Từ cấu tạo của hệ thần kinh cần làm gì để phòng, trị chứng teo não, suy giảm trí nhớ ở người cao tuổi

Cấu tạo chung của bộ não người

Theo Bách khoa toàn thư mở Wikipedia thì: Bộ não con người được cấu tạo từ các tế bào thần kinh neurone, đó là những tế bào dài nhất trong cơ thể, biệt hóa cao độ nên mất trung thể và khả năng phân chia, nhưng vẫn có khả năng tái sinh phần cuối sợi trục nếu bị tổn thương. Đây là những tế bào thần kinh chính thức có chức năng truyền dẫn các xung điện và là đơn vị cơ bản xây lên hệ thần kinh giống như các viên gạch xây lên toà nhà vậy. Bên cạnh đó, bộ não còn một số lượng tương đương các tế bào có chức năng đệm lót, nâng đỡ và bảo vệ các neurone. Hệ thống các tế bào thần kinh này được nuôi dưỡng bằng các mạch máu mà ta thường gọi là hàng rào máu não. Hàng rào này kiểm soát nghiêm ngặt các chất hóa học vào, ra qua màng tế bào thần kinh để bảo vệ tối đa cho bộ não. Kết quả nghiên  cứu mới nhất của các nhà khoa học Braxin vào năm 2009 cho biết số lượng tế bào thần kinh trong não người đàn ông trưởng thành vào khoảng 86 tỷ. Trong số này, có 16 tỷ (chiếm 19% lượng neuron) đều nằm trong vỏ não (bao gồm chất trắng dưới vỏ), 69 tỷ (chiếm 80% lượng neuron) nằm ở tiểu não, và ít hơn 1% lượng neuron nằm trong phần còn lại của não. Bộ não chỉ chiếm 2% khối lượng cơ thể nhưng nó tiêu thụ 25% lượng oxy và 25% chất dinh dưỡng của toàn cơ thể trong khi đó lại chứa tới 75% nước.

Não là tổ chức vật chất đặc biệt, điều khiển cơ thể bằng các loại phản xạ, sản phẩm hoạt động não là tư duy và được đo lường bằng đơn vị thông tin Bít (byte). Nếu coi não là một ổ cứng, nó sẽ chứa được 4 terabyte (4000 GB) thông tin. Các bạn thử hình dung một máy tính thế hệ mới thông thường có dung lượng ổ cứng 120 GB thì bộ não của chúng ta có dung lượng lớn chừng nào. Để dễ hiểu, ta thử hình dung bộ não đủ để chứa thông tin 4% số sách trong thư viện quốc hội Mỹ. Với cấu trúc ấy, bộ não làm cho đời sống tinh thần của con người vô cùng phong phú.

Bộ não kiểm soát và điều khiển các hoạt động cơ thể chúng ta bằng cách nào?

Có những nghiên cứu kết luận rằng trong mọi tình huống của cuộc sống, bộ não chỉ sử dụng khoảng 1/10 số neurone vào các hoạt động điều khiển. Nói khác đi, 9/10 số tế bào ở trạng thái nghỉ ngơi. Vậy thì làm thế nào mà bộ não kiểm soát được hoạt động của cơ thể chúng ta?

Cần thấy rằng, các neurone hình thành các trung khu phản xạ hoạt động xen kẽ giữa hưng phấn và ức chế. Khi ta ngủ, bộ não gần như bị ức chế hoàn toàn, chỉ có rất ít trung khu hoạt động như những điểm thức canh, giống như trên nền bầu trời đêm đen kịt, chỉ le lói và mờ ảo một vài ánh sao khuya. Đó là hình ảnh mô tả bộ não chúng ta khi ngủ. Trong cấu tạo của mình, các neurone có thể tiếp nhận tín hiệu từ rất nhiều neurone khác đưa tới cũng như có thể truyền tín hiệu cho vô vàn neurone khác hoặc các tế bào khác trong cơ thể theo nguyên tắc mắc nối tiếp giữa các cục pin với nhau như các bạn từng biết. Vì nguyên tắc này mà mỗi neurone là một cục pin tiểu có điện thế nghỉ khoảng 7 mV nhưng bộ não cấu tạo từ hàng trăm tỷ neurone cũng chỉ có điện thế 7 mV. Người ta cũng xác định được tổng số các điểm tiếp xúc của 86 tỷ neurone (8,6 x 1010) trong hệ thần kinh với nhau cũng như với toàn bộ cơ thể vào khoảng 100 nghìn tỷ (1014). Nơi tiếp xúc giữa các neurone được gọi là synapse hay là các nút thần kinh. Nút này có thể là điểm nối giữa 2 tế bào thần kinh với nhau hoặc giữa tế bào thần kinh với các tế bào cơ thể khác. Cấu tạo nút thần kinh gồm 3 phần: (1) màng trước là các tận cùng thần kinh, (2) khe synapse, và (3) màng sau synapse là màng tế bào thần kinh hoặc tế bào khác.

- Màng trước: Có các túi chứa chất trung gian hóa học dẫn truyền tín hiệu thần kinh

Cấu tạo synapse thần kinh

 

- Khe synapse: Chứa dịch ngoại bào.

- Màng sau synapse: Có các receptor (chất tiếp nhận), là cấu trúc đặc hiệu nhận biết chất trung gian hóa học ở màng trước giải phóng ra.

Khi có tín hiệu thần kinh ở dạng dòng điện đi tới màng trước, các bọc thần kinh chứa chất hóa học bị vỡ ra, chúng khuếch tán qua khe synapse để tác động vào các thụ thể đặc hiệu ở màng sau. Tùy theo từng chất hóa học mà kết quả sẽ gây ra tình trạng hưng phấn hay ức chế ở màng sau. Chất axetylcholine là chất truyền đạt thần kinh phổ biến nhất, nó gây sự hưng phấn cơ trơn tăng hoạt động tiết của các tuyến trong cơ thể.

Nhờ các synapse mà hệ thần kinh có thể kiểm soát và điều khiển các hoạt động của cơ thể chúng ta. Hoạt động đó đảm bảo mối thống nhất giữa bộ não và toàn bộ cơ thể. Bộ não khỏe mạnh thì cơ thể khỏe mạnh và ngược lại.

Bệnh teo não, suy giảm trí nhớ và những khó khăn trong điều trị

Suy giảm trí nhớ hay sa sút trí tuệ là một khái niệm mô tả các triệu chứng liên quan làm giảm khả năng ghi nhớ, tư duy, phối hợp hành vi… khiến cho các hoạt động hàng ngày của cơ thể bị rối loạn. Trong đó, bệnh teo não, lú lẫn, mất trí nhớ chiếm đến 60% đến 80% các trường hợp.

Teo não, suy giảm trí nhớ là bệnh lý gây nên bởi sự thoái hóa, chết và gián đoạn sự dẫn truyền thần kinh giữa các synapse, nói rộng hơn là giữa các tế bào thần kinh, hậu quả là thông tin dẫn truyền từ trung khu tới các bộ phận chức năng bị gián đoạn, não bộ không hoàn thành được chức năng và nhiệm vụ của mình. Teo não, mất trí nhớ bắt nguồn từ nhiều nguyên nhân khác nhau như: chấn thương sọ não, đột quỵ nhồi máu làm gián đoạn đột ngột nguồn cung cấp máu trong não, bệnh alzheimer, bại não, sử dụng steroid thường xuyên hay người già mất trí nhớ, sa sút trí tuệ do xơ vữa mạch máu gây thiểu năng tuần hoàn não kéo dài… Đối tượng hay gặp là những người lớn tuổi, người bệnh sau tai biến, chấn thương não hoặc người thường xuyên làm việc trong môi trường căng thẳng, áp lực.

Teo não, suy giảm trí nhớ thường xảy ra ở lứa tuổi trên 50 tuổi hoặc già hơn. Tại Việt Nam, cứ 100 người từ 75 tuổi trở lên có đến 50 người đang mắc hội chứng sa sút trí tuệ. Con số này đang không ngừng gia tăng và trẻ hóa. Dấu hiệu sớm là các triệu chứng đãng trí, mau quên, giảm khả năng ghi nhớ, cụ thể hơn là quên các từ ngữ, quên tên gọi, quên vị trí để các đồ vật quen thuộc… Nặng hơn nữa là sự nhầm lẫn thường xuyên, mất dần trí nhớ nên khó chịu, cáu gắt, đau đầu, mất ngủ, giảm khả năng phối hợp động tác, hành vi. Cuối cùng mất hết ngôn ngữ, mất trí nhớ, quên cách ăn cơm, uống nước, vệ sinh cá nhân… tàn phế và tử vong. Bệnh không những gây suy giảm chất lượng cuộc sống của người cao tuổi mà nó còn là gánh nặng của gia đình và xã hội. Nhưng thật tiếc, hiện tại nền Y học hiện đại cũng chưa có phương pháp điều trị hiệu quả bệnh teo não, mất trí nhớ.

Để phòng ngừa bệnh teo não, suy giảm trí nhớ ta cần phải làm gì?

- Về chế độ ăn uống: cân đối dinh dưỡng là giải pháp ưu việt nhất bao gồm chế độ ăn giàu vi ta min và nhóm a xit béo omega3 có tác dụng chống lão hóa cho tế bào não, với mức dầu/mỡ với tỷ lệ hợp lý không quá 30% nhu cầu năng lượng hàng ngày. Các loại hoa quả sậm màu cung cấp nguồn carotene có tác dụng trẻ hóa tế bào, làm vững thành mạch. Đậu nành có chứa phitohormone hướng estrogen có tác dụng bảo vệ chống lại bệnh alzheimer, đặc biệt tốt cho phụ nữ sau mãn kinh. Rượu với lượng vừa phải (một đến hai ly nhỏ mỗi ngày) có tác dụng tốt bảo vệ não. Folate và vitamin B12 làm giảm nguy cơ alzheimer và bệnh tim mạch. Các loại rau quả, hạt nảy mầm cung cấp vitamin C, E chống sự giải phóng gốc tự do làm tổn thương tế bào.

- Thực hiện phong cách sống một cách lành mạnh: tham gia vào các hoạt động trí tuệ như đọc sách, chơi trò chơi hội đồng, hoàn thành câu đố ô chữ, chơi nhạc cụ, hoặc tương tác xã hội thường xuyên cho thấy giảm nguy cơ mắc bệnh alzheimer.

- Giữ chế độ sinh hoạt ổn định, điều độ: Sức khỏe của bộ não và sức khỏe của cơ thể chúng ta được kết nối với nhau. Vì vậy, những thay đổi tích cực của bản thân có thể thúc đẩy cơ hội chống lại bệnh teo não, suy giảm, mất trí nhớ. Dưới đây là những thói quen tốt giúp tăng cường sức mạnh cho não bộ:

+ Tập thể dục thường xuyên: hãy chúng ta hãy dành ít nhất 30 phút tập thể dục mỗi ngày. Chỉ riêng việc này đã cắt cơ hội mắc chứng suy giảm trí nhớ xuống một nửa;

+ Kích thích tâm trí: không để cho bộ não thụ động, lười suy nghĩ bằng việc tăng cường đọc sách, tìm hiểu những kiến thức mới, thụ hưởng các thành quả công nghệ như internet, máy tính, làm bài tập, ghi danh vào một số khóa học ngắn…;

+ Đảm bảo giấc ngủ chất lượng: Một giấc ngủ đủ và sâu giấc (7- 8 giờ mỗi đêm) có thể giúp phục hồi sự hưng phấn hoàn toàn để bộ não hoạt động tốt nhất. Ở những ai đang bị thiếu ngủ, nguy cơ phát triển các triệu chứng teo não, suy giảm hoặc mất trí nhớ luôn thường trực. Để có giấc ngủ ngon, trước khi đi ngủ nên thư giãn như tắm nước nóng, ăn nhẹ, đồng thời tắt ti vi, máy tính, điện thoại. Nên duy trì giấc ngủ trưa, tuy ngắn nhưng có giá trị phục hồi não rất tốt.

+ Duy trì đời sống xã hội tích cực: việc kết nối cộng đồng thông qua điện thoại, email, mạng xã hội tạo sự thoải mái tư tưởng, làm tăng cường nhận thức, xua tan cảm giác cô đơn…tác động rất tốt tới bộ não, duy trì trí nhớ và khả năng hưng phấn của não.

Cơ hội cho người mắc bệnh teo não, suy giảm trí nhớ ở Việt Nam

Thế giới cho đến nay chưa tìm được thuốc chữa khỏi teo não, suy giảm và mất trí nhớ nhưng ở nước ta, gần đây Viện Y học bản địa Việt Nam đã phát hiện ra cây Thông đất ở miền núi, còn được gọi là Thạch tùng thân gập (Hupezia Squarrosa (forst.) Trevis., Lycopodiaceae) có đáp ứng rất tốt với những bệnh nhân này. Hoạt chất chính của Thông đất Việt Nam là Huperzine A, chất này dễ dàng xuyên qua hàng rào máu não và tác động trực tiếp lên các tế bào thần kinh não bộ. Với công dụng tăng dẫn truyền thần kinh, bảo vệ, ngăn chặn sự thoái hóa  tế bào não, ngăn cản phát triển các tác nhân gây teo não giúp cải thiện đáng kể khả năng ghi nhớ, thiếu hụt nhận thức ở người cao tuổi, người bị teo não và sa sút trí tuệ.

Từ cây Thông đất và các dược liệu trong nước, Viện Y học bản địa Việt Nam đã nghiên cứu ra bài thuốc chữa teo não, suy giảm trí nhớ. Bài thuốc được Công ty TNHH Y Học Bản Địa Việt Nam bào chế thành dạng viên nén rất tiện dùng. Sản phẩm có tên là Neo - 19. Đây là sản phẩm tiên phong trên thị trường nước ta có đáp ứng tốt với bệnh nhân teo não, suy giảm trí nhớ.

 

PGS.TS Hoàng ToànThắng

Viện trưởng Viện Y học bản địa Việt Nam

Doctor SAMAN

[{"src":"\/resources\/upload\/images\/08.2016\/synapse1.png","thumb":"\/resources\/upload\/images\/08.2016\/synapse1.png","subHtml":""},{"src":"\/resources\/upload\/images\/08.2016\/synapse2.png","thumb":"\/resources\/upload\/images\/08.2016\/synapse2.png","subHtml":""}]