I – ĐẠI CƯƠNG:

1 – Đặc điểm VT dễ nhiễm khuẩn

– Tính chất ô nhiễm rất cao

– Tổn thương phức tạp, dập nát nhiều ngõ ngách, nhiều tổ chức hoại tử.

– Tính chất chảy máu, máu cục là môi trường thuận lợi cho vi khuẩn phát triển.

– Cấp cứu, điều trị thời chiến không kịp thời, không đầy đủ.

– Sức bền và sức đề kháng thương binh giảm sút.

2 – Tác nhân gây nhiễm khuẩn:

– Nhóm vi khuẩn kị khí: Clotvidium, Perfringer, Oedemation, Septicum, Clotvidium Tetanie. -> Gây hoại tử tổ chức nhanh, mạnh, gây phù nề mạnh, sinh hơi, gây nhiễm độc toàn thân nhờ ngoại độc tố mạnh.

– Nhóm tụ cầu ( Stapphilococus): dễ gây NKH và kháng kháng sinh mạnh.

– Nhóm liên cầu( Strephilococus):

II – DIỄN BIẾN CỦA QUÁ TRÌNH NKVTCT:

NKVTCT trải qua 3 giai đoạn:

1 – Giai đoạn ô nhiễm:

– Kéo dài trong vòng 6h đầu kể từ khi bị thương, đây là giai đoạn tiềm tàng hay còn gọi là thời gian Friedrich. Theo Friedrich: trong 6 giờ đầu các vi khuẩn có mặt tại vết thương chưa sinh sản nhân lên, đây là thời gian ô nhiễm hay thời gian Friedrich. Từ sau 6- 8 giờ, các vi khuẩn có mặt này sẽ sinh sản tăng lên theo cấp số nhân và sản sinh ra các độc tố. Lúc này vết thương chuyển sang giai đoạn nhiễm khuẩn.

2 – Giai đoạn vi khuẩn bắt đầu phát triển:

– Từ sau 6h VK có mặt sẽ sinh sãn tăng lên theo cấp số nhân nhờ môi trường tự nhiên thuận lợi ở vết thương và thải ra các độc tố.

– VK phát triển đến mức tới hạn thì tung vào máu: NK = Độc tố VK x Số lượng VK/ Sức đề kháng

– môi trường sinh học

3 – Giai đoạn nhiễm khuẩn thực sự:

– Sức khoẻ thương binh giảm sút, số lượng VK phát triển cao, phá hủy tổ chức, phá hủy hàng rào bảo vệ, xâm nhập tổ chức, gây phản ứng cơ thể.

– Lâm sàng biểu hiện bằng hội chứng NKNĐ.

III – NHỮNG YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN NKVTCT:

– Mầm bệnh: độc lực mạnh, số lượng VK từ 107 – 109 thì nguy cơ NK cao. đặc biệt là VK ky khí thường có độc lực mạnh.

– Môi trường: tổ chức dập nát, thiếu oxy, ứ đọng dịch, máu, phù nề, VT gần lỗ tự nhiên thì nguy có nhiễm khuẩn cao.

– Thời gian: quá 6h đầu thì VT chuyển sang giai đoạn nhiễm khuẩn.

– Yếu tố toàn thân: sức đề kháng, bệnh ly kết hợp, bệnh ly mạn tính…

– Yếu tố thầy thuốc: cấp cứu bước đầu và việc xử trí cắt lọc VT…

*Theo Willenegger: Mức độ nhiễu khuẩn nặng nhẹ của vết thương phụ thuộc các yếu tố sau:

– Vết thương bị dập nát, nhiều dị vật và tổ chức hoại tử thì dễ bị nhiễm khuẩn nặng.

– Vùng bị thương có các khối cơ dày bị bầm dập thì dễ bị hoại tử và nhiễm khuẩn sẽ rất nặng.

– Đoạn chi bị gãy phải garô lâu hoặc có kèm theo tổn thương mạch máu, thần kinh chính của chi thể.

– Tình trạng choáng chấn thương và sức khoẻ của bệnh nhân kém là những điều kiện thuận lợi cho nhiễm khuẩn dễ bị và nặng lên.

* Theo Morrisy, bệnh cảnh nhiễm khuẩn xương khớp sẽ xuất hiện khi vi khuẩn gây bệnh có đủ số lượng với độc tính mạnh vượt hơn khả năng phòng vệ của cơ thể (phản ứng viêm và phản ứng miễn dịch tại chỗ) hình thành trung tâm của ổ nhiễm khuẩn.

IV – LÂM SÀNG NKVTCT:

Biểu hiện lâm sàng NKVTCT phụ thuộc vào: mầm bệnh, thời gian, mức độ giai đoạn NK, trạng thái sức khoẻ thương binh

1 – Tại chỗ:

Tứ chứng CELSE : sưng, nóng, đỏ, đau VT phù nề, xuất tiết, có thể có mủ, màng giả, tổ chức tại VT nhợt màu, có thể có hoại tử hôi thối, lấy dịch phân lập VK làm kháng sinh đồ.

2 – Triệu chứng khu vực: vùng xung quanh VT:

– Phản ứng bạch huyết, sưng hạch ngoại vi.

– Phù nề, tràn khí dưới da ( VK sinh hơi).

– Hội chứng chèn ép khoang.

– Hạn chế chức phận: hạn chế vận động, đau…

3 – Triệu chứng toàn thân:

– Hội chứng NTNĐ: sốt cao dao động, kèm theo rét run, mạch nhanh và nhỏ, HA thấp, thở nhanh nông, nước tiểu ít.

– Trạng thái nhiễm khuẩn: vẽ mặt bơ phờ, hốc hác, môi khô, lưỡi bẩn, da xạm, khát nước, có thể có RLTT.

– Thiếu máu, suy thận.

4 – Các triệu chứng cận lâm sàng:

– XN máu: BC tăng, N tăng, CTBC chuyển trái, HC giảm, VSS tăng, thiếu đạm, Ure tăng, Creatinin tăng.

– Cấy máu: phân lập chủng loại VK làm kháng sinh đồ.

V – DỰ PHÒNG VÀ ĐIỀU TRỊ NHIỄM KHUẨN NKVTCT:

1 – Dự phòng:

– Sơ cứu VT tốt với 5 KTCC VT hỏa tuyến.

– Chủ động dùng KS sớm, SAT sớm.

– Cắt lọc xử trí kỳ đầu sớm và tuân thủ điều lệ xử trí VTCT, điều trị theo bậc thang điều trị.

– Tăng sức đề kháng và nuôi dưỡng TB tốt.

2 – Điều trị VTCT khi đã NK:

2.1 – Nguyên tắc điều trị khi VT đã NK:

– Hồi sức tích cực, truyền dịch.

– Dùng kháng sinh liều cao phối hợp đường uống và đường tiêm IV.

– Mổ cắt lọc VT sớm, đúng kỹ thuật, đúng quy định.

– Dự phòng và xử trí biến chứng.

2.2 – Kỹ thuật: 3 tình huống:

* VT đến muộn, giai đoạn viêm tấy:

– Rạch đủ rộng VT để kiểm soát đáy VT, giải thoát dịch ở đáy VT, chỉ rạch đủ rộng không làm phá vỡ hàng rào bảo vệ.

– Để hở VT hoàn toàn. – Bất động.

– Dùng KS liều cao.

– Săn sóc theo dõi tốt.

* VT đã có mủ:

– Rạch rộng VT, cắt lọc tổ chức hoại tử, phá vỡ ngõ ngách làm

– Để hở VT hoàn toàn và dẫn lưu triệt để.

– Đắp bề mặt VT bằng gạc KS, nước sát khuẩn, thuốc tím, oxy già.. Hoặc bằng phương pháp tưới rửa VT thường xuyên (Theo Willenegger) bằng nước muối sinh lý và kháng sinh ( Gentamycin) nhằm tưới rửa, liền VT, kháng sinh tại chỗ.

* VT có biến chứng nặng:

hoại thư sinh hơi, NKH… Phải hy sinh chi thể để cứu sống tính mạng.

2.3 – Kháng sinh theo kháng sinh đồ

– Nếu không có kháng sinh đồ: Cefotaxim – Gentamicin hoặc – Imipenem (Tienam): trong nhiễm khuẩn Gram (-) như trực khuẩn mủ xanh, – Vancomycin trong nhiễm Khuẩn Gram (-) như tụ cầu vàng, liên cầu khuẩn – Quinolon: Ciprofloxacin (Nếu có nhiễm khuẩn đường tiết niệu).

NGUỒN

ĐẠI HỌC Y KHOA HÀ NỘI

Trang web : www.ykhoaviet.tk

Email : lesangmd@gmail.combachkhoayhoc@gmail.com 

Điện thoại : 0973.910.357

Viện Y học bản địa Việt Nam trân trọng cảm ơn BS Lê Đình Sáng đã chia sẻ nội dung trên!

Doctor SAMAN

[{"src":"chrome-extension:\/\/lifbcibllhkdhoafpjfnlhfpfgnpldfl\/call_skype_logo.png","thumb":"chrome-extension:\/\/lifbcibllhkdhoafpjfnlhfpfgnpldfl\/call_skype_logo.png","subHtml":""}]