Thông bạch - yhocbandia.vn

 

+ Trị thai động rất nguy: Hành 1 nắm to, sắc lấy nước uống (Trung Quốc Dược Học Đại Từ Điển).

+ Trị vú sưng đỏ: Nấu lấy 1 chén nước Hành, uống nóng là tan (Trung Quốc Dược Học Đại Từ Điển).

+ Trị bị vết thương do té ngã, máu ra nhiều, đau quá: Lấy Hành, cả củ lẫn lá, giã nát, sao nóng, đắp chỗ bị thương, nguội thì lại thay lớp mới cho nóng, dần dần sẽ khỏi đau lại không có dấu vết để lại (Trung Quốc Dược Học Đại Từ Điển).

+ Trị bị ngã vỡ đầu, gẫy xương: Lấy Hành giã nát, hòa với mật đắp vào vết thương sẽ mau khỏi (Trung Quốc Dược Học Đại Từ Điển).

+ Trị tiểu bí, bàng quang tức trướng: Hành 3 cân, giã nát, xào cho nóng lên, bọc vào khăn, chia làm 2 gói, chườm vào vùng bụng dưới. Hễ khí của Hành thấm vào được bên trong thì tiểu được ngay (Trung Quốc Dược Học Đại Từ Điển).

– Đàn bà có thai bị cảm phong, ho, thở, nếu không có Hành, Trần bì thì khó khỏi (Trung Quốc Dược Học Đại Từ Điển).

+ Tháng Giêng mà ăn Hành sống nhiều sẽ làm cho da mặt nổi mụn giống như chứng du phong (Trung Quốc Dược Học Đại Từ Điển).

BỔ XUNG

 

 

Tên khác: Thông bạch, Hành hương, Hành hoa, Hom búa (Thái), Sông (Dao). English names: Japanese leek, Welsh onion, cibol, stone leek.

 

Tên khoa học: Alium fistulosum L., họ Hành (Liliaceae).

 

Mô tả: Cây thảo sống nhiều năm, cao tới 50cm, có thân hành nhỏ, trắng hay nâu, chỉ hơi phồng, rộng 0,7-1,5cm. Lá màu xanh mốc, hình trụ rỗng, có 3 cạnh ở dưới, dài đến 30cm, có bẹ lá dài bằng 1/4 phiến. Cán hoa (trục mang cụm hoa) cao bằng lá. Cụm hoa hình đầu tròn, gồm nhiều hoa có cuống ngắn; bao hoa có các mảnh hình trái xoan nhọn màu trắng có sọc xanh; bầu xanh đợt. Quả nang. Cây ra hoa vào mùa xuân, mùa hè.

 

Phân bố: Cây được trồng khắp nơi làm gia vị và làm thuốc.

 

Thu hái: Thu hái quanh năm. Khi dùng củ hành, bóc lớp vỏ ngoài, nhặt hết rễ; rửa sạch. Thường dùng tươi.

 

Bộ phận dùng: Củ (dò) hoặc toàn cây – Bulbus seu Herba Allii; thường có tên là Thông; có khi dùng cả hạt, Thông tử.

 

Thành phần hoá học: Củ hành chứa tinh dầu có sulfur mà thành phần chủ yếu là chất kháng sinh alliin. Còn có acid malic và các acid khác, galantin và chất allisulfit. Hạt chứa S-propenyl-L-eine sulfoxide.

 

Công năng: Phát hãn (làm ra mồ hôi) lợi tiểu, tiêu viêm.

 

Công dụng: Làm thuốc ra mồ hôi, lợi tiểu, sát trùng, chữa đau răng, chữa tê thấp, chữa cảm mạo, nhức đầu…

 

Cách dùng, liều lượng: Mỗi lần có thể dùng 30-60g dùng dạng nước sắc hay ép lấy nước uống.

 

Bài thuốc:

 

TT

Bài thuốc

Thành phần

Cách sử dụng

  1. 1.

Cảm mạo, nhức đầu, nghẹt mũi

Củ Hành tươi 30g

Gừng              10g

Sắc uống

Chè hương    10g

Nấu nước uống khi còn đang nóng. Đắp chân cho ra mồ hôi

Hành sống      3 củ

Gừng              3 lát

Tía tô            10g

Gia vào bát cháo nóng cùng với ít muối hoặc có thể thêm một quả trứng gà để ăn giải cảm

  1. 2.

Giảm niệu

Hành

Giã Hành đắp vào rốn

  1. 3.

Nghẽn ruột do giun đũa

Hành củ        30g

Dầu vừng      30g

Nghiền và uống, mỗi ngày 2 lần

  1. 4.

Eczema, phát ban, loét ở chân

Hành tươi

Hành tươi giã nát, cho nước đun sôi để rửa các phần đau, tuỳ theo kích thước của phần nhiễm bệnh mà dùng lượng hành nhiều hay ít

  1. 5.

Viêm mũi, nghẹt mũi

Củ hành

Dầm vài ba củ Hành để vào ly, chế nước sôi vào, trùm hoa giấy lên, hít vào mũi. Hoặc dùng nước Hành pha loãng nhỏ mũi

  1. 6.

Chữa bệnh tê thấp

Hành

Tương đậu nành

Dầu thực vật

Cho muối vào hành, thêm ít tương đậu nành, xào với dầu thực vật để ăn

Doctor SAMAN

[{"src":"\/yhbd.vn\/upload\/images\/2011\/08\/Thng_bch%20-%20yhocbandia.jpg","thumb":"\/yhbd.vn\/upload\/images\/2011\/08\/Thng_bch%20-%20yhocbandia.jpg","subHtml":"Th\u00f4ng b\u1ea1ch - yhocbandia.vn"}]