Cây thuốc

“Nấm” Ngọc Cẩu đã được Viện Y học bản địa Việt Nam nghiên cứu như thế nào?

        Nấm Ngọc Cẩu hay còn gọi là cây không lá, cây không rễ, Tỏa dương, Dó đất, nấm Cu chó, Ngọc cẩu, Củ Dó đất, Hoa núi, Xà cô … về cơ bản có hình dương vật chó. Cây có đặc tính sinh sản: hoa đực & hoa cái cùng trên 1 cây, có lẽ đây […]

Nấm ngọc cẩu tại Viện Y học bản địa Việt Nam

 

      Nấm Ngọc Cẩu hay còn gọi là cây không lá, cây không rễ, Tỏa dương, Dó đất, nấm Cu chó, Ngọc cẩu, Củ Dó đất, Hoa núi, Xà cô … về cơ bản có hình dương vật chó. Cây có đặc tính sinh sản: hoa đực & hoa cái cùng trên 1 cây, có lẽ đây là nguyên nhân làm cho Ngọc Cẩu có tác dụng với cả nam lẫn nữ.

   Tên khoa học: Balanophora sp, thuộc họ gió đất Balanophoraceae, đây là một loại thực vật, không phải là nấm. Thời gian gần đây trong cộng đồng người tin yêu cây thuốc Nam có rộ lên phong trào tìm mua và sử dụng nấm “tan cửa nát nhà” Ngọc Cẩu. Thực ra đây là 1 vị thuốc phổ biến được trong các dược điển của Việt Nam và đã được giáo sư tiến sỹ Đỗ tất Lợi mô tả trong “những cây thuốc và vị thuốc Việt Nam” (trang 914), bản in năm 1999. Nấm Ngọc Cẩu hay dược danh là Tỏa dương, thuộc họ gió đất được mô tả sử dụng trong dân gian cho các trường hợp cần bổ máu, phục hồi sức khỏe sau lao lực, sau ốm dậy, kém ăn, phụ nữ sau đẻ, suy yếu năng lực tình dục nam-nữ.

1   sac_ky_lop_mong_nam_ngoc_cau

Hình ảnh sắc ký lớp mỏng (bên trái) và sắc ký giấy (bên phải) acid amin của nấm tỏa dương so sánh với mẫu chuẩn L-Arginin của Hungari thấy trong củ, hoa đực, hoa cái đều có các vết có Rf tương đương với L-Arginin chuẩn. Chứng tỏ trong tỏa dương có L-Arginin (Theo Ts Hứa Văn Thao – Phó Viện trưởng phụ trách thí nghiệm – thực nghiệm của Viện Y học bản địa Việt Nam)

   Loại này mọc nhiều ở các vùng núi phía Bắc Việt Nam, đặc biệt là huyện Bắc Mê, Xín Mần, Xin Ma Cai, Hoàng Su Phì … của Việt Nam

   Những nghiên cứu về Ngọc Cẩu của Viện Y học bản địa Việt Nam cho thấy cây này có chứa anthoxyanozit, L-Arginin một tiền chất sau khi qua chuyển hóa trong cơ thể sẽ sản sinh ra Nitric Oxit, NO tham gia trực tiếp vào quá trình gây giãn mạch ngoại biên. Một phần hệ quả của việc đó là giãn mạch khá đặc hiệu bộ phận sinh dục, gây giãn mạch và cương cứng môi lớn, môi nhỏ của âm hộ và dương vật.

kd

   Ứng dụng trong điều trị lâm sàng trên người bệnh mắc chứng rối loạn cương, yếu năng lực tình dục nam – nữ giới da không đẹp và lãnh cảm, Ngọc Cẩu có giá trị ứng dụng khá cao.

   Theo ông Lang Lục Văn Út, người dân tộc giáy, xã Thái Bình, huyện Yên Sơn, Tuyên Quang thì cây thuốc này còn có tác dụng chữa u xơ tử cung và u lành tính tiền liệt tuyến, đẹp da, bổ máu.

Từ một vị thuốc có giá trị sử dụng tốt, Ngọc Cẩu “nhờ” truyền thông đã trở thành 1 cây thuốc quý, hiếm, thậm chí được gán danh “thần dược”; sau một thời gian, tất yếu Ngọc Cẩu sẽ bị tàn phá, thu hái triệt để và trở nên hiếm. Mà đôi khi, vì hiếm nên người ta lại hiểu lầm về cái mức độ quý của nó.

Những thử nghiệm lâm sàng cộng đồng, những lần cấy mô bất thành, những bản sắc ký, hàng trăm thí nghiệm về dung môi chiết xuất ít nhiều đã cho ta những hiểu biết cơ bản về giá trị của nó, cũng như cách bảo vệ sự đa dạng của quần thể thiên nhiên Việt Nam. Hãy bảo vệ Ngọc cẩu, xin đứng tàn phá nó trong quần thể đa dạng sinh học Việt Nam vốn có.

 

 

Bác sỹ Hoàng Đôn Hòa

Chánh Văn phòng

Viện Y học Bản địa Việt Nam

Doctor SAMAN

Tác giả

Giới thiệu về tác giả

BS. Hoàng Đôn Hòa

Bình luận

Bấm vào đây để viết bình luận