Cây thuốc

Tác dụng bất ngờ của viên lá ngón

     Cây lá ngón tên khoa học là Gelsemium elegans, theo từng địa phương gọi cây rút ruột, co ngón, hồ mạn trường, hồ mạn đằng, hoàng đằng, đoạn trường thảo, câu vẫn, cây đứt ruột … nhưng từ năm 1994 đến nay được cho là thuộc họ mới là họ Hoàng đằng (Gelsemiaceae). Loại là Lá ngón nhưng làm rau ăn được người Mán Tả phìn […]

     Cây lá ngón tên khoa học là Gelsemium elegans, theo từng địa phương gọi cây rút ruột, co ngón, hồ mạn trường, hồ mạn đằng, hoàng đằng, đoạn trường thảo, câu vẫn, cây đứt ruột … nhưng từ năm 1994 đến nay được cho là thuộc họ mới là họ Hoàng đằng (Gelsemiaceae). Loại là Lá ngón nhưng làm rau ăn được người Mán Tả phìn hồ gọi là lá Ngón nếp không thuộc họ thực vật này.

     Lá ngón đã được lãnh đạo Viện y học bản địa Việt Nam chủ trương đưa vào nghiên cứu chống ung thư gan và chữa trầm cảm. Khó nhất trong nghiên cứu mạo hiểm này là định liều ở mức Mycrogram, tức một miligram chia thành 1 000 phần nữa.

     Sau khi bào chế, định liều chính chủ tịch Viện, Bác sỹ Hoàng Sầm là người dùng đầu tiên với liều 500 Mcrg, sau đó anh em trong đơn vị có dấu hiệu trầm cảm cũng dùng, thấy an toàn, hiệu quả.

     Bà chị tôi năm ngoái đã vào tuổi ngoài bát tuần, lứa tuổi mà không phải ai muốn cũng được. Mặc dù cụ ông đã đi nhiều năm nhưng với bản tính mạnh mẽ thích độc lập nên cụ vẫn sống một mình và lấy làm viên mãn với việc hàng ngày con cháu lui tới thăm nom.

     Đang mạnh khỏe thì bỗng vào một ngày xấu trời, cụ phát bệnh, cơn bệnh nặng lên nhanh làm cụ đau bụng bên hạ sườn phải rồi đau lan xuống toàn bộ vùng hông và chân cùng bên. Cụ sút cân nhanh và không ăn được, miệng khô không nuốt được thức ăn. Thấy cơ thể mẹ bệnh trọng, các con cụ gần xa về đưa đi khám bệnh. Từ Lao Cai, cụ xuống Viện trung ương ở Hà Nội chuyên về ung thư để siêu âm và kiểm tra máu, Các bác sỹ kết luận ngay cụ bị K gan giai đoạn cuối.

     Lo cho cụ, các con chẳng ai dám nói thật mà cứ lặng lẽ chăm sóc, thương cụ đơn côi, mới mở mày mở mặt vài năm nay lại gần đất xa trời, một cô con gái ở miền Nam đưa cụ vào kiểm tra bệnh ở Bệnh viện Thống Nhất (TP Hồ Chí Minh). Tại đây với các thiết bị thăm khám hiện đại, kết luận của bác sỹ vẫn là K gan giai đoạn cuối với lời dặn con cái: “ cụ già trên 80 rồi, tình trạng bệnh gan cụ thế này thì chỉ trong ngoài một tháng thôi….”.

     Trong lòng buồn vô hạn vì ngày xa mẹ gần quá, các con cụ đưa mẹ về quê với lời khấn mong mẹ để các con ăn một cái Tết trọn vẹn nên hết lòng thuốc thang phụng dưỡng. Tuy nhiên, tình trạng bệnh của cụ chuyển quá nhanh, cụ không thở được, bụng đau nhiều phải dùng thuốc giảm đau thường xuyên, chân phải phù nặng, căng cứng rất khó khăn cho các hoạt động bình thường. Đặc biệt, miệng khô không tiết nước bọt, phải khó khăn lắm mới nuốt được chút cháo hoặc sữa.

     Nghe các em trao đổi về bệnh tình của chị,tôi hiểu ra nên khuyên cho cụ dùng thử một sản phẩm hỗ trợ điều trị ung thư từ dịch chiết cây Gelsemium elegans mà trong một số tài liệu nước ngoài có đề cập tới. Trước Tết Đinh Dậu khoảng 1 tháng tôi về quê và mang sản phẩm thử nghiệm đã được đóng Viên với liều 50 microgam/viên và dặn cho cụ uống 4 -6 viện/ngày chia 2 lần. Những tưởng chỉ hy vọng làm cụ giảm bớt đau đớn cho cái chết tới đỡ cơ cực, ấy thế mà, chỉ sau 2 tuần con cái cụ gọi điện và vui mừng báo tin chân cụ bớt đau nhiều, bụng mềm, cụ ăn được cơm và đi lại được.

     Phấn khởi quá, vào khoảng sau Tết Đinh Dậu, tôi và cậu cán bộ CNTT của Viện YHBĐ lên Lao Cai thăm cụ và nắm bắt thực tế. Thấy chúng tôi tới, cụ mừng rỡ và cảm động lắm, cứ luôn miệng: “ Nhờ thuốc của Viện các em mà chị khỏi bệnh tới 80% rồi…”. Bên chén rượu một sáng mùa xuân nắng ấm, câu chuyện vui cùng cụ và các con cứ nở ngô rang với hy vọng: “ có nhiều người như mẹ em lắm, giá như các anh có sản phẩm để cung cấp cho họ thì quý hóa biết bao nhiêu…”

     Cây Gelsemium elegans là loài cây dây leo xanh quanh năm và có hoa màu vàng rất đẹp, mọc đầy trên vùng đất Tả Phìn Hồ – Hà Giang, một địa bàn mà Viện YHBĐ Việt Nam đang triển khai nhiều nghiên cứu về cây thuốc bản địa. Chắc sẽ có một ngày sản phẩm thảo dược có nguồn gốc từ loài cây này trở thành cứu cánh cho những người bệnh như chị tôi.

Doctor SAMAN

PGS TS Hoàng Toàn Thắng

Viện trưởng Viện y học bản địa Việt Nam

Tác giả

Giới thiệu về tác giả

PGS.TS Hoàng Toàn Thắng

Bình luận

Bấm vào đây để viết bình luận