Nấm toả dương

   Tình dục cùng với ăn uống, là hai bản năng cơ bản của con người và động vật, để tồn tại và phát triển trong thế giới tự nhiên con người nói riêng và động vật nói chung đều phải ăn uống thì mới sống, còn tình dục nhằm duy trì nòi giống. Nhưng con người đã hơn hẳn giới động vật, cũng với hai bản năng này nhưng đã đạt đến một mức độ cao cấp, hơn hẳn mọi loại động vật khác, ngoài để duy trì nòi giống, người ta còn quan niệm quan hệ tình dục ở con người “chủ yếu mục đích để  khoái cảm”, tình dục ở con người còn được chế ngự, kìm hãm bởi “ý thức hệ”, đó là sự ràng buộc bởi hệ thống tôn giáo, luật pháp tuỳ theo  từng quốc gia, dân tộc… và có từ xa xưa cho đến tận ngày nay.

   Các rối loạn về tình dục trong quan hệ tình dục cũng khá phổ biến. Thống kê thế giới có khoảng 150 triệu người đàn ông bị rối loạn cường dương (hay còn gọi liệt dương viết tắt LD) Theo Hiệp hội tiết niệu Hoa kỳ (AUA) ước tính có 27 – 34% đàn ông ở nước Mỹ bị chứng Xuất tinh sớm, và cũng ước tính 10 – 12%  đàn ông Mỹ bị rối loạn cường dương. Ở nước ta tuy chưa có thống kê để cho số liệu cụ thể, nhưng chắc cũng không phải là ít. Đấy là chưa kể đến các loại rối loạn tình dục khác như lãnh đạm tình dục, giao hợp đau, tình dục quá mức… theo bảng phân loại bệnh của Tổ chức y tế thế giới (WHO) lần thứ X (ICD – X ), mà chúng tôi sẽ trình bày phần sau.

   Chúng ta đều biết rằng trong đa số các nước trên thế giới, quan hệ tình dục với một người mà không được người đó đồng ý hoặc không có được sự đồng ý từ trước, là vi phạm pháp luật vì được gọi là tội hãm hiếp và bị coi là mắc tội. Ngoài ra còn rất nhiều vi phạm các tiêu chuẩn đạo đức khác về tình dục mà ta vẫn thường được đọc và nghe thấy như: Thông dâm, gian dâm, ngoại tình, loạn luân… trong xã hội xưa nay lúc nào cũng có, và có lẽ không bao giờ hết được.

   Vậy quan hệ tình dục là gì? Quan hệ tình dục còn gọi là giao hợp hay giao cấu, thường để chỉ hành vi đưa bộ phận sinh dục nam (hay con đực) vào bộ phận sinh dục nữ (hay con cái) tạo sự cọ sát gây khoái cảm. Giao tiếp này cần sự hoà hợp nên gọi giao hợp, giao không hợp gọi là giao cấu. Quan hệ tình dục này cũng còn có thể là giữa những thực thể khác hoặc cùng giới tính hoặc lưỡng tính.

  Theo thời gian các quan niệm về quan hệ tình dục kể trên có thể đã được thay đổi, những năm gần đây  việc thực hiện quan hệ tình dục mà không phải là bộ phận sinh dục như: đường hậu môn, đường miệng, hoặc dùng bằng tay… cũng được gọi là quan hệ tình dục.

   Ngày xưa trong ngành chuyên khoa Tâm thần,  chúng tôi được biết là quan hệ tình dục đồng giới (hay còn gọi là quan hệ đồng tính) là một triệu chứng của một bệnh tâm thần, nhưng nay quan niệm này cũng đã thay đổi, người ta cho quan hệ tình dục đồng giới là chuyện bình thường, và một số nước còn cho phép được kết hôn, ở nước ta còn nhiều vấn đề còn tranh luận bàn cãi về vấn đề này và nước ta số người đồng tính này cũng không phải là hiếm.

   Về lợi ích của quan hệ tình dục đối với sức khoẻ con người thì sách báo, các trang mạng… cũng đã đề cập và nói đến nhiều như tình dục có thể làm giảm Stress, tăng cường khả năng miễn dịch của cơ thể, làm tăng khả năng khứu giác, giảm thiểu u tuyến tiền liệt (chúng tôi đã được nghe báo cáo khoa học ở một trường đại học y) nói rằng đối với đàn ông nhất là khi đã “có tuổi”, ông nào mà ít quan hệ tình dục hoặc không quan hệ tình dục nguy cơ bị u tuyến tiền liệt hay phì đại tuyến tiền liệt sẽ cao, và ngược lại nếu quan hệ “nhiều quá” thì cũng như vậy, nên cần phải quan hệ tình dục “vừa phải”, còn thế nào là “vừa phải” thì có lẽ còn nhiều cái phải bàn, nhưng theo chúng tôi có lẽ cũng không có tiêu chuẩn hằng định cho mỗi người, cũng như trong thể dục và thể thao vậy, luyện tập vừa phải, vừa sức cho từng người chứ không nên cố quá hoặc là không bao giờ luyện tập… vì cả hai thái cực đều không tốt cho sức khoẻ con người.

   Một nghiên cứu của David Weeks, là nhà tâm lý học – thần kinh, tại đại học Hoàng gia Edinburgh, cho kết luận rằng: “ tình dục giúp bạn nhìn trẻ hơn từ bốn đến bảy tuổi”. Tuy nhiên  cơ chế và nguyên nhân cụ thể như thế nào mà tình dục làm con người ta trẻ ra… thì chưa được rõ ràng, bởi vì những “lợi ích” này có thể liên quan trực tiếp từ tình dục, cũng có thể do làm giảm Stress, tạo ra sự mãn nguyện và giấc ngủ sâu mà do quan hệ tình dục mang lại.

  Người ta còn chỉ ra rằng: những cử chỉ âu yếm khi chăn gối, nhất là khi đạt đến đỉnh điểm của tình dục mà người ta gọi là cực khoái có cả ở nam và nữ, làm tăng tiết Oxytocin là một hocmon rất tốt cho sức khoẻ con người, có người còn gọi Oxytocin “là hocmon tình yêu”, hocmon “tăng cường lòng tin” của con người. Hiện nay nhiều công trình khoa học trên thế giới đang đi sâu vào hocmon này trong nghiên cứu về tình dục.

  Tình dục có thể là tương đối đơn giản, nếu như nó diễn ra bình thường ở một người bình thường, ngày xưa tình dục được xem như là “vùng cấm”, “ bí mật”, “nhậy cảm” ít được nói đến (có sách nào hoặc có ai dạy đâu?). Nhưng ngày nay nó không còn là lãnh địa bí mật nữa rồi, sách báo, sự bùng nổ của Internet, phim ảnh mang chủ đề “sex”… đề cập đến quá nhiều, có khi còn “loạn” cả lên, tất nhiên nó cũng có mặt tốt và mặt xấu mà chúng ta ai cũng biết. Ở đây chúng tôi muốn đề cập đến những  rối loạn tình dục thường gặp với góc nhìn của bác sỹ chuyên khoa tâm thần.

  Theo bảng phân loại bệnh quốc tế  lần thứ X (ICD X – năm 1992) của Tổ chức y tế thế giới (WHO), rối loạn tình dục ở mục F52 có tên là: Loạn chức năng tình dục không do rối loạn hoặc bệnh thực tổn. Gồm có các mục nhỏ sau đây:

   1) Thiếu hoặc mất ham muốn tình dục (mục F52.0 trong bảng phân loại bệnh quốc tế ICD – X 1992): bệnh nhân mất ham muốn tình dục là vấn đề chính, không phải thứ phát sau các khó khăn tình dục khác như không thể cường dương được hoặc đau khi giao hợp.

   Thiếu ham muốn tình dục không loại trừ thích thú hoặc hưng phấn tình dục, nhưng làm cho sự khởi đầu của hoạt động tình dục ít có khả năng để thực hiện.

  Mục này bao gồm: lãnh đạm tình dục và rối loạn giảm ham muốn tình dục.

  2) Ghét sợ và thiếu thích thú tình dục (mục F52.1 theo ICD – X ):

– Ghét sợ tình dục (F52.10): viễn cảnh của mối quan hệ tình dục với người cùng hành dục kèm theo cảm giác âm tính mạnh mẽ và gây ra sợ hãi hoặc lo âu đủ để né tránh tình dục.

– Thiếu thích thú tình dục (F52.11): các đáp ứng tình dục xảy ra bình thường và có khoái dục nhưng chưa hài lòng thích đáng. Điều phàn nàn này gặp nhiều ở phụ nữ hơn nam giới.

   3) Thất bại trong đáp ứng tình dục (F52.2): ở đàn ông vấn đề chủ yếu là loạn chức năng cường dương, nghĩa là khó xuất hiện hoặc duy trì cường dương thích hợp để giao hợp được thoả mãn. Ở phụ nữ vấn đề chính lại là khô âm đạo hoặc không tiết dịch âm đạo, nguyên nhân có thể là tâm sinh hoặc bệnh lý (thí dụ: nhiễm trùng), hoặc thiếu hocmon Estrogen (thí dụ: sau mãn kinh). Ít khi thấy phụ nữ phàn nàn trước tiên về khô âm đạo, trừ khi đó là một triệu chứng của thiếu Estrogen sau thời kỳ mãn kinh.

   Mục này gồm: rối loạn hưng phấn tình dục ở phụ nữ, rối loạn cường dương ở nam giới, bất lực tình dục tâm sinh.

  4) Loạn chức năng khoái dục (F52.3):

   Khoái dục hoặc không xảy ra hoặc xảy ra rất chậm. Điều này có thể xảy ra có tính chất hoàn cảnh mang lại (nghĩa là chỉ xảy ra trong những tình huống nhất định), trong những trường hợp ấy, nguyên nhân có thể là tâm sinh hoặc không thay đổi, khi các nhân tố cơ thể hay tố bẩm không thể loại trừ một cách dễ dàng, trừ khi đáp ứng dương tính với điều trị tâm lý. Loạn chức năng khoái dục thường gặp ở phụ nữ hơn là nam giới.

   Bao gồm: khoái dục bị ức chế, mất cực khoái tâm sinh.

  5) Phóng tinh sớm (F52.4).

   Mất khả năng phóng tinh vừa đủ để cả hai người hành dục đều thích thú hoạt động tình dục. Trong các trường hợp nặng, phóng tinh có thể xảy ra trước khi đưa vào âm đạo hoặc không có cường dương. Phóng tinh cũng có thể được coi là sớm nếu cường dương đòi hỏi phải có thời gian kích thích kéo dài, làm ngắn lại khoảng cách giữa cường dương vừa đủ và phóng tinh.

  6) Co thắt âm đạo không thực tổn (F52.5).

   Co thắt các cơ xung quanh âm đạo, gây cản trở mở âm đạo, làm cho dương vật không vào được hoặc bị đau khi vào. Bao gồm: co thắt âm đạo tâm sinh.

  7) Đau khi giao hợp không thực tổn (F52.6).

   Đau khi giao hợp xảy ra ở cả nam và nữ. Nó có thể do trạng thái bệnh lý tại chỗ. Tuy nhiên, trong một số trường hợp không có căn nguyên rõ ràng và yếu tố cảm xúc được xem là quan trọng. Mục này chỉ được dùng khi không có loạn chức năng tình dục nguyên phát khác (thí dụ: co thắt hoặc khô âm đạo).

   Bao gồm: đau khi giao hợp tâm sinh.

  8) Xu hướng tình dục quá mức (F52.7).

   Cả nam và nữ có thể đôi khi phàn nàn về xu hướng tình dục quá mức như là một vấn đề riêng, thường gặp ở tuổi thanh thiếu niên hoặc đầu tuổi thanh niên. Xu hướng tình dục quá mức có thể thứ phát sau một rối loạn cảm xúc (F30 – F39), hoặc nó xảy ra trong giai đoạn sớm của mất trí (F00 – F 03) (theo ICD – X ).

   Bao gồm: chứng cuồng dâm ở nữ, chứng cuồng dâm ở nam.

  9) Ngoài ra còn các mã bệnh F52.8 loạn chức năng tình dục khác, không có rối loạn hoặc bệnh thực tổn. Mã bệnh F52.9 Loạn chức năng tình dục không biệt định, không do rối loạn hoặc bệnh thực tổn.

   Cách đây khoảng 20 năm, các nhà Tâm thần học cho rằng: rối loạn cường dương (hay LD) có đến 90% là do căn nguyên tâm lý, nhưng thập niên sau các chuyên gia về thận – tiết niệu, sinh dục lại cho rằng LD 90% là do bệnh tật của cơ thể. Sau này y học cho rằng phải chia LD làm hai loại, loại nguyên nhân A: Tâm thần và loại nguyên nhân B: Cơ thể. Ngày nay người ta thấy rằng nguyên nhân A và nguyên nhân B có thể riêng biệt hoặc có thể cùng một lúc.

   Nhiều công trình khoa học đã được công bố với những con số rất cụ thể như: 68% bệnh nhân cao huyết áp có LD, 60% rối loạn Lipid máu có LD, 50% LD có vấn đề về tim mạch, trong đó 40% là mạch vành, 27% – 59% bệnh nhân tiểu đường có LD. Có đến 10% – 63% người nghiện rượu bị LD, con số thống kê chính xác tuỳ từng nghiên cứu, người ta cho rằng rượu làm giảm nội tiết tố Testosteron và làm tăng nội tiết tố Ostrogen, đồng thời rượu tác động có hại đến hệ thần kinh cả thần kinh trung ương, thần kinh ngoại biên, thần kinh thực vật. Tuy nhiên cũng phải thừa nhận một điều rượu bia có thể làm con người ta phấn chấn gây tăng sự kích thích tình dục nhất thời, nhưng tất nhiên lại giảm khả năng này khi uống nhiều và về lâu dài. Các nghiên cứu cũng đề cập đến tình dục và thuốc lá, nhưng tác dụng thuốc lá đến LD không rõ ràng theo các nghiên cứu này (theo đó số  hút thuốc lá bị LD là 11%, số không hút thuốc lá là 9,5%). Giữa chỉ số 11% và 9,5% là chỉ số không đủ độ tin cậy về sực khác biệt.

  Trên thế giới, hiện nay việc điều trị Rối loạn cường dương (LD) có thể dùng Viagra, Cialis, Levitra… tuy nhiên các bác sỹ cũng khuyến cáo không nên dùng, nếu thực sự không cần thiết, vì thuốc có thể làm tăng nguy cơ Nhồi máu cơ tim… hơn nữa thuốc làm “che” đi các nguyên nhân gây LD và không thể “giải quyết được” và làm cho tình trạng LD ngày càng trầm trọng nếu không chữa trị kịp thời. Loại rối loạn tình dục cũng phổ biến là xuất tinh sớm, mà nói theo kiểu dân dã là “chưa đến chợ đã hết tiền”, hiện nay cơ quan kiểm soát thực phẩm và thuốc Hoa kỳ (FDA) đang nghiên cứu loại có tên là Dapoxetin để điều trị xuất tinh sớm, theo một thử nghiệm lâm sàng đã cho kết quả bước đầu đã cho kết quả những người xuất tinh sớm có thể kéo dài thêm từ 3 – 4 phút trước khi đạt cực khoái so với những người không dùng Dapoxetin.

  Tình dục, quan hệ tình dục là một lĩnh vực rất rộng và cũng tương đối phức tạp và nhậy cảm, nhìn chung các thuốc hoặc thực phẩm chức năng còn “hạn chế” trong vấn đề điều trị những rối loạn này, các thuốc Tây  hiệu quả tác dụng không nhiều và có nhiều tác dụng không mong muốn. Hiện nay, với sự nỗ lực của các nhà hoá học, nghiên cứu viên của Viện Y học bản địa Việt Nam trong quá trình nghiên cứu hỗ trợ điều trị chứng rối loạn suy giảm cương đã phát hiện L-arginin trong vị thuốc Toả dương – thành phần chính trong Khởi dương saman, Nó góp phần quan trọng làm nên hiệu quả của sản phẩm này. Điều lạ lùng là khi chúng tôi dùng đối chứng bằng L- arginin từ tổng hợp hoá công nghiệp lại không hiệu quả như chất này chiết từ Toả dương.

Thiên nhiên thật kỳ bí.

TS. BS. Ngô Quang Trúc
Chuyên ngành tâm thần kinh

Doctor SAMAN

[{"src":"\/resources\/upload\/images\/02.2017\/tinh-duc-ban-nang-cua-nguoi-va-dong-vat.jpg","thumb":"\/resources\/upload\/images\/02.2017\/tinh-duc-ban-nang-cua-nguoi-va-dong-vat.jpg","subHtml":"N\u1ea5m to\u1ea3 d\u01b0\u01a1ng"}]