1. Dấu hiệu, triệu chứng

Mụn không viêm

  • Mụn đầu đen: Trường hợp này lỗ chân lông không bị tắc nhưng chứa đầy bã nhờn và tế bào da chết. Những thành phần này cộng với sắc tố Melanin khi bị oxy hóa do tiếp xúc với không khí sẽ cứng và sẫm màu lại tạo thành mụn đầu đen.
  • Mụn đầu trắng: Đầu mụn được bao phủ bởi một lớp da mỏng, bã nhờn và tế bào da chết tích tụ trong đó, tạo nút bít ngày càng dày lên. Mụn đầu trắng thường không tồn tại lâu như mụn đầu đen, chu kỳ trung bình là một tuần. 

  Hinh1: a. Mụn đầu đen, b. Mụn đầu trắng

Hinh1: a. Mụn đầu đen, b. Mụn đầu trắng

Mụn viêm

Mụn viêm là kết quả của việc vi khuẩn Propionibacterium acnes xâm nhập gây nhiễm trùng lỗ chân lông.

  • Mụn sẩn: Tình trạng lỗ chân lông bị bao quanh bởi các mô viêm, tạo thành những vết sưng nhỏ, màu đỏ hoặc hồng trên da. Bóp hoặc chạm vào quá nhiều có thể làm cho tình trạng viêm nặng hơn, dễ để lại sẹo.
  • Mụn mủ: Mụn viêm có một vòng màu đỏ xung quanh vết sưng, các vết sưng thường chứa đầy mủ trắng hoặc vàng. Việc bóp mụn có thể gây ra sẹo hoặc đốm thâm phát triển trên da. Sự khác biệt giữa mụn sẩn và mụn mủ là mụn mủ chứa bạch cầu, khi hệ thống miễn dịch cố gắng chống lại vi khuẩn xâm nhập vào nang bị vỡ, sẽ tạo ra sự tích tụ của các tế bào bạch cầu, dẫn đến sản xuất mủ.
  • Hạch: Các nốt mụn xuất hiện trong giai đoạn sau của một đợt bùng phát, thường thấy trong các trường hợp nặng của mụn trứng cá. Biểu hiện là những vết sưng lớn, có thể cảm thấy cứng và đau khi chạm vào. Tương tự như sẩn, hạch hình thành từ sự tích tụ của vi khuẩn, tế bào da và bã nhờn trong nang, nhưng sự hình thành, tích tụ bắt nguồn sâu hơn trong da. Nếu hạch vỡ có thể để lại sẹo, thâm vĩnh viễn trên da.
  • U nang: U nang là tổn thương nghiêm trọng nhất, viêm hình thành sâu bên trong da và không có đầu; tương tự như các mụn viêm khác, ngoại trừ sự hiện diện của mủ, luôn gây đau đớn khi chạm vào. Chúng có thể chỉ xuất hiện dưới dạng một cục lớn, sưng và đỏ trên da.

Hình 2: a. Mụn sẩn, b. Mụn mủ, c. Hạch, d. U nang

Hình 2: a. Mụn sẩn, b. Mụn mủ, c. Hạch, d. U nang

2. Điều trị

  • Điều trị tại chỗ: là lựa chọn đầu tiên cho những người bị mụn trứng cá nhẹ đến trung bình. Hay sử dụng là Retinoid, Benzoyl peroxide, kháng sinh (Erythromycin, Tetracycline, Clindamycin...), axit Azelaic, Dapsone... Tuy nhiên, việc điều trị tại chỗ có thể gây kích ứng da, do đó nên thử phương pháp này trên một vùng da nhỏ trước khi áp dụng cho toàn bộ khu vực da có mụn.  
  • Điều trị bằng kháng sinh đường uống: Một liệu trình thuốc kháng sinh đường uống, thường là Erythromycin hoặc Tetracycline trong ít nhất hai tháng, có thể dùng kết hợp với điều trị tại chỗ. Phương pháp này cần chú ý đến tác dụng không mong muốn của thuốc.
  • Isotretinoin: Đây là phương pháp điều trị duy nhất có tác dụng đối với tất cả các nguyên nhân gây ra mụn trứng cá. Tuy nhiên, nó có thể gây ra một số tác dụng phụ nghiêm trọng và chỉ được sử dụng dưới sự giám sát của bác sĩ da liễu. Phụ nữ có thai không được sử dụng liệu pháp này, các xét nghiệm mang thai sẽ được lặp lại mỗi tháng trong khi điều trị và năm tuần sau khi hoàn thành liệu trình.
  • Phương pháp điều trị khác: Có nhiều hình thức trị liệu khác nhau bằng laser, lăn kim cho mụn trứng cá trung bình và nhẹ, nhưng thường không mấy hiệu quả trong điều trị viêm nặng. Hơn nữa phương pháp này đòi hỏi phải thực hiện bởi chuyên gia có kinh nghiệm. Điều trị bằng laser không nên thực hiện trong ít nhất một năm, kể từ khi hoàn thành liệu trình Isotretinoin.
  • Liệu pháp thảo dược: Từ xa xưa, các loại thảo dược như Dương Kỳ Thảo, Nha Đam, Ngải Đắng, Hoàng Liên gai,...được sử dụng để điều trị mụn trứng cá do có đặc tính chống viêm, giữ ẩm, làm dịu và khá an toàn. Xong phương pháp này lại mất nhiều thời gian.

Viện Y học bản địa Việt Nam nghiên cứu và chuẩn bị cho ra đời sản phẩm Sữa rửa mặt từ dịch chiết lá Tổ Điểu, chè Shan tuyết cùng nhiều dược liệu quý vùng Tả Phìn Hồ, không những có tác dụng giảm mụn rõ rệt mà còn làm mờ vết thâm do mụn để lại, giúp người dùng có một làn da tươi khỏe và sạch sâu.

Tài liệu tham khảo

1. https://www.ncbi.nlm.nih.gov/pmc/articles/PMC5527713/

2. https://www.ncbi.nlm.nih.gov/pmc/articles/PMC5986265/

3. https://www.bioclarity.com/pages/what-type-of-acne-do-you-have.

Doctor SAMAN

Ds.Ncv Nguyễn Thị Thức

 

 

[{"src":"\/resources\/upload\/images\/01.2019\/M%E1%BB%A5n%201.jpg","thumb":"\/resources\/upload\/images\/01.2019\/M%E1%BB%A5n%201.jpg","subHtml":"Hinh1: a. M\u1ee5n \u0111\u1ea7u \u0111en, b. M\u1ee5n \u0111\u1ea7u tr\u1eafng"},{"src":"\/resources\/upload\/images\/01.2019\/M%E1%BB%A5n%202.jpg","thumb":"\/resources\/upload\/images\/01.2019\/M%E1%BB%A5n%202.jpg","subHtml":"H\u00ecnh 2: a. M\u1ee5n s\u1ea9n, b. M\u1ee5n m\u1ee7, c. H\u1ea1ch, d. U nang"}]