điều trị các bệnh như thiếu máu, viêm phế quản, ho, tiểu đường, sốt, bệnh nấm, rối loạn tiêu hóa, giảm đau, phổi và các bệnh về đường hô hấp, rối loạn da, và bệnh phụ nữ và đặc biệt là tác dụng tăng cường khả năng tình dục 2 giới; Các nhà khoa học đã tách chiết được nhiều hợp chất hóa học có hoạt tính sinh học cao ở trong cây như: Flavonoids (22 hợp chất khác nhau), glucoside maltolt, phenolics, glycosides cyanogenic (7 hợp chất khác nhau), Monoterpenoid, Sesquiterpenoid, triterpenoid, các polyterpene ficaprenol-11, các axit béo, và caffeine. Kết quả thực nghiệm đã chứng minh rằng, nhiều loài trong chi Turnera có tác dụng chữa bệnh đúng như những kinh nghiệm trong Y học cổ truyền, trong đó có trọng tâm là cây Đông hầu: Turnera ulmifolia L; Ngoài ra cây này còn có tác dụng kháng nấm và 1 số loài vi khuẩn, chữa loét dạ dày tá tràng.

6. CÂY THÔNG ĐẤT, Huperzia hamiltonii (Spring. Nghiên cứu được thực hiện tại Khoa Tâm lý học và chương trình trong khoa học thần kinh, Đại học Bucknell, Lewisburg, PA 17.837, Hoa Kỳ cho thấy  acetylcholine có vai trò trong kiểm soát hành vi tình dục của động vật có vú ở cả giống đực và nữ. Hupezin A trong thông đất đã được chứng minh là có tác dụng ức chế Cholinesterase nên tăng được hàm lượng acetylcholine, với nhiều chức năng trong đó có chức năng tăng ham muốn hành vi tình dục và kéo dài.

Như vậy, chứng lãnh cảm nữ không phải bây giờ mới có mà nó đã có rất sớm, cha ông ta cũng đủ lý luận để biện chứng luận trị rất sớm chứng bệnh không hiếm mà không ai nói tới này.                                                         

Bác sỹ Hoàng Sầm

                                                Chủ tịch hội đồng Viện Y học bản địa Việt Nam.

Doctor SAMAN

Tác giả

  • BS. Hoàng Sầm

    Tốt nghiệp Đại học Y Hà Nội 1977-1983; Nguyên Giảng viên chính Đại học Y - Dược Thái Nguyên; Chủ tịch Hội đồng Viện Y học bản địa Việt Nam Cellphone: 0977356913 Email: bacsysaman@gmail.com

Giới thiệu về tác giả

BS. Hoàng Sầm

Tốt nghiệp Đại học Y Hà Nội 1977-1983;
Nguyên Giảng viên chính Đại học Y - Dược Thái Nguyên;
Chủ tịch Hội đồng Viện Y học bản địa Việt Nam
Cellphone: 0977356913
Email: bacsysaman@gmail.com

Bình luận

Bấm vào đây để viết bình luận