Tạp bệnh

Trâu thuốc và trâu cười Seagame

Cao da trâu gọi là hoàng minh giao dùng thay thế cao a giao (cao da lừa). Vị ngọt, tính bình không độc vào 3 kinh phế, can, thận. Công dụng: nhuận can phế, cầm máu và kết hợp với thỏ ty tử có thể dùng chữa thận hư nhiễm mỡ và an thai. Chóp sừng […]

vị thuốc từ con trâu - yhocbandia.vnCao da trâu gọi là hoàng minh giao dùng thay thế cao a giao (cao da lừa). Vị ngọt, tính bình không độc vào 3 kinh phế, can, thận. Công dụng: nhuận can phế, cầm máu và kết hợp với thỏ ty tử có thể dùng chữa thận hư nhiễm mỡ và an thai.

Chóp sừng trâu có thể dùng thay cho sừng tê giác với liều cao hơn. Sừng trâu Vị đắng, chua mặn, tính hàn vào 3 kinh: tâm, can, vị. Thanh huyết nhiệt, giải ôn độc, định kinh. Thường dùng thay sừng tê giác trong các trường hợp sốt cao hóa cuồng, sốt vàng da, thổ huyết, đổ máu cam, nhức đầu, ung độc, hậu bối. Liều dùng: Ngày uống 24g-48g. Có thể mài hoặc sắc kỹ lấy nước uống hay tán bột uống.

Ngưu đởm Vị đắng đại hàn vào 3 kinh: can, đởm, phế. Công dụng: Thanh can, sáng mắt, lợi đởm, thông tràng, giải độc tiêu sưng. Trị bệnh mắt do phong nhiệt, hoàng đản, tiện bí, đái tháo đường, trẻ con kinh phong, nhọt sưng, trĩ lở. Bài thuốc trị hoàng đản do bệnh lý gan mật: Mật bò khô nghiền nhỏ làm viên ngày uống 3g

Ngưu hoàng: Ngưu hoàng là sạn mật, hay sỏi mật của con trâu, bò có bệnh. Vị đắng tính hàn, hơi có độc vào hai kinh: tâm và can. Có tác dụng thanh tâm, giải độc, chữa hồi hộp, khai đờm, dùng trong các bệnh nhiệt quá phát cuồng, thần trí hôn mê, trúng phong bất tỉnh, cổ họng sưng đau, mụn nhọt. Đặc biệt tiêu cục máu đông khi chấn thương sọ não hoặc tai biên mạch máu não giai đoạn cấp.

An cung ngưu hoàng hoàn: Chu sa 40g, hoàng cầm 40g, hùng hoàng 40g, mai phiến 10g, hạt dành dành 40g, tê giác 40g (có thể thay bằng thủy ngưu giác), trân châu 40g, uất kim (nghệ vàng) 40g, xạ hương 10g. Tất cả tán bột luyện mật làm hoàn 4g. Ngày uống 4-8g. Công dụng: Thanh nhiệt, giải độc, khai khiếu trấn kinh, an thần, trị xuất huyết não , tụ máu trong não do sang chấn.

Xương trong sừng trâu. Vị đắng, tính ấm không độc. Công dụng: Chữa đại tiện ra máu, đi lỵ hay bạch đới ở phụ nữ, hành kinh ra máu cục đau bụng. Liều dùng: 12-20g mài với nước hay sắc uống. Ngưu giác tán: Khinh phấn, ngưu giác, thủy long cốt, tùng hương. 4 vị lượng bằng nhau, sấy khô, tán bột trộn tuỷ xương trâu làm hoàn. Ngày uống 8-12g. Tác dụng: Trị da dày như da trâu có mủ.  

Tản mạn: khi nào trâu cười?

Là người miền núi chúng tôi đi chăn hàng đàn trâu từ nhỏ, tôi biết rõ về trâu, đàn trâu ngủ trong rừng quây thành hình tròn quay sừng ra ngoài bảo vệ những con nhỏ hơn; trâu huyện ba bể bơi trên hồ để ăn lá tre nứa thõng xuống ven hồ Ba bể; trâu chọi đồ sơn…nhưng tôi chưa bao giờ thấy trâu cười… như biểu tượng seagame. Con trâu cái cả đời không bao giờ cười, còn trâu đực chỉ cười suy nhất khi ngửi bộ phận sinh dục của trâu cái hoặc khi ngửi nước đái của trâu cái mà thôi (!). Nghe nói khi chọn biểu tượng con trâu cười 7/9 thanh viên ban giám khảo đồng ý biểu tượng này. Bảy vị này chắc chưa đi chăn trâu bao giờ hay có ý gì khác (…)

 

Bs. Hoàng Sầm

Nghiên cứu viên cao cấp

Viện Y Học Bản Địa Việt Nam

Doctor SAMAN

Tác giả

  • BS. Hoàng Sầm

    Tốt nghiệp Đại học Y Hà Nội 1977-1983; Nguyên Giảng viên chính Đại học Y - Dược Thái Nguyên; Chủ tịch Hội đồng Viện Y học bản địa Việt Nam Cellphone: 0977356913 Email: bacsysaman@gmail.com

Giới thiệu về tác giả

BS. Hoàng Sầm

Tốt nghiệp Đại học Y Hà Nội 1977-1983;
Nguyên Giảng viên chính Đại học Y - Dược Thái Nguyên;
Chủ tịch Hội đồng Viện Y học bản địa Việt Nam
Cellphone: 0977356913
Email: bacsysaman@gmail.com

Bình luận

Bấm vào đây để viết bình luận