Cây thuốc

Một số nguồn phytoestrogen có trong tự nhiên

Đậu nành  Đến nay, các phytoestrogen chứa trong đậu nành được biết đến nhiều nhất. Rất nhiều nghiên cứu lâm sàng được thực hiện đã đề cập vấn đề liệu các sản phẩm đậu nành có thể trở thành liệu pháp thay thế hormone thay thế hay chưa, có ý nghĩa chưa khi nhận dùng […]

Đậu nành

 Đến nay, các phytoestrogen chứa trong đậu nành được biết đến nhiều nhất. Rất nhiều nghiên cứu lâm sàng được thực hiện đã đề cập vấn đề liệu các sản phẩm đậu nành có thể trở thành liệu pháp thay thế hormone thay thế hay chưa, có ý nghĩa chưa khi nhận dùng các chế phẩm đậu nành thảo dược để giảm nguy cơ các bệnh tim mạch, để tăng mật độ xương và dự phòng chống các khối u. Một số nhà nghiên cứu đã thu được những kết quả tích cực khiến cho các sản phẩm phytoestrogen xuất hiện bày bán trên các kệ hàng.

Đậu nành chứa các isoflavone genistein và daidzein. Gần đây đã tìm thấy thêm một phytoestrogen – glycitein chứa chủ yếu trong mầm đậu nành. Genistein và daidzein có thể có mặt trong các thực vật ở dạng aglycone hoặc glycoside. Trong ruột glycoside bị thuỷ phân bởi vi sinh đường ruột và được chuyển đổi thành genistein và daidzein aglycone, sau đó một phần daidzein chuyển đổi thành ekvol. Hoá ra, các glycoside của isoflavone hầu như không có khả năng gây ra phản ứng estrogen ở các tế bào. Hoạt tính estrogen ở genistein và daidzein của aglycone có phần cao hơn. Tuy nhiên, ekvol, về mặt cấu trúc giống nhiều nhất với estradiol, góp phần chủ yếu nhất vào tác động estrogen của đậu nành.

Nhiều công trình nghiên cứu khoa học đã dành cho các tác động nội tiết của sản phẩm đậu nành trên cơ thể phụ nữ. Hầu hết các thí nghiệm cho thấy rằng, một chế độ ăn nhiều sản phẩm đậu nành cũng như chiết xuất tiêu chuẩn hoá của đậu nành không có ảnh hưởng nào đáng kể trên hệ thống sinh sản của phụ nữ. Các rối loạn sinh sản ở cừu được mô tả trong tài liệu, được giải thích bởi, một là, cừu đã ăn vào với liều lượng rất lớn isoflavone (con người không ăn nhiều đậu nành đến như thế), hai là, ekvol được tạo thành trong ruột của động vật ăn cỏ với hiệu quả lớn hơn trong ruột của con người.

Cỏ ba lá đỏ

Cỏ ba lá đỏ chứa các isoflavonoid từ nhóm gồm các isoflavone (biohanin-A và formononetin) và coumestane (coumestrol). Hiện nay, cỏ ba lá đỏ, cũng như đậu nành, được sử dụng rộng rãi để ngăn ngừa các triệu chứng khó chịu của thời kỳ mãn kinh, Tuy nhiên, không giống như đậu nành, cỏ ba lá không phải là một sản phẩm thực phẩm và được liệt kê thuộc về các cây thuốc. Theo đó không có dữ liệu về tác động của nó trên cơ thể con người trong việc sử dụng kéo dài và thường xuyên. Theo các nhà khoa học,vẫn còn thiếu các dữ liệu thực nghiệm để biện minh cho việc sử dụng chiết xuất cỏ ba lá đỏ trong liệu pháp thay thế hormone.

Cỏ linh lăng

 Cỏ linh lăng chứa phytoestrogen coumestrol và một lượng nhỏ formononetin. Cỏ linh lăng, cỏ ba lá là nguyên nhân gây rối loạn sinh sản ở cừu. Tác động estrogen của chiết xuất từ cỏ linh lăng trên người vẫn còn ít được nghiên cứu.

Lanh

Hạt lanh chứa phytoestrogen là lignan, chuyển hoá trong ruột con người thành enterolactone và enterodiol. Theo tác động sinh học của mình, các lignan tương tự như các isoflavone.

Cam thảo

Trong rễ cam thảo có chứa isoflavone glabridin. Các nghiên cứu nuôi cấy tế bào ung thư cho thấy rằng,tác động của glabridin phụ thuộc vào nồng độ của nó. Ở nồng độ thấp (10-9 – 10-6M) glabridin kích thích sự tăng trưởng của các tế bào ung thư. Ở nồng độ cao (> 15μM), trái lại, glabridin ức chế sự tăng trưởng của chúng.

Nho đỏ

Trong rượu vang đỏ có chứa phytoestrogen resveratrol (trans-3,5,4-trihydroxistiben). Resveratrol có hoạt tính chống oxi hoá cao.

Hops

 Hops là thành phần quan trọng trong bia, có chứa phytoestrogen 8-prenilnaringenin. Hoạt tính của nó rất cao. Trong số phụ nữ tham gia thu hoạch và chế biến hoa bia thường bị rối loạn kinh nguyệt. Tuy nhiên, hàm lượng phytoestrogen trong bia đủ thấp và không đáng để lo lắng.

Một số kết luận

Estrogen thật (nội sinh) và phytoestrogen thể hiện tác động của mình đều thông qua việc gắn kết với các thụ thể estrogen (ER).

Khi gắn với các ER, estrogen thật kích thích sự phân chia tế bào,kích hoạt bệnh ung thư, khởi phát sự tăng trưởng khối u.

Khi gắn vào các thụ thể estrogen, phytoestrogen ngăn cản sự ảnh hưởng lên các tế bào từ phía estrogen thật có hoạt tính cao hơn, không gây ra các tác dụng phụ. Phytoestrogen không gây tác hại gì đáng kể đối với hệ thống sinh sản ở nam giới cũng như ở nữ giới, và có thể ngăn ngừa ung thư tuyến tiền liệt ở đàn ông, ngăn ngừa ung thư vú ở phụ nữ.

Đậu nành chứa nhiều các isoflavone và được nghiên cứu nhiều nhất. Tuy nhiên, việc áp dụng các sản phẩm và chiết xuất chuẩn hoá từ đậu nành và từ các thực vật khác như một liệu pháp hormone thay thế (HRT) vẫn còn là vấn đề đang được xem xét và bàn luận trong giới các nhà khoa học,nhưng trên thực tế người ta đã áp dụng như một liệu pháp phytohormone (liệu pháp phytoestrogen) và thu được những kết qủa tích cực.

 

Ts. Lô Quang  Phú

Nguyên trưởng bộ môn hóa – ĐH Y Dược Thái Nguyên

Ban cố vấn khoa học Saman Pharm

Doctor SAMAN

Tác giả

Giới thiệu về tác giả

Ts. Lô Quang Phú

Bình luận

Bấm vào đây để viết bình luận