Cơ cấu thức ăn của người Việt xưa chủ yếu từ thực vật, về dinh dưỡng là nguồn thức ăn kiềm tính tốt cho sức khỏe. Cuộc sống xưa thư thái, sống bữa nay không lo bữa mai vì cứ ra khỏi nhà là kiếm được cái ăn đã tạo nên tính cách thụ động, dễ an bài. Thói quen này rõ nét trong câu tục ngữ “thịt cá hương hoa, tương cà gia bản”. Trong khi cộng đồng dân du mục phía Bắc quả địa cầu, sử dụng cơ cấu bữa ăn chủ yếu là thịt động vật vốn nhiều đạm, mỡ, ít rau quả và chất xơ theo đó là những bệnh tật tương ứng như ung thư ruột kết, phù do thiếu vitamin B1, hoại tử do thiếu vitamin C... Chẳng nói xa xôi gì, chỉ cách đây 40 -50 năm, nói tới bệnh tật ở người Việt người ta nghĩ ngay tới các bệnh ký sinh trùng như giun sán, hắc lào, ghẻ lở, cảm mạo, thấp khớp hoặc các bệnh truyền nhiễm như tả, lỵ, thương hàn, đậu mùa, ho lao… chứ còn những bệnh như gout, tiểu đường, đột quỵ, mỡ gan, mỡ máu, xơ vữa động mạch… vốn là điều xa lạ với người Việt. Khi cuộc sống dân ta được cải thiện, hầu hết các gia đình có cơm thịt vấn đề các bệnh dinh dưỡng lại nổi lên, chứa đựng nguy cơ tử vong rất cao. Tiền nhân nói “bệnh tòng khẩu nhập” quả không sai. Bệnh đột quỵ là một ví dụ điển hình của quá trình xơ vữa động mạch do thừa dinh dưỡng và ngày càng trẻ hóa các đối tượng.

Những bữa ăn ê hề thịt cá, bia bọt đã mê hoặc nhiều dân nhậu, những cuộc nhậu triền miên, suốt ngày dài lại tới đêm thâu. Nhịp điệu cuộc sống nhất là đô thị trở nên hối hả, việc ăn uống cũng trở nên vội vã đến độ người ta tìm tới đồ ăn nhanh hoặc chế biến sẵn chứa nhiều calo, giàu đường, đạm mỡ, ít xơ và vi tamin … cũng là nguyên nhân làm “bẩn” dần, hẹp dần lòng mạch máu.

Có đại biểu quốc hội đã từng nói: “Con đường từ miếng ăn tới nghĩa địa chưa bao giờ lại gần đến như thế!”. Về nguyên tắc ăn uống, Tuệ Tĩnh đã đúc kết: “Bớt ăn một miếng, nhịn thèm hơn đau”. Ý muốn dặn các lớp cháu con rằng ăn vừa gần chớm no, còn hơi thòm thèm thì dừng ăn để tránh phát sinh bệnh. Thói quen nhồi nhét cho trẻ ăn ở một số bậc cha mẹ hiện nay dẫn đến thừa cân, béo phì là những ứng cử viên tiêu biểu của xơ vữa động mạch nói riêng và lòng mạch máu nói chung.

Ăn quá nhiều cơm, chất bột khác, mỡ trong khẩu phần cũng là con đường ngắn dẫn tới xơ vữa gây hẹp dần mạch máu. Xơ vữa mạch máu, nhất là xơ vữa động mạch với nhiều người trung niên, có tuổi, cao tuổi là “sự đã rồi”.

Ta biết cholesterol monohydrate ở dạng LDL (Low Density Lipoprotein) là nguồn cơn của mọi sự “bẩn, hẹp” lòng mạch. Vì chất này vừa là vữa, vừa là phụ gia để kết dính các “viên gạch” gồm xác hồng cầu, bạch cầu, tiểu cầu, xác vi khuẩn, cặn axit … lại với nhau dần tạo thành ụ to lấn vào lòng mạch từ dưới lớp nội mạc của thành động mạch.

Theo hướng đó, các nhà khoa học của Viện Y học bản địa Việt Nam xây dựng đề cương chi tiết đề tài “ Đánh giá hiệu suất làm tan tinh thể cholesterol monohydrate trong điều kiện invitro của 420 cây thuốc có gốc sterol từ thảo dược Việt Nam”

Trải qua suốt 3 năm thực nghiệm, tìm tòi cuối cùng các nhà khoa học đã chọn ra được 47 mẫu dược liệu có khả năng làm tan ≥ 5% đến 10%/24h trong điều kiện môi trường mô phỏng cơ thể người. Từ 47 mẫu này, lại tiếp tục nghiên cứu chọn ra 15 vị thuốc được coi là có khả năng làm tan cholesterol tốt nhất, có tác dụng tương hợp, không gây ra bất kỳ phản ứng không mong muốn nào để thử nghiệm lâm sàng trên người tình nguyện. Trong thời gian gần đây nhất sản phẩm SACHLONGMACH sẽ ra đời để đáp ứng mong mỏi của những người đang chịu hậu quả hoặc nguy cơ chịu hậu quả của hẹp bẩn lòng động mạch.

                                                           

 PGS.TS Hoàng Toàn Thắng

Viện trưởng Viện YHBĐ Việt Nam

Doctor SAMAN

[{"src":"\/resources\/upload\/images\/08.2016\/xo-vua-dong-mach-la-gi.jpg","thumb":"\/resources\/upload\/images\/08.2016\/xo-vua-dong-mach-la-gi.jpg","subHtml":""}]