Nấm ngọc cẩu dùng trong sản phẩm khởi dương saman còn gọi hoa huyết sơn, tỏa dương, cây dó đất, hoa chuối đất… ở khu vực phía bắc người đồng bào còn gọi nó là pì lìn.

   (Nấm ngọc cẩu thực chất là hoa Huyết sơn (Tuyết sơn) theo tài liệu của Dược liệu nam việt hay có tên gọi khác là câyTỏa dương theo tài liệu về những cây thuốc và vị thuốc của cố giáo sư Đỗ Tất Lợi).

   Tên khoa học: Balanophoraceae. Là loại dược thảo trông như một cây nấm, thường sống ký sinh trên rễ của những cây gỗ thuộc họ đậu hoặc dâu tằm hay các loài tre… cao 8-15cm, củ sần sùi. Trông nó như cây nấm màu đỏ, màu trắng, nâu sẫm. Hoa tím mùi hơi hôi. Thường tìm thấy trên vùng cao.

   Hoa Huyết sơn mỗi năm trổ hoa 1 lần vào mùa đông xuân, từ tháng 11 đến tháng 2 năm sau rồi tàn lụi dần. Hoa Huyết sơn không có quả, sinh sản vô tính, tức tái sinh bằng cách đẻ nhánh.

   Tác dụng: Trong Đông y dùng hoa Huyết sơn để bổ thận tráng dương, ích tinh huyết, mạnh tình dục, bổ tỳ vị, nhuận tràng, thông tiểu. Chủ trị yếu sinh lý, liệt dương, lãnh cảm, đau lưng, mỏi gối, biếng ăn. Đặc biệt khi vi thuốc hoa Tuyết sơn được phối hợp với một số vị thuốc khác điều trị rối loạn tiền đình cho hiệu quả rất tốt.

   Hiện nay còn rất ít tài liệu nghiên cứu một cách đầy đủ về thành phần của Nấm ngọc cẩu. Để góp phần nghiên cứu về thành phần hóa học trong nấm ngọc cẩu, bước đầu chúng tôi đã tiến hành nghiên cứu phân tích định tính nhóm chất flavonoit và các axit amin có trong nấm ngọc cẩu bằng phương pháp sắc ký giấy và sắc ký lớp mỏng.

   Phương pháp: sử dụng phương pháp hóa học để chiết tách các nhóm chất, thủy phân axit để lấy các axit amin,  phân lập được dịch chứa nhóm flavonoit và dịch chứa axit amin.

   Từ dịch chứa flavonoit chúng tôi tiến hành sắc ký lớp mỏng để phân tích định tính, nhận dạng các flavonoit với các hệ dung môi: benzen- axeton (9:1), clorofom-etylaxetat (9:1), n-butanol-axit axetic-nước (4:1:5), soi vết trên bản mỏng  bằng máy soi tử ngoại thu được kết quả như sau (hình 1): trong củ (bên trái) có số vệt nhiều hơn, trong hoa đực (vệt giữa) và hoa cái (bên phải) có các vệt tương đương nhau.

toa duong

– Hình ảnh sắc đồ sắc ký lớp mỏng flavonoit (hình 1)

– Hình ảnh sắc đồ sắc ký axit amin: sắc ký lớp mỏng (hình 2) và sắc ký giấy (hình 3)

    Kết quả: Từ dịch chứa axit amin chúng tôi đã tiến hành sắc ký giấy và sắc ký lớp mỏng các axit amin trong củ, hoa đực, hoa cái của nấm ngọc cẩu so sánh với L-arginin chuẩn của Hunggari thấy trên sắc đồ sắc ký giấy các vết axit amin trong củ, hoa đực và hoa cái đều tương đương nhau và có ít nhất 18 axit amin, trong đó đều có vết có trị số Rf tương đương Rf của L-arginin chuẩn, điều này chứng tỏ trong nấm ngọc cẩu có chứa L-arginin. Dân gian ta đã đúng khi dùng loại cây này cho tráng dương, mạnh tình dục… vì trong cơ thể L-arginin sẽ nhờ enzym Argininase chuyển hoá thành NO -> PDE5 -> GMP -> giãn mạch bộ phận sinh dục gây cương cứng bền vững.

   Trên đây mới chỉ là những kết quả bước đầu phân tích định tính nhóm flavonoit và axit amin, rất mong được các nhà khoa học tiếp tục nghiên cứu sâu hơn để có những kết luận khoa học nhằm góp phần đẩy mạnh ứng dụng cây thuốc quí này vào việc chăm sóc sức khỏe cộng đồng.

Thái nguyên, 3 – 2015.

Nhóm nghiên cứu của Viện YHBĐ Việt Nam.

Các tác giả: Hoàng Sầm; Hứa Văn Thao; Hứa Thị Ngọc Thoan; Trịnh Thái Nam;

Doctor SAMAN

[{"src":"\/yhbd.vn\/upload\/images\/2015\/03\/nam_toa_duong-yhocbandia.jpg","thumb":"\/yhbd.vn\/upload\/images\/2015\/03\/nam_toa_duong-yhocbandia.jpg","subHtml":"toa duong"}]