muop dang

Quả mướp đắng cũng là 1 trong những vị thuốc – thực phẩm hàm chứa lượng glycozit đáng kể

Glycozit là nhóm các hợp chất hữu cơ có trong nhiều loài thực vật, khi bị thuỷ phân sinh ra phần đường ( thường là Glucozơ) và một hợp chất hữu cơ khác không có tính đường (gọi là Aglycon hay Genin) còn được gọi là Heterozit. Glycozit là những chất đặc, không bay hơi, thường có khả năng kết tinh, chỉ có một số ít vô định hình.

Dựa vào tác dụng dược lý của Glycozit để phân thành các nhóm sau:

 a) Glycozit trợ tim:

Glycozit trợ tim (Glycozit tim) là một nhóm Glycozit có cấu trúc steroit, có tác dụng đặc hiệu đối với bệnh tim nhưng với liều cao chúng là các chất gây độc, nên từ thời cổ xưa nhiều dân tộc ở nhiều nước đã biết sử dụng các chất này để tẩm vào tên thuốc độc dùng trong săn bắn. Trong cây, chúng tồn tại ở dạng Glycozit hoà tan trong các dịch tế bào. Dưới tác dụng của Enzym hay Axit loãng, các Glycozit bị thuỷ phân tạo thành các Genin và các Ozơ (thường gặp trong các Glycozit trợ tim các ozơ: D-glucozơ, L-ramnozơ, D-xylozơ, các ozơ 2-dezoxy như: Digitorozơ, Oleandrozơ và các Ozơ đặc biệt như: L-talometylozơ, D-boivinozơ, D-xymarozơ, …). Các Glycozit tim thường tan nhiều trong nước và cồn loãng, ít tan trong các dung môi không phân cực như ete, dầu, benzen… Glycozit tim phân bố trong khoảng 10 họ thực vật.

Tác dụng của Glycozit tim làm tăng sức co bóp của cơ tim cả ở người lành lẫn người bệnh; làm tăng trương lực cơ tim: làm ngắn chiều dài của các sợi cơ tim đã bị căng, giãn do vậy làm tăng trương lực cơ tim, giảm thể tích và kích thước tim; làm chậm nhịp tim: do vừa có tác dụng trên dây thần kinh phế vị, vừa làm giảm tính tự động của nút xoang; làm giảm dẫn truyền trong nhĩ, đặc biệt nút nhĩ thất; làm giảm tính kích thích của cơ tâm nhĩ, nhưng trái lại, làm tăng tính kích thích của cơ tâm thất; gây lợi tiểu nhẹ do giảm tái hấp thu natri ở ống lượn gần.

Ví dụ, một số genin Glycozit trợ tim thường gặp  :

 

 gluxit

 (Digitoxigenin trong lá cây dilitagis; bufadienolid trong cây hành biển, nhựa cóc; tomatidin có trong lá cà chua dại; solanidin trong mầm củ khoai tây). Glycozit cường tim thường gặp trong các họ thực vật hoa mõm chó, trúc đào, hoàng liên, thông thiên, vòi voi, hạt đay, ở dò của củ hành biển, …( trong động vật có trong nhựa con cóc). Những Glycozit gặp trong cùng một cây thường chỉ khác nhau rất ít về cấu trúc hoá học.

b) Glycozit đắng (Heterozit đắng)

Chất đắng có ở khắp các bộ phận của cây và hoà tan trong dịch của tế bào. Phần lớn chất đắng có trong cây ở các họ sau đây: họ long đởm: gentianaceae, cúc: compositeae; cam quýt: rutaceae. Về mặt cấu trúc hoá học, nó chỉ bao gồm cacbon, hydro, oxy, không chứa nitơ. Chất đắng khác với ancaloit đắng (strichnin, quinin) là không độc.

Glycozit đắng có tác dụng kích thích sự ngon miệng. Bên cạnh sự kích thích ngon miệng nó cũng làm cho khả năng tiêu hoá được tăng lên. Song nếu đắng quá thì quá trình tác dụng ngược lại.

Ví dụ, trong quả mướp đắng (Momordica charantia L.) có chứa Glycozit đắng: momordixin, charantin. Theo Đông y mướp đắng vị đắng, lạnh; vào tỳ vị tâm can. Tác dụng thanh giải thử nhiệt, minh mục giải độc, tác dụng kích thích tiêu hóa …

c) Glycozit thuộc loại xyanogen

      
2

Là Glycozit khi thuỷ phân cho một phần đường và một phần không đường là axit xyanhydric (HCN). Axit xyanhydric có tác dụng trấn tĩnh trung khu hô hấp. Lúc đầu nó làm hứng phấn nhưng về sau có tác dụng ức chế giảm đau bởi sự vận động hô hấp. Do đó có tác dụng chữa ho. Nó cũng có tác dụng sát trùng và giảm đau, nhưng axit xyanhydric rất độc đối với hô hấp và hệ tuần hoàn. Do vậy trong thực tế lâm sàng người ta thường dùng dược liệu dưới dạng nguyên, khi vào cơ thể, HCN trong dược liệu được giải phóng ra một cách từ từ vì vậy không gây độc cho cơ thể.

Ví dụ như trong lâm sàng không dùng HCN để chữa ho mà dùng khổ hạnh nhân để chữa ho . Vì khi vào cơ thể amygdalin có trong khổ hạnh nhân bị thuỷ phân, giải phóng ra HCN một cách từ từ không gây độc cho cơ thể. 

Thời gian vừa qua Viện y học bản địa Việt Nam đã phát hiện và đang nghiên cứu về 1 loài cây mới có chữa glucozid tim có độc tính thấp nhưng hiệu quả điều trị cao.

GS. Hứa Văn Thao

Nghiên cứu viên cao cấp

Viện Y Học Bản Địa Việt Nam

Biên soạn

Doctor SAMAN

[{"src":"\/yhbd.vn\/upload\/images\/2013\/01\/muop-dang.jpg","thumb":"\/yhbd.vn\/upload\/images\/2013\/01\/muop-dang.jpg","subHtml":"muop dang"},{"src":"\/yhbd.vn\/upload\/images\/2013\/01\/1-yhocbandia.jpg","thumb":"\/yhbd.vn\/upload\/images\/2013\/01\/1-yhocbandia.jpg","subHtml":"gluxit"},{"src":"\/yhbd.vn\/upload\/images\/2013\/01\/2-yhocbandia.jpg","thumb":"\/yhbd.vn\/upload\/images\/2013\/01\/2-yhocbandia.jpg","subHtml":"2"}]