Tạp bệnh

Theo dõi chăm sóc trẻ sốt

Theo dõi chăm sóc trẻ sốt Vào mùa xuân hè thời tiết nóng nực, vi khuẩn vi rút có điều kiện phát triển và lây lan, xâm nhiễm vào cơ thể chưa hoàn thiện hệ miễn dịch của trẻ gây sốt. Khi trẻ sốt người mẹ cần bình tĩnh xem xét phát hiện những triệu […]

Theo dõi chăm sóc trẻ sốt

Vào mùa xuân hè thời tiết nóng nực, vi khuẩn vi rút có điều kiện phát triển và lây lan, xâm nhiễm vào cơ thể chưa hoàn thiện hệ miễn dịch của trẻ gây sốt. Khi trẻ sốt người mẹ cần bình tĩnh xem xét phát hiện những triệu chứng mang tính đầu mối, chỉ điểm để báo cáo bác sỹ và có thái độ đúng trong ứng xử. Những việc cần làm ngay:

Theo dõi

  1. Cặp nhiệt độ trong miệng hoặc hậu môn, ghi chỉ số nhiệt độ vào 1 tờ giấy hoặc sổ y bạ của trẻ, sốt bao nhiêu độ, lúc mấy giờ. Nếu cặp nách thì trên thực tế nhiệt độ sốt thực cần cộng thêm 0,5 độ.
  2. Kiểm tra các lỗ tự nhiên như tai, mũi, họng có dịch mủ chảy ra hay không nhằm phát hiện viêm tai giữa cấp, viêm xoang cấp gây sốt hoặc viêm amydal; Theo dõi trẻ ăn có chịu nuốt không, nuốt có kêu đau không nhằm phát hiện những nghi vấn khu hầu họng như viêm sưng hóa mủ amydal, bệnh bạch hầu
  3. Nghe xem trẻ ho không, tiếng ho nông hay sâu trong lồng ngực để nghĩ tới viêm đường hô hấp trên hay đường hô hấp dưới.
  4. Xem tiếng trẻ khóc, đặc điểm khóc thét từng cơn cần nghĩ tới khả năng lồng ruột, khóc nhỏ yếu chứng tỏ trẻ mệt nhiều…
  5. Sờ bụng trẻ xem trẻ có đau bụng không, nếu có đau bụng khi bế vác hoặc sờ nắn bụng trẻ sẽ khóc to, giãy dụa phản ứng.
  6. Xem môi trẻ có khô không để biết có tình trạng sốt mất nước hay chưa
  7. Xem môi mũi trẻ có tím không, có tái đi không để phát hiện tình trang thiếu Oxy
  8. Xem mắt trẻ có linh hoạt hay không để biết mức độ nhiễm trùng nhiễm độc hệ thần kinh
  9. Theo dõi nôn để nhằm phát hiện ngộ độc, nếu sốt kèm nôn tăng vọt khả năng nghĩ tới não viêm, nôn chướng bụng, mệt lả, đau bụng, bí ỉa, ỉa có lẫn chút máu nhày, có dấu hiệu nhiễm trùng nhiễm độc …cần theo dõi khả năng viêm ruột hoại tử.
  10.  Sốt ho khó thở, tiếng ho sâu trong lòng ngực cần dặt khả năng viêm phế quản cấp, viêm phế quản thể hen, viêm phổi
  11.  Xem trên da có ban đỏ, sản phù, nốt mẩn, nốt phỏng…phát hiện các bệnh truyền nhiễm như sởi, rubeola, tinh hồng nhiệt, thủy đậu…
  12.  Đong đo nước tiểu để theo dõi khả năng bài tiết của thận, tính chất nước tiểu có máu mủ không, lượng nhiều hay ít. Nếu nước tiểu sẻn ít có màu nước rửa mổ cá thì cần nghĩ tới viêm cầu thận cấp.
  13.  Theo dõi phân có màu không, táo bón hay đi lỏng, tính chất ra sao, ngày đi ỉa mấy lần, ỉa xong trẻ có đỡ quấy khóc không…
  14.  Xem lưỡi phát hiện tưa (bản chất là nấm candyda albicans)
  15.  Xem miệng phát hiện viêm niêm mạc miệng, đau răng, mọc răng, viêm sâu răng…

Chăm sóc:

  1. Không tự tiện cho trẻ uống kháng sinh, truyền dịch khi chưa có ý kiến bác sỹ
  2. Không nên cho uống, đặt thuốc hạ sốt khi sốt dưới 39 độ.
  3. Không ủ ấm trẻ với mục đính tránh gió
  4. Không ép trẻ ăn bằng mọi giá nếu trẻ có dấu hiệu từ chối quyết liệt
  5. Không mặc nhiều quần áo, mũ, tất
  6. Không cho trẻ nằm phòng bí hơi, thiếu khí, thiếu ánh sáng, khó theo dõi quan sát
  7. Không nên thăm nom chăm sóc đông người quây quần quanh trẻ gây thiếu khí, ồn ào kích động
  8. Nên cho uống thật nhiều nước, nhất là nước oresol, mỗi gói pha trong đúng 1 lít nước, uống được càng nhiều càng tốt. Nếu không có oresol cho trẻ uống nước rau có độ mặn tương đương với độ mặn của nước mắt.
  9. Nên cho thức ăn loãng, dễ tiêu, hoa quả, rau xanh đậm, súp loãng
  10.  Nên chườm khăn lạnh ở cạnh cổ nơi động mạch cảnh, chườm động mạch nách, bẹn, khoeo khi sốt cao trên 39 độ
  11.  Nên cặp nhiệt độ mỗi 60 phút 1 lần ghi sổ, ghi thêm các triệu chứng xuất hiện mới báo bác sỹ
  12.  Khi có điều kiện liên hệ khám ngay bởi các bác sỹ chuyên khoa

Bs. Hoàng Sầm

Nghiên cứu viên cao cấp

Viện Y Học Bản Địa Việt Nam

Doctor SAMAN

Tác giả

  • BS. Hoàng Sầm

    Tốt nghiệp Đại học Y Hà Nội 1977-1983; Nguyên Giảng viên chính Đại học Y - Dược Thái Nguyên; Chủ tịch Hội đồng Viện Y học bản địa Việt Nam Cellphone: 0977356913 Email: bacsysaman@gmail.com

Giới thiệu về tác giả

BS. Hoàng Sầm

Tốt nghiệp Đại học Y Hà Nội 1977-1983;
Nguyên Giảng viên chính Đại học Y - Dược Thái Nguyên;
Chủ tịch Hội đồng Viện Y học bản địa Việt Nam
Cellphone: 0977356913
Email: bacsysaman@gmail.com

Bình luận

Bấm vào đây để viết bình luận