Theo chúng tôi trong hoàn cảnh thực tế hiện nay để phòng ngừa và điều trị Sa sút trí tuệ do Tai biến mạch máu não (Đột quỵ não) thì một số sản phẩm như Lohha trí não, An cung Việt Nam chế từ thảo dược cũng là một giải pháp hữu ích.

Con người gồm có hai phần: phần “hồn” và phần “xác”. Phần “hồn” đó là phần tâm thần, trí tuệ.., không thể sờ thấy, nhìn thấy được. Còn phần  “xác” là phần chúng ta nhìn và sờ thấy được... thông qua cảm giác, giác quan. Con người hơn hẳn các động vật khác là có phần “ hồn” này.

Ngày nay, do sự phát triển của khoa học, đời sống con người ngày càng được cải thiện tốt lên, tuổi thọ con người cũng được nâng cao so với trước kia. Tuy nhiên đi kèm tăng tuổi thọ, các bệnh lý não ở người cao tuổi cũng tăng, trong đó đặc biệt là Sa sút tâm thần (Sa sút trí tuệ). Khi đã bị Sa sút tâm thần thì phần “hồn” của con người bị ảnh hưởng mất mát một cách nghiêm trọng, ảnh hưởng lớn đến chất lượng sống và là gánh nặng cho gia đình và cả xã hội. Trong nghiên cứu các nguyên nhân dẫn đến Sa sút tâm thần của các tác giả trong và ngoài nước thì do Tai biến mạch máu não (Đột quỵ) lại là nguyên nhân chính.

Một nghiên cứu tại khoa thần kinh ở bệnh viện Thống Nhất, TP Hồ Chí Minh nguyên nhân do Đột quỵ não chiếm > 70%, tiếp đến là bệnh Alzheimer và các nguyên nhân khác như u não, máu tụ dưới màng cứng... (Nguyễn Thu Nga và cs).

Sa sút trí tuệ là hiện tượng có giảm sút chức năng cao cấp của vỏ não như: sự hiểu biết, ngôn ngữ, trí nhớ, định hướng, tư duy, sự phán đoán, mất khả năng kiềm chế cảm xúc, mất khả năng lao động, khó khăn trong sinh hoạt cá nhân.

Ở đây chúng tôi giới thiệu Tiêu chuẩn để chẩn đoán sa sút trí tuệ (sa sút tâm thần): theo tiêu chuẩn của DSM IIIR của Hoa kỳ (Diagnosis and Statistical Manual III Reviewed) để chúng ta tham khảo:

1) Thể hiện rõ ràng sự giảm sút trí nhớ.

+ Giảm sút trí nhớ gần (không có khả năng thu thập thông tin: có thể được thể hiện bằng không nhớ 3 đồ vật liên quan sau thời gian 5 phút.

+ Giảm sút trí nhớ xa: Không nhớ được thông tin của cá nhân trong quá khứ, nghề nghiệp trước đây, kiến thức chung về xã hội...

2) Có tối thiểu một trong những biểu hiện sau:

2.1 Rối loạn chức năng cao cấp vỏ não:

+ Mất ngôn ngữ.

+ Mất dùng động tác: không có khả năng thực hiện các hoạt động vận động mặc dù hiểu biết và chức năng vận động vẫn còn.

+ Mất nhận thức.

2.2 Sút giảm tư duy trừu tượng như: khó khăn định nghĩa các từ, không có khả năng phân biệt sự giống và khác nhau 2 từ liên quan...

2.3 Khả năng phán đoàn bị giảm sút: mất khả năng phán đoán sự việc trong phạm vi gia đình, xã hội.

2.4 Biến đổi về nhân cách

3) Các triệu chứng xảy ra khi bình thường, không có trong lúc sảng.

* Tuy nhiên trong thực tế chúng ta phải loại trừ Sa sút trí tuệ với:

+ Lú lẫn tuổi già.

+ Rối loạn chuyển hoá.

+ Suy tuyến giáp.

+ Do thuốc gây ra.

Người ta chia Sa sút trí tuệ làm 3 mức độ:

+ Mức độ nhẹ: bênh nhân vẫn có thể sống độc lập, vẫn có thể tự vệ sinh cá nhân, còn khả năng phán đoán, mặc dù các hoạt động nghề nghiệp và xã hội có giảm sút đáng kể.

+ Mức độ trung bình: vẫn có thể sống độc lập nhưng cần có sự quan sát, giám sát của người nhà và người xung quanh.

+ Mức độ nặng: Người bệnh không còn khả năng tự vệ sinh, tư duy kém, các hoạt động hàng ngày bị giảm sút nghiêm trọng.

* Chẩn đoán sớm Sa sút trí tuệ: Quan trọng là cần đánh giá đúng tình trạng mất trí nhớ của bệnh nhân, sự tiến triển của rối loạn trí nhớ có ảnh hưởng đến bản thân bệnh nhân hay không ? có sự hiện diện của các rối loạn chức năng khác như tư duy, nhận thức, nhân cách, cảm xúc, hành vi tác phong...

* Dự phòng và điều trị Sa sút tâm thần (Sa sút trí tuệ)

+ Dự phòng Sa sút tâm thần: chủ yếu dự phòng theo nguyên nhân dẫn đến Sa sút trí tuệ đặc biệt là Tai biến mạch máu não (Đột quỵ não) vì đây là nguyên nhân chính.

+ Điều trị Sa sút tâm thần: thày thuốc cần hướng dẫn cho gia đình bệnh nhân quản lý, chăm sóc tốt cho người bệnh. Điều trị theo nguyên nhân kết hợp với điều trị triệu chứng như : điều trị cao huyết áp, điều trị mất ngủ, lo âu,trầm cảm, chứng hoang tưởng, kích động đập phá (bằng Aminazin, Haloperidol, các an thần kinh thế hệ mới như Respidon...), các thuốc chống rối loạn tuần hoàn não, bổ não như Duxil, Cavinton, Cerebrolysin...nhưng kết quả có vẻ chưa có kết luận rõ ràng

Song song với dùng thuốc, cần áp dụng các liệu pháp tâm lý, tái thích ứng xã hội, hoà nhập cộng đồng, sử dụng trò chơi, thể dục liệu pháp, lao động liệu pháp, trò chuyện với bệnh nhân, hướng dẫn đọc sách báo... cho người bị Sa sút tâm thần.

Ngô Quang Trúc

Tiến sỹ Bác sỹ cao cấp chuyên ngành Thần kinh.

 

Doctor SAMAN

[{"src":"\/resources\/upload\/images\/07.2017\/sa-sut-tri-tue.jpg","thumb":"\/resources\/upload\/images\/07.2017\/sa-sut-tri-tue.jpg","subHtml":""}]